Hoạt lực tinh trùng của các đực giống HF (%)

Một phần của tài liệu đánh giá bò đực giống holstein friesian nuôi tại moncada thông qua số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất sữa của con cái (Trang 62 - 66)

A (Tất cả các lần lấy tinh) A (Các lần lấy tinh đạt tiêu chuẩn) SH

ĐG n Mean±SE Cv(%) Min Max

SH

ĐG n Mean±SE Min Max

Tỷ lệ ĐTC (%) 276 96 72,24d±0,41 5,6 50 80 276 93 72,63c±0,33 70 80 96,88 288 96 70,10cd±0,91 12,7 40 80 288 89 71,12b±0,24 70 80 92,71 286 96 69,06c±0,48 6,8 45 75 286 87 70,29a±0,13 70 75 90,63 284 96 67,29bc±0,77 11,2 35 70 284 81 70,00a±0,00 70 75 84,38 283 96 66,01b±1,16 17,2 30 75 283 83 70,12a±0,09 70 75 86,46 285 96 64,03ab±1,00 15,3 35 75 285 53 70,66ab±0,24 70 70 55,21 275 96 63,18a±1,08 16,7 20 70 275 45 70,00a±0,00 70 70 46,88 281 96 63,02a ±1,01 15,7 30 75 281 44 70,45ab±0,22 70 75 45,83 277 96 62,60ac ±1,32 20,7 10 70 277 56 70,00a±0,00 70 70 58,33 TB 864 66,39±0,32 14,2 - - - 631 70,69±0.08 - - 73,03

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

53

Kết quả nghiên cứu thu được trong bảng 3.2 cho thấy: Trung bình hoạt lực tinh trùng của tất cả các lần lấy của bò đực HF số hiệu 276 đạt cao nhất, đạt 72,24%, tiếp đến là bò đực số hiệu 288, 286, 284, 283, 285, 275, 281 và thấp nhất là bò đực số hiệu 277 đạt 62,60%. Mặt khác, sự dao động về hoạt lực tinh trùng của 9 bò đực HF là rất lớn: từ 10 đến 80%. Trong đó, hoạt lực tinh trùng của bò đực số hiệu 277 dao động lớn nhất (10-70%) và nhỏ nhất là bò đực 276, dao động từ 50 đến 80%. Điều này chứng tỏ rằng hoạt lực tinh trùng ở các lần khai thác tinh là không giống nhau, đồng thời hoạt lực tinh trùng bò phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bản thân bò đực, thời tiết, khí hậu, dinh dưỡng và trạng thái cơ thể bò đực lúc khai thác tinh. Sự dao động này phù hợp với nghiên cứu ở bò Belgian Blue của Hoflack và cs. (2008) tại Bỉ (dao động từ 5 đến 90%).

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và cs. (2004) công bố hoạt lực tinh trùng bình quân của bò đực giống HF lai đạt 61,77% ở bò đực giống F2-HF và 51,79% ở bò đực giống F3-HF. Phùng Thế Hải và cs. (2009), nghiên cứu trên bò đực giống HF trẻ sinh ra ở Việt Nam có hoạt lực tinh trùng bình quân đạt 60,28%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn vì các bò đực HF trong nghiên cứu này tất cả đều là các bò đực đã trưởng thành, cơ thể cũng như cơ quan sinh dục đã phát triển hoàn thiện cho nên chất lượng tinh trùng ổn định hơn nên hoạt lực tinh trùng cao hơn HF trẻ và HF lai.

Hiroshi Masuda (1992), nghiên cứu ở Nhật Bản, hoạt lực tinh trùng của bò đực là 60-90%. Theo Bajwa (1986), nghiên cứu trên bò thịt và bò sữa ở Pakistan, hoạt lực tinh trùng dao động từ 67% đến 70%. Theo Cheng Ruihe (1992), ở Trung Quốc, hoạt lực tinh trùng trong tinh dịch bò đực HF trong năm, tháng cao nhất là tháng 12 hoạt lực là 65,3±0,06% và tháng thấp nhất hoạt lực là 51±0,06%.

Theo Hoflack và cs. (2006), nghiên cứu tại Bỉ, hoạt lực tinh trùng của bò đực giống HF dao động từ 40 đến 95%. Khi so sánh kết quả nghiên cứu

54

của chúng tôi với một số kết quả nghiên ở nước ngoài thì thấy hoạt lực tinh trùng của bò đực HF trong nghiên cứu này thấp hơn không đáng kể so với kết quả nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu ở Nhật Bản, ở Bỉ, và ở Pakistan nhưng có phần cao hơn kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc. Điều này khẳng định kỹ thuật chăn nuôi bò đực giống để sản xuất tinh đông lạnh ở Việt Nam đã gần với những nước có ngành chăn nuôi phát triển. Nguyên nhân có thể là do thời tiết khí hậu ở Nhật Bản, ở Bỉ mát mẻ rất phù hợp với bò HF hơn ở Việt Nam, bởi vì bò HF là giống bò có nguồn gốc ôn đới nên chúng phù hợp hơn khi chăn nuôi ở những nước có khí hậu ôn đới so với các nước có khí hậu nhiệt đới.

Khi phân tích hoạt lực tinh trùng của các lần khai thác đạt tiêu chuẩn (A≥70%) của từng bò đực giống HF, kết quả trong bảng 3.2 cho thấy trung bình hoạt lực tinh trùng của các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn của bò đực giống số hiệu 276 là cao nhất bằng: 72,63%, tiếp đến là bò đực số 288, 285, 281, 286, 283 và thấp nhất là 03 bò đực số 284, 275, 277 đạt 70%.

Phạm Văn Tiềm và cs. (2009) nghiên cứu ở bò Brahman, hoạt lực tinh trùng trung bình các lần khai thác tinh đạt tiêu chuẩn là 70,2%, kết quả nghiên cứu của chúng tôi trên bò HF cao hơn (70,69%), có thể là do hoạt lực tinh trùng của bò HF ổn định và tốt hơn so với bò Brahman.

Qua kết quả nghiên cứu thu được trong bảng 3.2 thì tỷ lệ các lần khai thác tinh có hoạt lực tinh trùng đạt tiêu chuẩn cao nhất là bò đực số hiệu 276 đạt 96,88%, tiếp theo là bò đực số 288, 286, 283, 284, 277, 285, 275 và thấp nhất là bò đực 281, chỉ đạt 45,83%. Kết quả cho thấy tỷ lệ các lần khai thác tinh có hoạt lực tinh trùng đạt tiêu chuẩn của các bò đực HF lại rất khác nhau mặc dù các bò đực trong nghiên cứu của chúng tôi được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, khai thác tinh ...vv, trong cùng một điều kiện.

55

của một bò đực nào đó cao hơn bò đực khác thì chưa chắc đã cho tỷ lệ hoạt lực tinh trùng đạt tiêu chuẩn cao hơn. Bởi vì bò đực chịu tác động trực tiếp của môi trường, chủ yếu là các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng vv... Theo quy luật giới hạn sinh thái (Hà Văn Chiêu, 1999), mỗi loài hoặc mỗi cơ thể đều có một khoảng thích hợp của một yếu tố khí hậu nào đó. Nếu ngoài giới hạn thích hợp sẽ làm giảm khả năng sống của cơ thể và bị tác động cộng hưởng bởi các yếu tố môi trường. Việc tác động của môi trường đến sản xuất tinh dịch của con đực là rất phức tạp, khó xác định được nhân tố nào là quan trọng vào từng thời điểm nhất định. Cùng một giống, được nuôi trong cùng một điều kiện, lượng tinh dịch khác nhau rõ rệt. Thông qua sự ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm không khí, yếu tố mùa vụ biểu hiện khá rõ rệt. Ở các tháng mát mẻ, nhiệt độ không khí 18-200C và độ ẩm thích hợp là 83-86%, bò đực HF, bò Zebu đều thể hiện sức sản xuất tinh cao hơn. Vào các tháng nắng nóng nhiệt độ không khí trên 300C và độ ẩm quá cao trên 90%, hoặc thấp <40%, sức sản xuất tinh của bò đực giống giảm đi rõ rệt (Hà Văn Chiêu, 1999). Điều này cho thấy trong cùng một điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý và cùng một môi trường …vv, Đáp ứng với các điều kiện nói trên của mỗi bò đực giống là khác nhau, nên chúng cho chất lượng tinh khác nhau, vì vậy tỷ lệ hoạt lực tinh trùng đạt tiêu chuẩn của từng bò đực khác nhau, có những bò đực có số lần khai thác tinh có A≥70% rất cao, nhưng lại có bò đực lại cho số lần khai thác tinh có A≥70% rất thấp. Điều này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng cho các cơ sở nuôi bò đực giống để sản xuất tinh đông lạnh, tìm các biện pháp tác động kỹ thuật riêng, cho từng bò đực giống (chứ không phải cùng một biện pháp cho cả đàn) khi muốn nâng cao chất lượng tinh và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng, từ đó mang lại hiệu quả cao hơn trong nuôi bò đực giống sản xuất tinh đông lạnh.

56 3.3.1.3. Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch

Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch (C)là số lượng tế bào tinh trùng có trong một ml tinh dịch. Nồng độ tinh trùng phản ánh khả năng sinh tinh trong dịch hoàn của từng bò đực giống cao hay thấp, đồng thời nó còn phản ánh bộ phận ống sinh tinh trong dịch hoàn bò đực có bình thường hay không, nếu bò đực khỏe mạnh, không mắc bệnh, hai dịch hoàn phát triển bình thường, cân đối mà có nồng độ tinh trùng trong tinh dịch luôn thấp qua các lần khai thác tinh thì có thể các tế bào sinh tinh trong ống sinh tinh hoặc quá trình sinh tinh bị tổn thương thì những bò đực này nên thải loại.

Nồng độ tinh trùng trong tinh dịch có ảnh hưởng đến năng lực sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ của từng bò đực. Nồng độ tinh trùng phụ thuộc vào giống, cá thể, tuổi tác và điều kiện môi trường ...vv.

Nghiên cứu nồng độ tinh trùng trong tinh dịch của 9 bò đực giống HF chúng tôi thu được kết qủa như sau:

Một phần của tài liệu đánh giá bò đực giống holstein friesian nuôi tại moncada thông qua số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất sữa của con cái (Trang 62 - 66)