Sản lượng sữa chu kỳ đầu đàn con gái của từng đực giống HF

Một phần của tài liệu đánh giá bò đực giống holstein friesian nuôi tại moncada thông qua số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất sữa của con cái (Trang 96 - 138)

(kg/305 ngày)

SHĐG n Mean SE CV (%) Min Max

286 40 5687,0d 115,0 12,79 4343,0 6984,0 288 40 5386,0c 95,50 11,21 4322,6 6861,8 283 40 5384,0c 113,0 13,27 3923,0 6823,0 276 40 5306,0c 110,0 13,11 3913,0 6935,0 281 40 5132,6bc 97,5 0 12,01 3821,0 6472,0 285 40 5069,9b 95,80 11,95 3863,3 6465,7 284 40 4928,0b 162,0 20,79 2459,0 6945,0 275 40 4712,6ab 92,10 12,36 3592,1 6416,8 277 40 4463,6a 91,30 12,94 3467,0 5719,5 TB 360 5118,9 40,80 15,12 - -

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

87

Qua bảng 4.1 cho thấy, SLS chu kỳ 305 ngày của chu kỳ sữa đầu đàn con gái của bò đực giống mang số hiệu 286 là cao nhất, đạt 5.687kg/305 ngày, tiếp theo là đàn con gái của đực giống 288, 283, 276, 281, 285, 284, 275, và thấp nhất là đàn con gái của bò 277, chỉ đạt 4.463,6 kg sữa/305 ngày.

Theo kết quả nghiên cứu trên bò HF thuần nuôi tập trung ở Lâm Đồng của Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Phi Long (2008), công bố SLS đàn bò HF đạt 4.171,89 kg/ck1 305 ngày, nghiên cứu của Phạm Văn Giới và cs. (2010) công bố SLS của đàn bò HF nuôi tại Mộc châu và Tuyên Quang đạt 4.440,81kg/ck1 305 ngày. Các tác giả Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình (2005) cho biết SLS của bò HF thuần nhập từ Australia nuôi tại thành phố HCM chu kỳ một là 3.348 kg/ck và chu kỳ hai là 3.920 kg/ck.

SLS của bò HF nuôi tại Công ty giống bò sữa Đức Trọng-Lâm Đồng giai đoạn (1991-1993) là 3.946-4.483 kg/ck 305 ngày (Đinh Văn Cải, 2009); Phạm Thế Huệ và Trần Quang Hân (2003) cho biết, SLS bò HF nuôi tại Đắc Lắc là 3.165kg/ck; Tác giả Nguyễn Hữu Lương và cs. (2006) cho biết, SLS trung bình của đàn bò HF nhập từ Australia là 3.748 kg/ck.

Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình (2007) thông báo, SLS bò HF tại

Lâm Đồng từ: 3.300 kg/ck đến 5.127,14 kg/ck. Đỗ Kim Tuyên và Bùi Duy Minh (2004) cho biết, SLS trung bình của bò HF nuôi tại Mộc Châu giai đoạn (1998-2002) là 4.300- 4.600 kg/ck.

Theo Đinh Văn Cải (2003), bò HF thuần nhập từ Australia nuôi tại xí nghiệp bò An Phước-Đồng Nai có SLS trung bình lứa 4 là 4.296,2 kg/ck 305 ngày. Theo Lê Mai (2002), bò HF nuôi ở nông trường Đức Trọng có SLS là 2.699 kg/ck 1, 3.300kg/ck 2 , 3.299kg/ck 3 và 3.098kg/ck 4.

Khi so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của các tác giả nói trên, nghiên cứu tại Đồng Nai, Đắc Lắc và Thành phố HCM thì kết quả nghiên cứu này cao hơn, nguyên nhân là các bò cái trong nghiên cứu của các tác giả trên được nuôi tại những địa phương có nhiệt độ

88

trung bình hàng năm cao, cho nên bò bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ không khí cao trong môi trường là rất lớn. Mặt khác các kết quả nghiên cứu trên bò HF cũng tại hai khu vực Mộc Châu và Lâm Đồng những năm trước thì thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Nguyên nhân những năm gần đây số lượng bò cái HF chăn nuôi ở hai khu vực nói trên đã được tuyển chọn tốt hơn đồng thời số lượng bò HF nhập khẩu về nhiều hơn, nên chất lượng con giống tốt hơn. Một điều nữa là do giá bán sữa tươi những năm gần đây cao hơn, ổn định hơn nên thức ăn sử dụng cho đàn bò đã được người chăn nuôi quan tâm đầu tư tốt hơn, đặc biệt lượng cỏ bộ đậu (Alfalfa) đã được nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Australia về sử dụng cho đàn bò, đồng thời kỹ thuật phối trộn thức ăn TMR (Totol mixed ration) đã được ứng dụng trong nuôi bò sữa, nên về chất lượng thức ăn sử dụng cho đàn bò những năm gần đây cao hơn trước rất nhiều, chính vì vậy năng suất sữa của bò cao hơn.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hoài Phú (2007) cho biết, SLS của bò HF nuôi tại Mộc Châu là 5.163 kg/ck; Nguyen Van Thuong và cs. (2008) thông báo, SLS của bò HF nuôi tại Mộc Châu là 5.203±3,48 kg/ck. Như vậy, kết quả nghiên cứu mà chúng tôi thu được trên đàn bò tại Mộc Châu và Đức Trọng thấp hơn, nhưng không đáng kể. Mặt khác kết quả của chúng tôi là kết quả của chu kỳ thứ nhất, còn kết quả của Nguyễn Hữu Hoài Phú và Nguyễn Văn Thưởng là trung bình trên nhiều lứa nên cao hơn kết quả này.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vang và cs. (2006) cho biết, SLS trung bình của đàn HF nhập từ Hoa Kỳ nuôi tại Mộc Châu là 5.788 kg/ck1, Đức Trọng đạt 5.175 kg/ck1, nuôi ở Ba Vì đạt 4.175 kg/ck1. So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vang và cs. (2006) cho thấy, kết quả này thấp hơn. Nguyên nhân là đàn bò cái HF trong nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vang và cs. (2006) là đàn bò được chọn lọc kỹ càng từ Hoa Kỳ nhập về Việt Nam (Hoa Kỳ là nước có ngành chăn nuôi bò sữa tiên tiến và rất phát triển có bình quân SLS toàn đàn bò

89

HF/chu kỳ trên 10.000 kg) nên chất lượng giống cao hơn đàn bò trong nghiên cứu của chúng tôi dẫn đến SLS/ck1 cao hơn. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vang và cs. (2006), đàn bò HF nhập từ Hoa Kỳ nhưng nuôi ở khu vực Ba Vì thì kết quả thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi mặc dù tại Ba Vì người chăn nuôi đều có kỹ thuật cao, thức ăn được quan tâm, nhưng thời tiết khí hậu tại Ba Vì nóng hơn nhiều so với Mộc Châu và Đức Trọng nên bò nuôi ở Ba Vì bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường cao, bò có thể bị Stress nhiệt nên SLS không cao. Điều này cho thấy nhiệt độ môi trường cao có ảnh hưởng không nhỏ tới SLS của bò, nên nuôi bò HF thuần ở những vùng có nhiệt độ môi trường cao - chi phí chăn nuôi lớn từ đó hiệu quả chăn nuôi không cao. Điều này có một ý nghĩa thực tiễn cho các nhà quy hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa HF. Nên quy hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa HF thuần tại các vùng có khí hậu mát mẻ, còn những vùng khí hậu nóng hơn nên phát triển bò lai HF.

Kết quả nghiên cứu về SLS của đàn bò HF nuôi ở Kenya là 4.557 kg/ck (Ojango và Pollott, 2001), ở Bắc Kinh-Trung Quốc là 8.500 kg/ck (Chen và cs., 2006); ở Canada đạt 12.000 kg/ck (Canwest, 2006). Tại Australia, bình quân SLS của đàn bò HF là 7.080 kg/ck 305 ngày (ICAR, 2010) đàn HF tại Newzeland năm 2010 đạt 5.600,14 kg/ck 305 ngày (ICAR, 2010). Đàn bò HF nuôi tại Hoa Kỳ được công bố năm 2010 là 10.517 kg/ck 305 ngày (ICAR, 2010).

Như vậy, kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cao hơn ở Kenya có thể do Kenya là một nước ở châu Phi có nhiệt độ môi trường cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường tại Mộc Châu và Đức Trọng, nên đàn bò bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường cao dẫn tới cho SLS thấp hơn. Song, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu tại Bắc Kinh-Trung Quốc, Canada, Newzeland, Hoa Kỳ và Australia, nguyên nhân là các nước trên đều là những nước có ngành chăn nuôi bò sữa phát triển, công tác tạo, chọn giống được thực hiện từ lâu nên đàn bò sữa HF có chất lượng tốt hơn đàn bò HF nuôi tại Việt Nam. Hơn nữa, các nước nói trên là những nước có thời tiết khí

90

hậu môi trường mát mẻ hơn so với Việt Nam nên phù hợp với bò sữa HF hơn dẫn tới SLS cao hơn.

Kết quả nghiên cứu về SLS đàn con gái của tất cả 9 bò đực HF trong

chu kỳ sữa thứ nhất đạt 5.118,9 kg/ck, con cao nhất đạt 5.687,0kg/ck, con thấp nhất cũng đạt 4.463,6kg/ck. Nhìn chung, đàn con gái của 9 bò đực giống HF trong nghiên cứu này đều cho trung bình SLS/ck cao, đặc biệt là đàn con gái của bò đực số 286, 288, 283, 276, 281 đều cao hơn trung bình toàn đàn con gái của tất cả 9 bò đực HF.

Theo Nguyễn Văn Thưởng (1995), bò sữa có thể cho SLS cao nhất từ chu kỳ thứ 4 đến chu kỳ thứ 6. Ở những chu kỳ này, SLS tăng khoảng 40- 50% so với SLS chu kỳ 1. Sau đó, SLS giảm dần và sẽ giảm rất nhanh nếu bò không được cho ăn và chăm sóc đầy đủ.

Trong nghiên cứu này của chúng tôi, SLS chỉ mới được xác định ở chu kỳ thứ nhất, nên ở những chu kỳ 2, 3, 4..., đàn con gái của từng bò đực giống chắc chắn cho SLS cao hơn, có thể cao hơn 40-50% so với chu kỳ thứ nhất. Như vậy, SLS trung bình có thể đạt 7.678,1 kg/ck, đặc biệt ở đàn con gái của bò đực 286 có thể đạt 8.517 kg/ck, nếu như điều kiện chăn nuôi đáp ứng cho chúng được đảm bảo tốt.

Vì vậy, vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng tốt để bò duy trì và kéo dài thời gian sản xuất sữa cần được hết sức chú trọng nếu người chăn nuôi bò sữa muốn phát huy tối đa tiềm năng của đực giống.

4.3.1.2. Sản lượng sữa tiêu chuẩn chu kỳ đầu của đàn bò còn gái của từng đực giống HF

Sữa tiêu chuẩn là sữa có tỷ lệ mỡ sữa bằng 4%. SLS tiêu chuẩn của mỗi bò con gái sản xuất ra được là chỉ tiêu rất quan trọng trong việc phản ánh tiềm năng cho sữa và chất lượng sữa của mỗi bò đực bố. Qua nghiên cứu về SLS tiêu chuẩn của đàn con gái của 9 bò đực giống HF, chúng tôi thu được kết quả thể hiện trong bảng 4.2.

91

Qua kết quả nghiên cứu về SLS tiêu chuẩn của đàn con gái của từng bò đực giống thấy rằng, SLS tiêu chuẩn chu kỳ 305 ngày của lứa sữa đầu đàn con gái của bò đực giống mang số hiệu 286 là cao nhất, đạt 5.262,1kg/ck, tiếp theo là đàn con gái của đực giống 283, 288, 276, 281, 285, 284, 275 và thấp nhất là đàn con gái của bò đực 277, chỉ đạt 4.251,1 kg/ck.

Một điều thú vị ở đây là khả năng sản xuất sữa ở đàn con gái bò đực 288 xếp thứ 2 và xếp trên đàn con gái của bò đực 283, nhưng khi quy đổi thành sữa tiêu chuẩn 4% mỡ sữa thì khả năng sản xuất sữa tiêu chuẩn của đàn con gái bò đực 283 lại cao hơn bò đực số 288. Điều này cho thấy khả năng sản xuất sữa tiêu chuẩn của đàn con gái của bò đực giống là một chỉ tiêu rất quan trọng trọng việc đánh giá, phân loại một cách toàn diện tiềm năng về sản xuất sữa của bò đực giống sữa.

Bảng 4.2: Sản lượng sữa tiêu chuẩn (4% mỡ)/chu kỳ đầu đàn con gái của từng đực giống HF

SHĐG n Mean SE Cv(%) Min Max

286 40 5262,1d 92,6 11,13 4160,6 6250,4 283 40 5013,6c 93,2 11,76 3805,3 6163,7 288 40 5010,5c 78,7 9,93 4141,0 6141,3 276 40 4934,0c 89,8 11,51 3796,0 6207,3 281 40 4797,2bc 82,3 10,85 3706,4 5889,5 285 40 4750,5bc 79,0 10,52 3747,4 5883,8 284 40 4618,0b 135 18,49 2437,0 6216,0 275 40 4451,4ab 75,5 10,73 3484,3 5839,3 277 40 4251,1a 76,5 11,38 3363,0 5290,5 TB 360 4787,6 33,8 13,41 - -

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

92

Trung bình SLS tiêu chuẩn đàn con gái của chín bò đực HF trong nghiên cứu của chúng tôi đạt 4.787,6 kg/ck, cao hơn sữa thường trong kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Giới và cs. (2010), Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Phi Long (2008) và các tác giả khác đã nghiên cứu tại Đồng Nai, Đắc Lắc, thành phố HCM và một số tác giả khác, nhưng thấp hơn so với các tác giả nghiên cứu trên đàn bò HF nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

4.3.2. Chất lượng sữa

Để đánh giá một cách toàn diện về khả năng sản xuất sữa của đàn bò HF, ngoài yếu tố về SLS, chúng ta cần xem xét về thành phần và chất lượng sữa của đàn bò. Thông thường, để đánh giá chất lượng sữa, người ta quan tâm đến nhiều yếu tố khác nhau, ngoài các yếu tố về cảm quan như màu sắc, mùi vị, tỷ trọng, độ chua, ... người ta thường dựa vào các thành phần có trong sữa như: Lipit, Protein, lactoza, khoáng, vitamin, ... trong đó hai thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất là Lipit và Protein. Xét về thành phần giữa sữa đầu và sữa thường có sự chênh lệch nhau rất lớn, thành phần các chất trong sữa đầu lớn hơn nhiều lần trong sữa thường đặc biệt là tỷ lệ Mỡ, Protein và kháng thể. Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi chỉ tiến hành phân tích hai thành phần quan trọng về chất lượng sữa là tỷ lệ mỡ và tỷ lệ protein trong sữa.

4.3.2.1. Tỷ lệ mỡ sữa chu kỳ sữa đầu đàn con gái của từng đực giống HF

Mỡ sữa là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng sữa và được tính bằng tỷ lệ phần trăm. Theo quy luật về khả năng sản xuất sữa của bò sữa, SLS càng tăng lên cao thì tỷ lệ mỡ sữa càng giảm. Qua nghiên cứu chúng tôi thu được kết quả về tỷ lệ mỡ sữa đàn bò con gái của các bò đực giống HF như sau:

93

Bảng 4.3: Tỷ lệ mỡ sữa chu kỳ sữa đầu đàn con gái của từng đực giống HF

SHĐG n Mean SE Cv(%) Min Max

277 40 3,69c 0,015 2,57 3,50 3,80 275 40 3,64bc 0,017 2,95 3,40 3,80 284 40 3,61b 0,025 4,38 3,30 3,94 285 40 3,59b 0,017 5,11 3,40 3,80 281 40 3,57ab 0,017 6,02 3,40 3,80 283 40 3,55ab 0,018 6,95 3,35 3,80 276 40 3,55ab 0,020 7,83 3,30 3,80 288 40 3,54ab 0,017 8,75 3,30 3,72 286 40 3,51a 0,019 9,73 3,30 3,72 TB 360 3,59 0,013 6,87 - -

Ghi chú: Các giá trị Mean nếu có các chữ cái nhỏ ở góc phải phía trên khác nhau thì sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa về thống kê (p<0,05).

Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình (2007) công bố, tỷ lệ mỡ sữa đàn bò HF ở Lâm Đồng là 3,47%. Đỗ Kim Tuyên và Bùi Duy Minh (2004) cho biết, tỷ lệ mỡ sữa của bò HF thuần nuôi tại Mộc Châu (1998-2002) là 3,28-3,39%. Nguyễn Văn Kiệm (2000), nghiên cứu ở đàn bò HF nuôi tại Mộc Châu cho kết quả về tỷ lệ mỡ sữa là 3,32%. Theo Nguyễn Hữu Lương và cs. (2006), tỷ lệ mỡ sữa của bò HF nhập từ Australia nuôi tại Mộc Châu (2002-2005) là 2,8%.

Nguyễn Đăng Vang và cs. (2006) nghiên cứu trên đàn bò HF nhập từ Hoa Kỳ nuôi tại Mộc Châu (giai đoạn 2001-2006) có tỷ lệ mỡ sữa là 3,03±0,76%. Tại Lâm Đồng, tỷ lệ mỡ sữa là 3,41±0,85%. Theo điều tra của Trần Quang Hạnh (2010), bò HF nuôi tại Lâm Đồng có tỷ lệ mỡ sữa lứa 1 là 3,32±0,03%, tăng dần đạt cao nhất ở lứa 4 là 3,84±0,05%.

So sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của các tác giả đã công bố ở trên thì kết quả nghiên cứu này cao hơn. Nguyên nhân có thể là ngoài yếu tố di truyền của bản thân từng bò cái, chất lượng

94

thức ăn cũng ảnh hưởng đáng kể tới tỷ lệ mỡ sữa. Những năm gần đây, do giá thu mua sữa tại nước ta tăng cao và ổn định hơn so với trước nên việc quan tâm đầu tư cải tiến con giống cũng như nâng cao chất lượng thức ăn cho đàn bò đã được người chăn nuôi quan tâm đầu tư. Vì thế, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được cao hơn.

Kết quả này tương đương với Ngô Thành Vinh và cs. (2005) cho biết,

bò HF nuôi tại Ba Vì có tỷ lệ mỡ sữa 3,59%; Trần Quang Hạnh (2010) công bố, sữa của bò HF nuôi tại Lâm Đồng có tỷ lệ mỡ 3,57±0,03%.

Theo Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình (2005), bò HF thuần nuôi tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ mỡ sữa là 3,93%. Theo Nguyễn Đăng Khôi (2003), sữa của bò HF nuôi tại Sơn Dương Tuyên Quang có hàm lượng mỡ sữa là 3,91±0,24%. Phạm Văn Giới và cs. (2006), công bố tỷ lệ mỡ sữa đàn bò HF ở Việt Nam dao động từ 3,74% đến 3,80%. Tỷ lệ mỡ sữa

Một phần của tài liệu đánh giá bò đực giống holstein friesian nuôi tại moncada thông qua số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất sữa của con cái (Trang 96 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)