Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá bò đực giống holstein friesian nuôi tại moncada thông qua số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất sữa của con cái (Trang 56 - 58)

3.2.4.1. Phương pháp sử dụng để đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch a. Lượng xuất tinh:

Bằng quan sát trên ống đong có chia vạch ml.

b. Nồng độ tinh trùng: Bằng máy so màu Photomaster SDM5 của hãng MINITUB bằng cách dùng pipét hút 0,2ml tinh dịch pha loãng trong 4ml nước muối sinh lý 0,9%, lắc nhẹ cho đều và đưa vào máy Photometer SDM5 và đọc chỉ số hiện trên máy.

c. Hoạt lực tinh trùng: Đánh giá bằng kính hiển vi có kết nối với màn hình, lấy 0,1ml tinh tươi + 0,9ml nước sinh lý 0,9 %, rồi nhỏ lên lam kính, đậy la men lên sau đó đưa lên kính hiển vi có gắn Camera phóng đại 100 lần và đánh giá hoạt lực theo thang điểm 10 của Milovanov, cụ thể như sau:

A(điểm) 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0

A(%) 5-15 16-25 26-35 36-45 46-55 56-65 66-75 76-85 86-95 96-100

d. pH tinh dịch: Phương pháp so mầu: Đo pH tinh dịch bằng giấy đo pH của hãng Merck-Đức.

e. Tỷ lệ tinh trùng sống: Theo phương pháp của Milovanov, nhỏ 1 giọt tinh dịch lên lam kính lõm + 2 giọt Eosin 5%, đảo nhẹ rồi sau đó nhỏ 4 giọt Nogrosin 10%. Đảo nhẹ nhàng, để ấm 37oC trong 30 giây. Lấy 1 giọt phết kính dàn mỏng đều đưa lên kính hiển vi với độ phóng đại 400 lần đếm tổng số 500 tinh trùng rồi tính tỷ lệ%, bằng phép số học thông thường.

Số tinh trùng sống

47

f. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K): Bằng phương pháp nhuộm xanh methylen 5% khoảng 5-7 phút hoặc đỏ Fucsin 5% khoảng 5-7 phút và đếm tinh trùng kỳ hình và tinh trùng bình thường trên kính hiển vi 500 tinh trùng rồi tính toán bằng phép tính số học thông thường.

Số lượng tinh trùng kỳ hình

K (%) = 500 x 100

g. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng/lần khai thác (VAC: tỷ/lần khai thác): Bằng tích của V, A và C.

h. Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng đạt tiêu chuẩn sản xuất/năm (VAC hữu ích), xác định bằng phương pháp ghi chép và số học thông thường.

3.2.4.2. Phương pháp sử dụng cho sản xuất tinh đông lạnh

Tinh đông lạnh cọng rạ được sản suất bằng máy móc và thiết bị theo quy trình kỹ thuật của hãng Minitub Cộng hòa liên bang Đức.

3.2.4.3. Phương pháp sử dụng để đánh giá chất lượng tinh đông lạnh và khả năng sản xuất tinh đông lạnh

a. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (Asgđ %)

Lấy ngẫu nhiên 1-2 liều tinh đông lạnh cọng rạ giải đông ở nước ấm nhiệt độ 370C, thời gian 30 giây theo từng ngày sản xuất của từng bò đực để đánh giá sức hoạt động sau đông lạnh của lô sản xuất đó bằng kính hiển vi có kết nối với màn hình (Tương tự như đánh giá hoạt lực tinh tươi sau khi khai thác tinh). Nếu hoạt lực sau giải đông đạt A ≥ 40% thì lô ngày sản xuất của đực giống đó đạt tiêu chuẩn và ngược lại.

b. Khả năng sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ/con/năm

Khả năng sản xuất tinh đông lạnh cọng rạ/con/năm được xác định bằng phương pháp ghi chép và tính số học thông thường. Tiêu chuẩn sản xuất tinh bò đông lạnh được áp dụng theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT,

48

2003 cụ thể:

- Lượng xuất tinh V ≥ 3ml.

- Hoạt lực tinh trùng sau khi khai thác A ≥70%.

- Nồng độ tinh trùng ≥800.000.000/ml

- Thể tích cọng rạ 0,25ml.

- Tổng số tinh trùng hoạt động tiến thẳng trước đông lạnh/cọng rạ là 25 triệu tinh trùng.

- Hoạt lực tinh trùng sau giải đông (Asgđ) ≥40%.

3.2.4.4. Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ thụ thai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sử dụng 1.080 liều tinh đông lạnh đạt tiêu chuẩn (hoạt lực sau giải đông ≥40%) của 9 bò đực giống HF, phân đều cho 2 khu vực chăn nuôi và phối giống bằng TTNT cho đàn bò cái HF động dục (mỗi bò đực sử dụng 120 liều tinh đông lạnh cọng rạ).

- Kỹ thuật viên là những người đã làm công tác TTNT bò tại cơ sở đều được đào tạo cơ bản và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm.

- Kiểm tra kết quả phối giống lần một có chửa bằng phương pháp khám thai qua trực tràng ở ngày 90 sau phối giống. Xác định tỷ lệ phối giống theo công thức:

Số bò cái có chửa Tỷ lệ phối có chửa (%) =

Tổng số bò cái phối lần một x 100

Một phần của tài liệu đánh giá bò đực giống holstein friesian nuôi tại moncada thông qua số lượng, chất lượng tinh dịch và khả năng sản xuất sữa của con cái (Trang 56 - 58)