Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính tại ngân hàng TMCP đông á trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72 - 74)

Xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và sự nới lỏng các quy định pháp lý về TC - NH là nguyên nhân chính thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của các tập đoàn TC - NH (TC - NH). Khi phát triển đến mức độ nhất định và do nhu cầu của nền kinh tế, các ngân hàng, công ty bảo hiểm hay công ty chứng khoán đều vươn ra hoạt động đa năng và hướng ra toàn cầu thông qua những hình thức khác nhau như liên kết, hợp nhất, sáp nhập, thành lập các công ty trực thuộc. Mục tiêu của việc hình thành tập đoàn TC - NH là mở rộng quy mô hoạt động và đổi mới công nghệ, giảm chi phí để có thể tồn tại trong cạnh tranh, từ đó đem lại lợi nhuận tối đa cho tập đoàn.

Sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO, các tổ chức tín dụng nước ngoài như: Văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh hoặc ngân hàng 100% vốn nước ngoài; các công ty cho thuê tài chính… đã và đang xúc tiến mạnh mẽ các hoạt động kinh doanh trên thị trường Việt Nam. Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh truyền thống trước đây, các ngân hàng thương mại trong nước sẽ phải đương đầu với các định chế tài chính khác như các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty tài chính, tổ chức phi ngân hàng khác… Chúng ta sẽ cạnh tranh thế nào trong khu vực và ngay trên sân nhà khi hội nhập tài chính đang “gõ cửa” từng địa phương, từng doanh nghiệp, từng gia đình với hệ thống tài chính hoàn toàn thiếu vắng những tập đoàn TC - NH ngay cả có quy mô nhỏ?

Việc thành lập các ngân hàng, hay tổ chức ngân hàng trong tập đoàn kinh tế là hoàn toàn có thể và sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh không chỉ trong nước và khu

vực. Và một trong những nguyên nhân thúc đẩy thành lập tập đoàn TC - NH chính là yêu cầu quản lý rủi ro và hạn chế thấp nhất rủi ro.

Để có thể đứng vững trong hội nhập và trưởng thành trong xu hướng phát triển kinh tế cả nước, Ngân hàng Đông Á sẽ phát triển theo hướng trở thành tập đoàn tài chính, kinh doanh với nhiều hình thức khác nhau.

Đáng chú ý, trong mô hình tập đoàn tài chính mà lãnh đạo ngân hàng Đông Á đưa ra có triển khai việc thành lập thêm các đơn vị như: Công ty bảo hiểm nhân thọ, Công ty Quản lý quỹ đầu tư, Công ty quản lý vốn đầu tư bất động sản, Công ty thẻ, Công ty chuyển mạch thẻ quốc gia, Trung tâm dịch vụ tin học ngân hàng,…

Hiện nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn rất non trẻ, tiềm năng tăng trưởng lớn với mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 20%. Để đáp ứng yêu cầu của thị trường và để chuẩn bị cho tương lai, ngân hàng Đông Á có thể đầu tư vốn vào một số doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, ký kết thỏa ước với một số công ty bảo hiểm để tiến hành bán chéo các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ qua mạng lưới giao dịch của mình.

Thêm nữa, trong bối cảnh cải cách, đổi mới doanh nghiệp và cổ phần hóa hiện nay, tiềm năng và cơ hội kinh doanh quản lý quỹ và đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp cổ phần hóa là rất lớn. Hiện tiềm năng về vốn của công chúng đầu tư trong và ngoài nước rất lớn, cơ hội đầu tư sẵn có, số lượng các trung gian cung cấp dịch vụ đầu tư - đặc biệt là các công ty quản lý quỹ cũng như các quỹ đã có nhiều, tuy nhiên, chỉ có một số ít công ty hoạt động thực sự hiệu quả.

Ngân hàng Đông Á đang có lợi thế lớn trong việc tiếp cận, cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói bao gồm cả việc đầu tư trực tiếp dưới dạng tham gia vốn vào các doanh nghiệp đang trong quá trình cổ phần hóa. Nhận thức được thời cơ kinh doanh, ngân hàng đã thành lập và đang trong quá trình hoàn thiện Công ty quản lý quỹ chứng khoán Đông Á. Kinh doanh quản lý quỹ đầu tư sẽ tạo cho Ngân hàng Đông Á khả năng hoàn thiện danh mục sản phẩm của mình, cung cấp được cho khách hàng mọi sản phẩm, dịch vụ tài chính, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập và cạnh tranh trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tập đoàn tài chính tại ngân hàng TMCP đông á trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72 - 74)