Trong mục này, các nội dung nghiên cứu chính của Chương trình được nhóm theo từng mục tiêu liệt và được kê trong bảng tổng kết dưới đây. Tên của các cơ quan thực hiện chính được liệt kê kèm theo từng nội dung thực hiện.
Mục tiêu A. Tổ chức các hoạt động thực tiễn và xây dựng các chính sách có hiệu quả nhằm giảm nhẹ thiệt hại do động đất gây ra đối với cộng đồng đô thị và thúc đẩy việc triển khai thực hiện chúng.
A1. Cung cấp thông tin về độ nguy hiểm động đất và các biện pháp giảm nhẹ thiệt hại do động đất cho những người có thẩm quyền ra quyết định và cho đông đảo quần chúng nhân dân.
A2. Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghiên cứu động đất.
Mục tiêu và nhiệm vụ
Nội dung công việc Cơ quan thực hiện chính
A1 Phổ biến các tài liệu chính thức của Chương trình và tư vấn kỹ thuật cho những người có thẩm quyền ra quyết định
Viện VLĐC Các cơ quan phối hợp
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp thành phố 2010-2012, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
và cộng đồng về các biện pháp giảm thiểu thiệt hại do động đất
A2 Hỗ trợ chương trình đào tạo sinh viên
trong các trường Đại học Viện VLĐC Các cơ quan phối hợp
A2 Tổ chức các khoá đào tạo cho chuyên gia và giáo dục cộng đồng
Viện VLĐC Các cơ quan phối hợp
Mục tiêu B. Hoàn thiện kỹ thuật giảm thiểu thiệt hại do động đất cho các hệ thống chịu tải trọng động đất.
B1. Nâng cao kiến thức về giảm nhẹ thiệt hại do động đất và chất lượng các ứng dụng thực tiễn.
B2. Hỗ trợ những nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chuẩn, các quy phạm kháng chấn và nâng cấp các ứng dụng về thiết kế và xây dựng công trình.
Mục tiêu và nhiệm vụ
Nội dung công việc Cơ quan thực hiện chính
B1 Mở rộng phạm vi ứng dụng của các nghiên cứu chuyên đề để hỗ trợ cho một thế hệ mới các quy phạm và tiêu chuẩn xây dựng.
Các cơ quan phối hợp
B2 Duy trì các tài liệu hướng dẫn của Chương trình cho các công trình xây dựng mới và hiện tại.
Các cơ quan phối hợp
B2 Cập nhật và sửa đổi định kỳ các quy phạm và tiêu chuẩn thiết kế trong xây dựng nhà cửa
Các cơ quan phối hợp
B2 Nâng cao hiệu quả phối hợp khảo sát sau
động đất Viện VLĐC Các cơ quan
phối hợp B2 Xây dựng các thông báo và cơ sở dữ liệu
tổng hợp sau động đất của Chương trình Viện VLĐC
Mục tiêu C. Hoàn thiện các phương pháp xác định độ nguy hiểm địa chấn, đánh giá độ rủi ro địa chấn và việc sử dụng chúng.
C1. Cung cấp các thông tin nhanh và xác thực về động đất và thiệt hại do động đất gây ra.
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp thành phố 2010-2012, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
C2. Hoàn thiện các kết quả đánh giá và vẽ bản đồ các đặc trưng của độ nguy hiểm động đất.
C3. Hỗ trợ việc xây dựng và sử dụng các công cụ đánh giá rủi ro và ước lượng thiệt hại.
Mục tiêu và nhiệm vụ
Nội dung công việc Cơ quan thực hiện chính
C1 Vận hành và nâng cấp mạng lưới quan trắc ở phạm vi thành phố Hồ Chí Minh và lân cận.
Viện VLĐC
C2 Cập nhật, hiệu chỉnh và xuất bản tập bản đồ độ nguy hiểm động đất cho lãnh thổ Việt nam và khu vực Biển Đông. Kết hợp cả các số liệu thực và các phương pháp xác suất trong việc thành lập bản đồ.
Viện VLĐC
C2 Xây dựng tập bản đồ độ nguy hiểm động đất cho các quận và thành phố Hồ Chí Minh
Viện VLĐC
C3 Hoàn thiện phần mềm ArcRisk cho toàn bộ thành phố Hồ Chí Minh và cung cấp tài liệu hướng dẫn
Viện VLĐC
C3 Hỗ trợ việc xây dựng các tiêu chuẩn thu
thập và quản lý dữ liệu Viện VLĐC Các cơ quan phối hợp
C3 Hoàn thiện các mô hình động đất của ArRisk để hội nhập các kết quả nghiên cứu mới với việc cập nhật cơ sở dữ liệu và kiểm chứng các số liệu sau động đất
Viện VLĐC Các cơ quan phối hợp
Mục tiêu D. Nâng cao sự hiểu biết về động đất và những tác động của chúng.
D1. Nâng cấp hệ thống quan trắc động đất và các quá trình phát sinh động đất.
D2. Nâng cao kiến thức về sự phát sinh động đất và tiềm năng động đất. D3. Hoàn thiện quy trình đánh giá độ nguy hiểm động đất và xây dựng các kịch bản động đất hiện thực phục vụ quy hoạch.
D4. Nâng cao kiến thức cơ bản về hiệu ứng động đất.
D5. Bổ túc các kiến thức chuyên sâu về địa chấn công trình và môi trường xây dựng.
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp thành phố 2010-2012, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
D6. Bổ túc các kiến thức chuyên sâu về tác động kinh tế-xã hội của động đất.
Mục tiêu và nhiệm vụ
Nội dung công việc Cơ quan thực hiện chính
D1 Mở rộng việc quan trắc biến dạng vỏ Trái
Đất bằng hệ thống định vị toàn cầu (GPS) Viện VLĐC D2 Tiến hành các nghiên cứu về Khoa học
Trái Đất có liên quan tới tiềm năng và sự phát sinh động đất
Viện VLĐC
D3 Xây dựng các động đất kịch bản và nâng cấp các công cụ tính toán rủi ro và ước lượng thiệt hại do động đất đô thị, có hiệu chỉnh trên cơ sở các số liệu khảo sát kết cấu nhà cửa.
Viện VLĐC
D4 Hoàn thiện các phương pháp dự báo và đánh giá rung động nền và sự phá huỷ kết cấu. Đánh giá hiệu ứng phản ứng phi tuyến của nền đất tại các khu vực đô thị, có hiệu chỉnh trên cơ sở các số liệu khảo sát sau động đất.
Viện VLĐC Các cơ quan phối hợp
D4 Xây dựng phương pháp kỹ thuật ước lượng biến dạng nền do trượt lở nền và hoá lỏng nền
Viện VLĐC
D5 Nâng cao kiến thức về các đặc trưng của cấu trúc và phản ứng của hệ thống công trình xây dựng
Các cơ quan phối hợp
D5 Bổ túc các kiến thức chuyên sâu về địa
chấn công trình và môi trường xây dựng Các cơ quan phối hợp D6 Hỗ trợ các nghiên cứu đa ngành về địa
chấn công trình, khoa học tự nhiên và kinh tế-xã hội.
Các cơ quan phối hợp
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp thành phố 2010-2012, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đề tài đã đạt được một số kết quả chính sau đây:
1. Để phục vụ cho các mục đích chuyên môn của đề tài, hai cơ sở dữ liệu GIS đã được thành lập là cơ sở dữ liệu 5 quận chứa các dữ liệu đầu vào và cơ sở dữ liệu Kịch bản chứa các kết quả đầu ra của đề tài. Các cơ sở dữ liệu của đề tài được xây dựng trên cơ sở áp dụng các công nghệ tin học và GIS, được chuẩn hoá ở mức độ cao, có thể phục vụ trực tiếp cho các nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm và độ rủi ro động đất cho thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đã tiến hành khảo sát, đo đạc hiện trường để bổ sung các số liệu địa vật lý, địa chất công trình – địa chất thủy văn và đối sánh các số liệu nhà cửa cho khu vực nghiên cứu bao gồm các quận 4, 7 và huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đã tiến hành đánh giá chi tiết độ nguy hiểm động đất cho toàn bộ thành phố Hồ Chí Minh và đánh giá chi tiết khả năng rung động nền đất tại các quận 4, 7 và huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh bằng cả hai phương pháp xác suất và tất định. Các kết quả định lượng về khả năng rung động nền tính bằng phương pháp xác suất được thể hiện dưới dạng tập bản đồ gia tốc cực đại nền (PGA) và phổ gia tốc nền (SA) dự báo cho các chu kỳ thời gian khác nhau và chu kỳ dao động khác nhau. Các giá trị PGA của các bản đồ dao động trong các khoảng từ 5% g đến 11%g (cho chu kỳ 500 năm) và từ 8% gal đến 14%g (cho chu kỳ 1000 năm). Các kết quả cũng cho thấy phổ gia tốc nền cực đại tại khu vực các quận 4, 7 và huyện Nhà Bè với chu kỳ dao động T=0.3 lớn hơn chu kỳ T=1.0 và có giá trị cực đại là 37% gal ứng với chu kỳ lặp lại 1000 năm. Các giá trị thông số rung động nền được hiệu chỉnh theo từng loại nền chuẩn, đồng thời các đường cong phổ tác động được xây dựng cho mỗi loại nền tại khu vực nghiên cứu.
4. Đã tiến hành đánh giá chi tiết khả năng phá huỷ nền đất cho khu vực nghiên cứu bao gồm các quận 4, 7 và huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh bằng công nghệ GIS. Các kết quả định lượng về khả năng phá huỷ nền được thể hiện dưới dạng tập bản đồ biểu thị khả năng trượt lở và hoá lỏng nền đất cho khu vực nghiên cứu. Bức tranh toàn cảnh về khả năng phá huỷ nền như sau: trên toàn khu vực nghiên cứu, khả năng trượt lở do động đất gây ra không cao (với xác suất từ 8% đến 15%), trong khi độ nhạy cảm hoá lỏng nền biến thiên mạnh theo không gian (với xác suất
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp thành phố 2010-2012, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
từ 2,8% đến 25%). Độ nhạy cảm hoá lỏng nền cao Tuy nhiên, những kết quả nêu trên cần được đối sánh và kiểm nghiệm với các số liệu thực địa và thí nghiệm địa kỹ thuật để tăng thêm tính xác thực.
5. Đã hoàn thành việc xây dựng các mô hình tính toán phục vụ đánh giá tổn thất và dự báo thiệt hại do động đất gây ra tại các quận 4, 7 và huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh. Các mô hình và hệ thống công cụ được xây dựng trên môi trường GIS, cho phép tự động hoá các thao tác với cơ sở dữ liệu, tính toán và hiển thị bản đồ kết quả trên nền của phần mềm ArcView GIS. Mô hình cũng được kiểm nghiệm thông qua các kết quả điều tra thực địa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
6. Đã áp dụng các công cụ tính toán cho các động đất kịch bản để đánh giá chi tiết thiệt hại do động đất gây ra đối với nhà cửa và người tại khu vực các quận 4, 7 và huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả được lưu trong cơ sở dữ liệu dưới cả hai dạng bản đồ và bảng biểu thống kê thiệt hại, với mức độ chi tiết đến cấp phường.
2. Các kiến nghị
A. Các kết quả của đề tài, mặc dù mới chỉ áp dụng được cho 5 quận nội thành, nhưng cũng đã khẳng định một thực tế về sự hiện hữu và mức độ thiệt hại mà cộng đồng đô thị sẽ phải gánh chịu nếu có động đất xảy ra ở thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả và sản phẩm của đề tài cần được chuyển giao tới những người sử dụng cuối cùng, như các chuyên gia trong các lĩnh vực nghiên cứu về địa chấn, địa chất, địa kỹ thuật, địa chấn công trình, địa chất công trình và địa chất thủy văn hay trong lĩnh vực quản lý và quy hoạch đô thị. Ngoài UBND thành phố Hồ Chí Minh, danh sách các cơ quacần được chuyển giao các kết quả của đề tài bao gồm: UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố, Sở Tài nguyên Môi trường Sở Quy hoạch- Kiến trúc, Sở Giao thông công chính, Sở Xây dựng, Sở Cảnh sát cứu nạn thành phố Hồ Chí Minh, v…
B. Mô hình, công nghệ và phương pháp luận cũng cần nhân rộng và áp dụng rộng rãi cho các quận nội thành khác, tiến tới thành lập bản đồ rủi ro động đất đô thị cho toàn thành phố Hồ Chí Minh ở mức độ chi tiết trong tương lai.
Kinh nghiệm thực hiện hai đề tài về đánh giá rủi ro động đất đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, do hạn chế về thời gian, phạm vi nghiên cứu của mỗi đề tài chỉ bao quát được một khu vực đô thị nhỏ (từ 2 đến 3 quận). Để có những biện pháp kịp thời và hiệu quả trong công tác phòng ngừa và giảm nhẹ thiệt hại do động đất tại thành phố Hồ Chí Minh, tập thể thực hiện đề tài xin đề xuất một số kiến nghị với UBND thành phố
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp thành phố 2010-2012, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở tài nguyên và Môi trường và các cơ quan quản lý cấp trên như sau:
1. Tiếp tục tiến hành hướng nghiên cứu của đề tài trong giai đoạn tiếp theo trong khuôn khổ một Dự án về đánh giá rủi ro động đất đô thị cho thành phố Hồ Chí Minh. Dự án này sẽ tập trung nghiên cứu một số vấn đề trọng điểm sau đây:
a) Phát huy được các kết quả đã đạt được của hai đề tài đánh giá rủi ro động đất đô thị cho thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện được tới thời điểm này. Phương pháp luận đã được xây dựng và kiểm nghiệm của đề tài có thể được áp dụng cho các quận nội thành khác của thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp luận cũng có thể được bổ sung thêm với nội dung đánh giá các yếu tố chịu rủi ro khác như hệ thống giao thông, đê đập, thông tin liên lạc hay môi trường đô thị;
b) Thu thập và xây dựng được một cơ sở dữ liệu số hóa tổng hợp, chi tiết và có khuôn dạng chuẩn hóa về địa chất công trình-địa chất thủy văn, hạ tầng cơ sở, rủi ro địa chấn cho thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ công tác quản lý rủi ro đô thị trong tương lai;
c) Chuyển giao công nghệ bao gồm các công cụ và kiến thức về đánh giá rủi ro động đất cho các cơ quan có trchs nhiệm trong công tác quản lý rủi ro và quy hoạch đô thị.
2. Với tầm nhìn chiến lược và lâu dài, thành phố Hồ Chí Minh cần xây dựng và triển khai thực hiện một Chương trình quản lý rủi ro và giảm nhẹ thiệt hại do động đất trên cơ sở sử dụng các kết quả đánh giá độ rủi ro động đất. Mục đích chính của Chương trình là giúp cho cộng đồng đô thị có sự chuẩn bị sẵn sàng và có khả năng đối phó với hiểm họa động đất ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc loại trừ, giảm nhẹ, chuyển đổi đến đón nhận rủi ro. Chương trình này phải được thực hiện lâu dài trong toàn bộ chiến lược quản lý đô thị của Thành phố và trong tương lai sẽ được áp dụng mở rộng cho phạm vi quốc gia. Mục tiêu, nhiệm vụ và các nội dung của Chương trình đã được đề xuất và mô tả chi tiết trong chương VIII của báo cáo này.
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp thành phố 2010-2012, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở trung ƣơng (2000),
Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt nam 1999. Kết quả điều tra mẫu,
Nhà xuất bản thế giới, Hà nội.
2. Cao Đình Triều, Phạm Huy Long, (2002). Kiến tạo đứt gẫy lãnh
thổ Việt nam, Nxb. Khoa học kỹ thuật, Hà nội.
3. Công ty kiểm định xây dựng Sài Gòn (2010), Báo cáo chuyên đề khảo sát nhà cửa khu vực các quận 4, 7 và Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh.
4. Lê Minh Triết và cộng sự (2006), Điều tra đánh giá biểu hiện và
ảnh hưởng của các trận động đất vào các ngày 5-6/8/2005, 17/10/2005 và 8/11/2005 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Báo