Mục tiêu và nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Đánh giá độ rủi ro động đất và ước lượng thiệt hại về nhà cửa và người cho các Quận 4,7 và Nhà Bè, TP.HCM sử dụng công GIS (Trang 173 - 176)

2.1. Mục tiêu

Chương trình đề ra bốn mục tiêu nhằm tạo nền tảng cho việc xây dựng các nội dung nghiên cứu giảm nhẹ thiệt hại do động đất cho cộng đồng đô thị. Các mục tiêu của Chương trình, với mức độ ưu tiên ngang nhau và có quan hệ tương hỗ với nhau, được liệt kê dưới đây:

A. Tổ chức các hoạt động thực tiễn và xây dựng các chính sách có hiệu quả nhằm giảm nhẹ thiệt hại do động đất gây ra đối với cộng đồng đô thị và thúc đẩy việc triển khai thực hiện chúng. Đẩy mạnh các hoạt động giảm nhẹ thiệt hại do động đất và hỗ trợ những tổ chức hay cá nhân ủng hộ, tham gia và thực hiện tốt các chính sách hay các hoạt động đó.

B. Hoàn thiện kỹ thuật giảm thiểu thiệt hại do động đất cho các hệ thống chịu tải trọng động đất. Xây dựng, hoàn thiện và truyền bá các sản phẩm hướng dẫn thiết kế và xây dựng công trình và kế hoạch hoá sử dụng đất, hoàn thiện các ứng dụng thực tiễn chuyên sâu.

C. Hoàn thiện các phương pháp xác định độ nguy hiểm địa chấn, đánh giá độ rủi ro địa chấn và việc sử dụng chúng. Xây dựng, hoàn thiện và truyền bá các sản phẩm phản ánh chính xác các loại hình tai biến có liên quan tới động đất và định lượng hoá mức độ rủi ro.

D. Nâng cao sự hiểu biết về động đất và những tác động của chúng.

Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp thành phố 2010-2012, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh

sinh động đất và các hiểm hoạ liên quan, và các nghiên cứu có liên quan trong các lĩnh vực kỹ thuật, xã hội, cộng đồng và kinh tế.

2.2. Nhiệm vụ

Các nhiệm vụ liệt kê dưới đây được nhóm theo từng mục tiêu và phản ánh những hoạt động cụ thể được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình để đạt được các mục tiêu đề ra.

Mục tiêu A. Tổ chức các hoạt động thực tiễn và xây dựng các chính sách có hiệu quả nhằm giảm nhẹ thiệt hại do động đất gây ra đối với cộng đồng đô thị và thúc đẩy việc triển khai thực hiện chúng.

A1. Cung cấp thông tin về độ nguy hiểm động đất và các biện pháp giảm nhẹ thiệt hại do động đất cho những người có thẩm quyền ra quyết định và cho đông đảo quần chúng nhân dân. Chương trình cung cấp các thông tin giúp cho việc nâng cao kiến thức về độ nguy hiểm động đất, hiểu được mức độ rủi ro và để trợ giúp cho những người có thẩm quyền ra quyết định khi cần lựa chọn phương thức giảm nhẹ thiệt hại áp dụng. Chương trình cũng khuyến khích việc xây dựng và truyền bá kiến thức và các công cụ đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng.

A2. Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghiên cứu động đất.

Chương trình hỗ trợ công tác giáo dục và đào tạo các kỹ sư, các chuyên gia trong các lĩnh vực các khoa học về Trái Đất, các nhà quản lý thông qua các khoá đào tạo. Chương trình cũng hỗ trợ việc hướng dẫn học viên các trường đại học trong công tác thực tập, làm đồ án tốt nghiệp, nghiên cứu, hay bảo vệ luận văn thạc sĩ, tiến sĩ.

Mục tiêu B. Hoàn thiện kỹ thuật giảm thiểu thiệt hại do động đất cho các hệ thống chịu tải trọng động đất.

B1. Nâng cao kiến thức về giảm nhẹ thiệt hại do động đất và chất lượng các ứng dụng thực tiễn. Chương trình hỗ trợ các nghiên cứu chuyên sâu của các viện nghiên cứu quốc gia và các tổ chức tư nhân để khắc phục những thiếu hụt về kiến thức và tạo cơ sở kỹ thuật cho các văn bản hướng dẫn trước tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng, kiểm định và nâng cấp. Chương trình cũng hỗ trợ những sự trao đổi thông tin nhằm nâng cao ý thức về sự phát triển của công nghệ giảm thiểu thiệt hại do động đất ở trong và ngoài nước.

B2. Hỗ trợ những nghiên cứu hoàn thiện các tiêu chuẩn, các quy phạm kháng chấn và nâng cấp các ứng dụng về thiết kế và xây dựng công trình.

Chương trình hỗ trợ các nghiên cứu sửa đổi định kỳ các tiêu chuẩn xây dựng và quy phạm kháng chấn. Chương trình cũng hỗ trợ những nghiên cứu sau khi động đất xảy ra để bổ sung những dữ liệu về thiệt hại nhà cửa và thương

Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp thành phố 2010-2012, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh

vong do động đất ở nước ta.

Mục tiêu C. Hoàn thiện các phương pháp xác định độ nguy hiểm địa chấn, đánh giá độ rủi ro địa chấn và việc sử dụng chúng.

C1. Cung cấp các thông tin nhanh và xác thực về động đất và thiệt hại do động đất gây ra. Chương trình hỗ trợ hoạt động của Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần thuộc Viện Vật lý Địa cầu và các cơ sở lưu trữ dữ liệu khác có liên quan. Chương trình cũng hỗ trợ việc chuyển giao các thông báo kịp thời về động đất, cường độ chấn động và phân bố rung động nền tại các vùng vừa xảy ra động đất.

C2. Hoàn thiện các kết quả đánh giá và vẽ bản đồ các đặc trưng của độ nguy hiểm động đất. Chương trình nâng cấp các phương pháp đánh giá độ nguy hiểm động đất, cập nhật và công bố các bản đồ phân bố rung động nền ở phạm vi toàn quốc. Chương trình cũng làm việc với các cơ quan hữu quan để xây dựng phương pháp luận chuẩn hoá thành lập và xuất bản các bản đồ độ nguy hiểm động đất ở tỷ lệ chi tiết cho phạm vi thành phố.

C3. Hỗ trợ việc xây dựng và sử dụng các công cụ đánh giá rủi ro và ước lượng thiệt hại. Chương trình hỗ trợ việc nâng cấp và hoàn thiện các công cụ đánh giá rủi ro và ước lượng thiệt hại và việc xây dựng các cơ sở dữ liệu cho thế hệ tương lai. Chương trình tiếp tục hỗ trợ việc thử nghiệm và truyền bá các mô hình ước lượng thiệt hại cho các khu vực đô thị trên toàn quốc.

Mục tiêu D. Nâng cao sự hiểu biết về động đất và những tác động của chúng.

D1. Nâng cấp hệ thống quan trắc động đất và các quá trình phát sinh động đất. Chương trình hỗ trợ việc nâng cấp các thiết bị quan trắc động đất theo hướng ghi đầy đủ các dạng sóng địa chấn, thông báo tức thời và hoàn thiện mạng lưới quan trắc. Chương trình cũng hỗ trợ việc kết hợp quan trắc động đất với các hệ thống quan trắc khác và sử dụng hệ thống định vị toàn cầu để quan trắc biến dạng vỏ Trái Đất do nguyên nhân động đất và các quá trình phát sinh động đất.

D2. Nâng cao kiến thức về sự phát sinh động đất và tiềm năng động đất. Chương trình hỗ trợ các nghiên cứu chuyên sâu về các quá trình phát sinh động đất, bao gồm cả các nghiên cứu về độ lớn của động đất, vai trò của các tham số hình học của các đới đứt gẫy, các tính chất của cơ cấu chấn tiêu và hiệu ứng thay đổi ứng suất của Trái Đất.

D3. Hoàn thiện quy trình đánh giá độ nguy hiểm động đất và xây dựng các kịch bản động đất hiện thực phục vụ quy hoạch. Chương trình hỗ trợ các đề tài nghiên cứu về khả năng phá huỷ nền do động đất, xác định các loại

Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp thành phố 2010-2012, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh

hình tai biến do động đất với định hướng ứng dụng trong quy hoạch đô thị và sử dụng đất.

D4. Nâng cao kiến thức cơ bản về hiệu ứng động đất. Chương trình hỗ trợ các nghiên cứu chuyên sâu về bản chất của những rung động nền do động đất, sự liên quan giữa các đặc trưng rung động nền và sự biến dạng và phá huỷ nền lâu dài.

D5. Bổ túc các kiến thức chuyên sâu về địa chấn công trình và môi trường xây dựng. Chương trình hỗ trợ các phòng thí nghiệm mô phỏng địa chấn công trình trong việc nghiên cứu về thiết kế kháng chấn và cơ cấu của các hệ thống hạ tầng cơ sở Việt Nam trước tác động của động đất thông qua các loại hình nghiên cứu bao gồm thí nghiệm tổng hợp, tính toán bằng máy tính, cơ sở dữ liệu và mô hình mô phỏng.

D6. Bổ túc các kiến thức chuyên sâu về tác động kinh tế-xã hội của động đất. Chương trình hỗ trợ các nghiên cứu về xã hội và chính sách có liên quan đến động đất để hiểu rõ những tác động về mặt kinh tế-xã hội của động đất, xác định khả năng nhận thức và mức độ sẵn sàng trước rủi ro động đất của những tầng lớp xã hội khác nhau, và các phương thức giảm nhẹ thiệt hại do động đất gây ra cho cộng đồng từ các khía cạnh chính trị, kinh tế và xã hội.

Một phần của tài liệu Đánh giá độ rủi ro động đất và ước lượng thiệt hại về nhà cửa và người cho các Quận 4,7 và Nhà Bè, TP.HCM sử dụng công GIS (Trang 173 - 176)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)