HỦYQUYẾT ĐỊNH TRỌNG TÀI, THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH TRỌNG TÀI Điều 50 Quyền yêu cầu hủy quyết định trọng tài.

Một phần của tài liệu khái niệm tranh chấp trong kinh doanh và các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh (Trang 35 - 39)

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trọng tài, nếu có bên không đồng ý với quyết định trọng tài thì có quyền làm đơn gửi Tòa án cấp tỉnh nơi Hội đồng Trọng tài ra quyết định trọng tài, để yêu cầu hủy quyết định trọng tài. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì có sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu hủy quyết định trọng tài.

Điều 51. Đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài

1. Đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Ngày, tháng, năm viết đơn;

b) Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu hủy quyết định trọng tài; c) Lý do yêu cầu hủy quyết định trọng tài.

2. Kèm theo đơn yêu cầu phải có các giấy tờ sau đây:

a) Bản chính hoặc bản sao quyết định trọng tài đã được chứng thực hợp lệ; b) Bản chính hoặc bản sao thỏa thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ.

3. Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.

Điều 52. Thụ lý hồ sơ

1. Sau khi nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh này, Tòa án thông báo ngay cho bên yêu cầu phải nộp lệ phí.

2. Tòa án có quyền yêu cầu bên nộp đơn giải thích những điều chưa rõ trong đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài.

Điều 53. Tòa án xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài

1. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài, Tòa án phải thông báo cho Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập, các bên tranh chấp và Viện Kiểm sát cùng cấp. Trong trường hợp vụ tranh chấp do Trung tâm Trọng tài tổ chức giải quyết thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, Trung tâm Trọng tài phải chuyển hồ sơ cho Tòa án.

2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thụ lý, Chánh án Tòa án chỉ định một Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa vụ phải mở phiên tòa để xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài.

Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát cùng cấp trong thời hạn bảy ngày làm việc, trước ngày mở phiên tòa.

3. Phiên tòa được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên (nếu có), Kiểm sát viên Viện Kiểm sát cùng cấp. Trường hợp một trong các bên yêu cầu Tòa án xét đơn vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng xét xử đồng ý thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài.

4. Khi xét đơn yêu cầu, Hội đồng xét xử không xét lại nội dung vụ tranh chấp mà chỉ kiểm tra giấy tờ theo quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh này, đối chiếu quyết định trọng tài với những quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh này để ra quyết định.

5. Sau khi xem xét đơn, giấy tờ kèm theo, chứng cứ (nếu có), nghe ý kiến của những người được triệu tập, ý kiến của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định theo đa số.

Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định hủy hoặc không hủy quyết định trọng tài; đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu người nộp đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tài rút đơn hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mật không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng xét xử đồng ý.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải gửi bản sao quyết định cho các bên, Trung tâm Trọng tài hoặc Hội đồng Trọng tài do các bên thành lập và Viện Kiểm sát cùng cấp.

6. Trong trường hợp Hội đồng xét xử hủy quyết định trọng tài, nếu không có thỏa thuận khác thì các bên có quyền đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Tòa án.

7. Trong trường hợp Hội đồng xét xử không hủy quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành theo quy đình tại Điều 57 của Pháp lệnh này.

Điều 54.Căn cứ để hủy quyết định trọng tài Tòa án ra quyết định hủy quyết định trọng tài nếu bên yêu cầu chứng minh được rằng Hội đồng Trọng tài đã ra quyết định trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Không có thỏa thuận trọng tài;

3. Thành phần Hội đồng Trọng tài, tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên theo quy định của Pháp lệnh này;

4. Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài; trong trường hợp quyết định trọng tài có một phần không thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài thì phần quyết định này bị hủy;

5. Bên yêu cầu chứng minh được trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của Trọng tài viên quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này;

6. Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 55. Kháng cáo, kháng nghị quyết định của Tòa án

1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định theo quy định tại Điều 53 của Pháp lệnh này, các bên có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát cùng cấp hoặc Viện Kiểm sát nhân dân tôi cao có quyền kháng nghị quyết định của Tòa án. Thời hạn kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là ba mươi ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định.

Đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị phải nêu rõ lý do và yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị. Đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị phải gửi cho Tòa án đã ra quyết định. Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án thông báo ngay cho bên kháng cáo nộp lệ phí kháng cáo.

2. Trong trường hợp có bên không có mặt tại phiên tòa sơ thẩm thì thời hạn kháng cáo quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày bản sao quyết định được giao cho bên vắng mặt; nếu kháng cáo quá hạn vì có sự kiện bất khả kháng, thì thời hạn được tính từ ngày không còn sự kiện bất khả kháng.

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị hoặc nhận đơn kháng cáo và người kháng cáo đã nộp lệ phí kháng cáo, Tòa án đã ra quyết định phải chuyển hồ sơ lên Tòa án nhân dân tối cao.

Điều 56. Xét kháng cáo, kháng nghị

1. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kháng cáo hoặc quyết định kháng nghị, Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên tòa xem xét, quyết định. Nếu cần phải yêu cầu người kháng cáo, kháng nghị giải thích những nội dung kháng cáo, kháng nghị thì thời hạn mở phiên tòa được kéo dài thêm nhưng không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kháng cáo, kháng nghị.

Tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát cùng cấp trong thời hạn bảy ngày làm việc trước ngày mở phiên tòa.

2. Thành phần Hội đồng xét kháng cáo, kháng nghị gồm ba Thẩm phán, trong đó có một Thẩm phán làm chủ tọa do Tòa án nhân dân tối cao chỉ định.

Phiên tòa được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của các bên (nếu có), Kiểm sát viên Viện Kiểm sát cùng cấp.

Trong trường hợp bên không kháng cáo yêu cầu Tòa án xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng xét xử đồng ý thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.

Sau khi xem xét đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị, tài liệu kèm theo, chứng cứ (nếu có), nghe ý kiến của các bên được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử thảo luận và quyết định theo đa số.

Hội đồng xét xử có quyền giữ nguyên, sửa một phần hoặc toàn bộ quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; đình chỉ việc xét kháng cáo trong trường hợp Viện Kiểm sát rút quyết định kháng nghị, bên kháng cáo rút kháng cáo hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc bỏ phiên họp mà không được Hội đồng xét xử đồng ý.

Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

Điều 57. Thi hành quyết định trọng tài

1. Sau thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định trọng tài, nếu một bên không tự nguyện thi hành, cũng không yêu cầu hủy theo quy định tại Điều 50 của Pháp lệnh này, bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định trọng tài.

2. Trong trường hợp một trong các bên có yêu cầu Tòa án hủy quyết định trọng tài thì quyết định trọng tài được thi hành kể từ ngày quyết định của Tòa án không hủy quyết định trọng tài có hiệu lực.

3. Trình tự, thủ tục và thời hạn thi hành quyết định trọng tài theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Điều 58. Lệ phí Tòa án liên quan đến trọng tài Lệ phí về yêu cầu Tòa án chỉ định

Trọng tài viên, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, yêu cầu hủy quyết định trọng tài, kháng cáo quyết định của Tòa án và những lệ phí khác do Chính phủ quy định.

Chương VII

QUảN Lý NHà NƯớC Về TRọNG TàI

Điều 59.Nội dung quản lý nhà nước về trọng tài

1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về trọng tài.

2. Hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về trọng tài.

3. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm Trọng tài.

4.Tổ chức, hướng dẫn việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ Trọng tài viên; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trọng tài.

5. Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trọng tài.

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trọng tài.

2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về trọng tài.

3. Bộ Tư pháp phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam trong việc quản lý nhà nước về trọng tài.

Chương VIII

Một phần của tài liệu khái niệm tranh chấp trong kinh doanh và các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh (Trang 35 - 39)