Biện pháp 4: Soạn thảo nội dung hợp đồng phải chặt chẽ, đầy đủ nội dung cơ bản và ngôn ngữ phải chính xác.

Một phần của tài liệu khái niệm tranh chấp trong kinh doanh và các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh (Trang 145 - 146)

Yếu tố này có ý nghĩa rất quan trọng. Để bảo đảm sự chặt chẽ và đầy đủ các nội dung cơ bản của hợp đồng thì bạn nên tham khảo các mẫu hợp đồng hoặc nhờ các luật sư, luật gia giúp đỡ. Ngoài ra bạn phải xem lại giao dịch đó còn có những yêu cầu gì cần đưa vào hợp đồng không. Chỉ khi nào tất cả những yêu cầu liên quan đến giao dịch được thỏa mãn thì bạn mới chính thức ký hợp đồng.

Tốt nhất là khi soạn thảo hợp đồng xong, thì nhờ người khác có am hiểu góp ý, các ý kiến của người ngoài cuộc thì sẽ sáng suốt hơn.

Cũng không nên chủ quan cho rằng mình đã ký kết nhiều hợp đồng khác mà bỏ qua sự chặt chẽ và quên đưa vào đầy đủ các nội dung chủ yếu của giao dịch trong bản hợp đồng vì sự cẩn thận của bạn không bao giờ thừa.

Về ngôn ngữ, văn phong trong bản hợp đồng thực hiện cho thấy chỉ "sai một ly, đi một dặm" nghĩa là rất nhiều trường hợp do ngôn ngữ, cách hành văn trong văn bản hợp đồng chưa chuẩn, tùy tiện đã gây ra các hậu quả không nhỏ.

Nguyên tắc chung thì khi soạn thảo văn bản phải bảo đảm ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, văn phong phải mạch lạc dễ hiểu và không hàm chứa nhiều nghĩa, tức là chỉ được hiểu một nghĩa mà thôi. Từng dấu chấm, dấu phẩy phải đặt đúng chỗ vì nếu đặt các dấu sai chỗ thì sẽ làm thay đổi hoàn toàn nghĩa của câu.

Điều cần chú ý là sau khi soạn thảo, đánh máy bao giờ cũng phải đọc, dò lại để kiểm tra xem khâu đánh máy có thiếu sót gì không và thêm một lần nữa để kiểm tra, cân nhắc lại từng câu từng chữ của bản hợp đồng.

Một phần của tài liệu khái niệm tranh chấp trong kinh doanh và các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh (Trang 145 - 146)