SOURCE: DIỄN ĐÀN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THS LS PHAN THÔNG ANH – Trọng tài viên – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế

Một phần của tài liệu khái niệm tranh chấp trong kinh doanh và các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh (Trang 126 - 144)

THÔNG ANH – Trọng tài viên – Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Trích dẫn từ: http://vibonline.com.vn/

(MINH KHUE LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài ở Việt Nam

Dẫn nhập. Ngày nay văn bản quan trọng nhất về trọng tài ở nước ta là Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 (sau đây: Pháp lệnh). Pháp lệnh này có quy định trọng tài giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài và tranh chấp không có yếu tố nước ngoài. Ở đây, chúng ta chủ yếu quan tâm đến việc giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài trước Trọng tài Việt Nam. Khi nào trọng tài Việt Nam có thẩm quyền giải quyết (I) ? Khi giải quyết tranh chấp, Trọng tài áp dụng những quy phạm pháp luật nào? (II) Sau khi giải quyết tranh chấp, số phận của quyết định trọng tài ra sao? (III). Chúng ta lần lượt nghiên cứu các vấn đề trên.

I. Thẩm quyền xét xử của Trọng tài

[1] Sự cần thiết. Nếu không có văn bản ràng buộc các bên đưa tranh chấp ra trước Trọng tài, Trọng tài chỉ có thể giải quyết tranh chấp khi có thỏa thuận về Trọng tài. Pháp lệnh đã nhấn mạnh điều này.

Chẳng hạn, theo Điều 1 và khoản 1 Điều 3, “pháp lệnh này quy định về tổ chức và tố tụng trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại theo sự thỏa thuận của các bên” và “tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài, nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài”. Như vậy, “thỏa thuận trọng tài là vấn đề then chốt và có vai trò quyết định đối với việc áp dụng Trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh. Nói cách khác, không có thỏa thuận trọng tài thì không có việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài”[1].

Như vậy, Trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử nếu giữa các bên tồn tại một thỏa thuận chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp. Nếu có thỏa thuận trọng tài nhưng thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý thì Trọng tài cũng không có thẩm quyền và, nếu Trọng tài vẫn giải quyết trong trường hợp này, quyết định trọng tài sẽ bị hủy. Bởi lẽ, theo Điều 54, Pháp lệnh,“Toà án ra quyết định huỷ quyết định trọng tài nếu bên yêu cầu chứng minh được rằng Hội đồng Trọng tài đã ra quyết định trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây: Không có thỏa thuận trọng tài và Thỏa thuận trọng tài vô hiệu”. Do đó, chúng ta cần xem xét khi nào thỏa thuận trọng tài tồn tại (1) và khi nào thỏa thuận này có hiệu lực (2).

1.Tồn tại một thỏa thuận trọng tài

[2] Định nghĩa. Theo khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh, “thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại”. BLTTDS cũng có quy định. Thực vậy, theo khoản 1 Ðiều 365, “thỏa thuận trọng tài có thể là điều khoản về Trọng tài đã được ghi

trong hợp đồng hoặc thỏa thuận riêng về Trọng tài được các bên ký kết sau khi phát sinh tranh chấp”. Trong thực tế, để biết một thỏa thuận có là thỏa thuận trọng tài hay không đôi khi không đơn giản. Khi thiết lập thỏa thuận về trọng tài các bên nên thận trọng. Để tránh mọi phiền toái liên quan đến sự tồn tại của thỏa thuận trọng tài, các bên có thể đưa vào hợp đồng điều khoản trọng tài mà Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam khuyến khích. Cụ thể, các bên có thể thỏa thuận rằng “mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung thẩm tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam”. [3] Thỏa thuận hết hiệu lực. Để thỏa thuận trọng tài ràng buộc các bên cũng như cơ quan tố tụng thì tại thời điểm có tranh chấp, thỏa thuận này phải còn giá trị pháp lý. Trong thực tế xảy ra nhiều trường hợp theo đó các bên “đã có thỏa thuận trọng tài” nhưng thỏa thuận này không còn giá trị nữa khi có tranh chấp. Trong trường hợp như vậy, Trọng tài không có thẩm quyền và Tòa án có thẩm quyền. Ví dụ, “theo thỏa thuận của các bên tại hợp đồng số 02 thì cơ quan giải quyết tranh chấp giữa các bên (nếu có) là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (Điều IX) và tại điều 9 bổ sung phụ lục - Hợp đồng số 02 qui định cơ quan giải quyết tranh chấp là Tòa án kinh tế, Tòa án nhân dân TP. Hà Nội. Sau khi doanh nghiệp Phát Thành khởi kiện GTT tại Tòa án Hà Nội, quá trình Tòa án thụ lý giải quyết vụ kiện, tại biên bản ghi lời khai bị đơn lập ngày 21/11/2002 tại trụ sở Tòa án Hà Nội ông Chul - đại diện Công ty GTT đã khẳng định Công ty GTT xin chọn Tòa án kinh tế Hà Nội giải quyết tranh chấp giữa Công ty GTT với Công ty Phát Thành. Đến nay, theo quy định tại điều 29 và điều 34 BLTTDS thì vụ kiện vẫn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội”[2]. Ở đây, các bên đã có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này không vô hiệu nhưng không còn giá trị pháp lý nữa nên Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

2. Điều kiện hợp pháp của thỏa thuận Trọng tài

[4] Bản chất thương mại. Theo Điều 1 Pháp lệnh, “Pháp lệnh này quy định về tổ chức và tố tụng trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại theo sự thỏa thuận của các bên”. Khoản 1 Điều 10 của Pháp lệnh còn quy định là “thỏa thuận trọng tài vô hiệu” khi “tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại được quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh này”. Như vậy, thỏa thuận Trọng tài có giá trị pháp lý đối với các tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại.

Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh quy định thế nào là hoạt động thương mại bằng hai phương pháp. Bằng phương pháp liệt kê, Pháp lệnh đã đưa ra một danh sách những hành vi thương mại. Cụ thể, theo Điều khoản này, “hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ”.

Những hành vi liệt kê ở trên không phải là hoạt động thương mại duy nhất mà các bên có thể đưa tranh chấp ra trước trọng tài. Bởi theo khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh, ngoài những hành vi vừa liệt kê còn có “các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. Do vậy, quan điểm mà theo đó “Luật thương mại quy định bao quát

hơn”[3] Pháp lệnh về hoạt động thương mại là không thuyết phục. Với cách quy định như trên, chúng ta thấy tất cả những gì quy định trong Luật Thương mại mà không có trong danh sách trên[4] đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh vì đó là “các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”.

[5] Năng lực. Theo khoản 3 Điều 10, thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi “một bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”.

Vậy, khi không có cơ sở để khẳng định năng lực dân sự thì thỏa thuận trọng tài có vô hiệu không ? Trong thực tế đã xảy ra trường hợp khi không chứng minh được sự tồn tại của một bên, Tòa án coi pháp nhân không tồn tại. Do vậy, không có cơ sở để chứng minh rằng bên này có năng lực dân sự. Vì Pháp lệnh không nêu rõ trường hợp không có năng lực dân sự có làm cho thỏa thuận trọng tài vô hiệu hay không, nên dường như trong trường hợp như vậy, Tòa án đã đi lòng vòng. Theo Tòa án, trong trường hợp này, người đại diện không có tư cách đại diện nên thỏa thuận trọng tài không có giá trị pháp lý. Ví dụ sau đây cho thấy điều này. Đó là tranh chấp giữa Công ty Thủ Đô và Công ty Windo. Theo Tòa án nhân dân tối cao, “Hội đồng xét xử thấy không đủ căn cứ để xác định tư cách pháp nhân (năng lực pháp luật dân sự) của Công ty Windo là chủ thể trong quan hệ thương mại theo quy định tại Điều 3 Luật Thương mại và Điều 832 Bộ luật Dân sự... Khi không có căn cứ pháp lý để xác định tư cách pháp nhân của Công ty Windo theo pháp luật Việt Nam thì đương nhiên việc xác nhận của ông Liyanto về tư cách đại diện của ông Hưng cũng không có giá trị pháp lý theo pháp luật Việt Nam”[5].

“Năng lực pháp luật dân sự” là khả năng của ai đó “có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự” và “năng lực hành vi dân sự” là khả năng của ai đó “bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, năng lực dân sự và năng lực hành vi dân sự là hai khái niệm khác nhau. Một người có thể có năng lực dân sự nhưng không có năng lực hành vi và khi không có năng lực dân sự thì không có năng lực hành vi dân sự. Nếu thực sự Công ty mà người ký cho rằng mình là đại diện không có năng lực dân sự thì sẽ không có năng lực hành vi dân sự. Do đó, đây có thể là một lý do dẫn đến thỏa thuận trọng tài vô hiệu và việc đi lòng vòng như trên của Tòa án là không cần thiết.

[6] Thẩm quyền. Theo khoản 2 Điều 10, , thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi “người ký thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật”. Ở đây, Pháp lệnh không nêu rõ là có thẩm quyền theo pháp luật nước ngoài và trong thực tế Tòa án đã phải giải quyết vấn đề này. Ví dụ, trong hợp đồng mua bán các bên đã thỏa thuận là “nếu hai bên không đạt được thỏa thuận dàn xếp tranh chấp sẽ do Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam ở 33 phố Bà Triệu - Hà Nội giải quyết. Quyết định của Trung tâm sẽ là cuối cùng và hai bên có nghĩa vụ tuân theo”. Sau đó, Công ty Kumgang cho rằng “thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán ngày 12.4.2002 là vô hiệu vì người ký thỏa thuận là ông Hong Kun Yun - Trưởng Văn phòng đại diện của Công ty Kumgang tại Hà Nội ký, mà ông Tổng giám đốc Công ty Kumgang không ủy quyền cho ông Hong Kun Yun ký hợp đồng mua bán này”[6]. Nhưng theo Tòa án, “trong quá trình thực hiện hợp đồng Chủ tịch tập đoàn Kumgang không hề phản đối tư cách bên mua trong hợp đồng là Công ty Thái Bình (Công ty Kumgang đã chấp nhận L/C do người mở là Công ty

Thái Bình, bản thân ông Chủ tịch tập đoàn đã trực tiếp gửi các công văn từ Hàn Quốc cho Công ty Thái Bình để trao đổi việc bảo hành, sửa chữa màn hình LED cũng như thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng...). Như vậy, Công ty Kumgang đã chấp nhận hợp đồng (mua bán) và đã được hưởng lợi từ hợp đồng này. Vì thế họ phải có nghĩa vụ thực hiện các quy định của hợp đồng trong đó có cả Điều 15.3 (điều khoản về trọng tài nêu trên). Hơn nữa, theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 04/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì hợp đồng mua bán hàng hóa nêu trên có hiệu lực pháp luật. Việc VIAC thụ lý giải quyết tranh chấp là hoàn toàn đúng thẩm quyền”[7]. Ở đây, người ký thỏa thỏa thuận trọng tài không phải là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mà theo giấy ủy quyền và người ký dường như không được ủy quyền để ký kết. Mặc dù vậy, theo Tòa án, thỏa thuận trọng tài vẫn có giá trị pháp lý và Tòa án đã áp dụng pháp luật Việt Nam. Bởi, theo Tòa án, hợp đồng mua bán có điều khoản trọng tài đã được bên được đại diện chấp nhận nên họ cũng phải chấp nhận điều khoản trọng tài.

[7] Thỏa thuận không rõ ràng. Trong thực tế, khi xác lập thỏa thuận trọng tài, có thể các bên không rõ ràng về đối tượng tranh chấp hay tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp này, các bên nên bổ sung nếu không thì thỏa thuận có nguy cơ bị vô hiệu và Trọng tài không có thẩm quyền xét xử. Bởi lẽ, theo khoản 4 Điều 10, thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi “thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó các bên không có thỏa thuận bổ sung”.

Pháp lệnh không cho biết khi nào là “thỏa thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết”. Trong thực tế, không hiếm thỏa thuận bị coi là không rõ ràng và do vậy Trọng tài không có thẩm quyền. Chẳng hạn, cách đây không lâu, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đã phải từ chối giải quyết một vụ tranh chấp mua bán giữa một công ty Đài Loan và chi nhánh của một công ty kinh doanh hải sản có trụ sở tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Lý do từ chối được đưa ra là vì trong điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp của hợp đồng mua bán, tên của tổ chức trọng tài này đã không được minh thị một cách cụ thể mà thay vào đó lại ghi chung chung rằng “nếu có tranh chấp sẽ nhờ trọng tài Việt Nam giải quyết”.

Trung tâm Trọng tài Quốc tế từ chối vì hiện cả nước có tổ chức trọng tài thương mại khác nhau chứ không chỉ có Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (ngoài Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam còn có Trung tâm Trọng tài khác như Trung tâm Trọng tài Thương mại Hà Nội, Trung tâm Trọng tài Thương mại Tp.HCM, Trung tâm Trọng tài Thương mại Cần Thơ và Trung tâm Trọng tài Thương mại Á Châu).

[8] Thỏa thuận không rõ ràng (tiếp). Một vấn đề có thể rõ ràng với người này và không rõ ràng với người khác. Do vậy, có thể nói không có khái niệm nào “không rõ ràng” bằng khái niệm “rõ ràng”. Tất cả phụ thuộc vào chính sách của những người áp dụng khái niệm trên. Trong một số trường hợp, Tòa án cho rằng thỏa thuận không rõ ràng nhưng cách giải quyết này không thực sự thuyết phục.

Chẳng hạn, giữa các bên đã thỏa thuận với nhau rằng “Tranh chấp sẽ được giải quyết bởi Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh”. Theo Tòa án, đây “là một thỏa thuận không rõ ràng về tổ chức trọng tài có thẩm quyển giải quyết vụ

tranh chấp; và theo đó nếu như giữa (các bên) không có sự thỏa thuận bổ sung để chọn trọng tài như quy định tạikhoản 4 Điều 10 Pháp lệnh trọng tài thương mại thì phải coi thỏa thuận chọn trọng tài tại Điều 7 hợp đồng 73/RK-HNF là thỏa thuận trọng tài vô hiệu”[8]. Ở đây rõ ràng các bên đã muốn chọn “Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam” mà ở nước ta chỉ có duy nhất một “Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam”. Tuy nhiên, phần sau của đoạn trên có thêm là “tại thành phố Hồ Chí Minh”. Và do vậy,

Một phần của tài liệu khái niệm tranh chấp trong kinh doanh và các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh (Trang 126 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w