Triền vọng phát triển thủ công mỹ nghệ.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam (Trang 36 - 37)

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng truyền thống lâu đời của Việt Nam và được xuất khẩu khá sớm, nhất là sang thị trường Nhật Bản. Và thực tế các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam dễ dàng chiếm lĩnh được thị trường khó tính này. Người tiêu dùng Nhật Bản rất thích các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam như: sản phẩm thêu, sản phẩm được làm từ sừng trâu, vỏ sò, hay từ đá…

Đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nhật Bản trên 12 triệu USD các sản phẩm làm từ mây, tre, cói thảm, tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó phải kể đến mặt hàng túi xách thêu tay đang được người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa chuộng.

Nhật Bản cũng là thị trường nhập khẩu chính sản phẩm gốm sứ của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 15 triệu USD, chiếm trên 12% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này so với các thị trường như: Pháp, Đức, Đài Loan (Trung Quốc)…

Thị trường Nhật Bản là một thị trường khó tính, nhưng khi đáp ứng được những yêu cầu của đối tác thì sẽ mang lại những cơ hội hợp tác lâu dài và chung thủy. Do đó, khi các mặt hàng của Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật Bản thì không chỉ tiêu thụ tốt mà còn được giới thiệu và phát triển rộng rãi. Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam rất đa dạng và phong phú, được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng. Sở dĩ hàng Việt Nam luôn có ưu thế tại Nhật Bản vì giữa hai nước có những điểm tương đồng về văn hoá và địa lý.

Về phía Việt Nam, nguyên vật liệu cho các ngành thủ công mỹ nghệ khá dồi dào, lượng lao động trong lĩnh vực này đông, tay nghề công nhân ngày càng được cải thiện… là những điều kiện hứa hẹn triển vọng phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam (Trang 36 - 37)