Nhật Bản .
2.1.3.1 Về kim ngạch xuất khẩu
Thị trường Nhật Bản là một trong nhưng thị trường lớn nhất của Nam trong xuất khẩu thủ công mỹ nghệ. Như đã phân tích ở trên, thị trường Nhật Bản là một thị trường tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ lớn ( hàng năm nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD). Đây thực sự là điều hấp dẫn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Với thị trường Nhật Bản, ta đã xuất khẩu sang các mặt hàng như mây tre đan, tranh dân gian Đông Hồ, sơn mài, đồ khảm trai, gốm sứ và gỗ mỹ nghệ…
Trải qua những năm khủng hoảng do sự biến động về chính trị- xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, sự khó khăn về thị trường tiêu thụ, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã được khôi phục, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Nhà nước ,tư nhân, với sự hỗ trợ của Nhà nước , đã tìm kiếm và giới thiệu sản phẩm ở nhiều thị trường mới. Từ thời gian này trở đi, hàng thủ công mỹ nghệ mới tiếp cận được thị trường Nhật Bản.
Bảng 4
Kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào Nhật Bản
1 Chương trình giảm giá 85% áp dụng trên tất cả các đường bay quốc tế mà Việt Nam Airline đang khai thác; chương trình phát động du lịch miền Trung với sự tham gia của 300 đại biểu là các công ty, đại lý du lịch hàng đầu chương trình phát động du lịch miền Trung với sự tham gia của 300 đại biểu là các công ty, đại lý du lịch hàng đầu đến từ các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp, Nga, Úc…; tham gia một số hoạt động nhằm quảng bá đất nước tại nước ngoài như: lễ hội Việt Nam 2010 trên đất nước Hoa Anh đào - Nhật Bản; hội chợ du lịch tại thủ đô Paris, Pháp…
Đơn vị : triệu USD Năm KNXK sang Nhật Bản Tăng giảm tuyệt đối Tăng giảm tương đối(%) KNXK TCMN cả nước Tỷ trọng(%) 1994 1,5 - 25 0.06 1995 7,5 6 50 31.5 23.8 1996 17,5 10 23.33 90 19 1997 20 2.5 11.4 121 16.5 1998 18 -2 -10 111 16.2 1999 24,4 6.4 35.5 200 12.2 2000 25 0.6 2.46 237 10.5 2001 25,16 0.16 00.64 235 10.7 2002 36,8 11.64 46.26 250 14.72 2003 50 13.2 35.86 332 15.06 2004 55 5 10 450 12.22
Năm 1994, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này rất nhỏ bé, khoảng 1,5 triệu USD, không đóng vai trò gì đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam năm đó ( 0.06%) . Nhưng đây thực sự là một kết quả đáng khích lệ vì ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam mới thoát khỏi thời gian khủng hoảng, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa có hiểu biết gì nhiều về thị trường Nhật Bản cũng như đặc điểm của thị trường này.
Sang năm sau năm 1995, kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ vào Nhật Bản đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao 150% gấp 5 lần, đạt giá trị 7,5 triệu USD tăng 6 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu như vậy chưa lớn song xét về tốc độ tăng trưởng thì khá cao. Lúc này tỷ trọng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản còn thấp nhưng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì thị trường Nhật Bản đã chiếm 23.8 % . Sở dĩ có mức tăng trưởng kỷ lục như vậy là do Việt Nam đã đi từ con số không đi lên. Hơn nưa, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ngày càng tiến triển tốt đẹp.
Năm 1996, kim ngạch đạt 17.5 triệu USD với tốc độ tăng trưởng là 23.33 %. Sang năm 1997, 1998, do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, nhiều thị trường nhập khẩu của Việt Nam bị giảm sút nhưng thị trường Nhật Bản vẫn khá ổn định, vì mặt hàng thủ công
mỹ nghệ vẫn là một trong những mặt hàng cần thiết cho sinh hoạt của người Nhật Bản, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng cũng giảm tương đối so với các năm trước. Năm 1997,tốc độ tăng trưởng là 11,4 % nhưng đến năm 1998 giảm 10% so với năm 1997, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 18 triệu USD . Kết quả giảm sút này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính làm cho giá cả của hàng Việt Nam cao hơn do đồng tiền của các nước khác chịu khủng hoảng mất giá, đồng thời sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam bị cạnh tranh bởi hàng thủ công mỹ nghệ của các nước xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ như Trung Quốc, Thái lan…
Năm 1999, tình hình đã được cải thiện sáng sủa hơn. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản là 24.4 triệu USD tăng 35.5 % so với năm 1998, chiếm 12.2 % tổng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của cả nước. Năm 2000 đánh dấu một thời kỳ phục hưng của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam . Xuất khẩu sang Nhật Bản cũng tăng nhưng tốc độ không cao. Sang năm 2002, kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản tăng vọt 36.8 triệu USD ,tăng 46.26 % so với năm 2001. Trong năm 2002 phải kể đến những thành công trong việc tiếp cận thị trường Nhật Bản, đó là việc phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam(VCCI) cùng các cơ quan hữu quan và doanh nghịêp đã xây dựng sàn giao dịch điện tử để trưng bày, giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam lên mạng. Sàn giao dịch này là đầu mối cung cấp thông tin về thị trường , giới thiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, về các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng này, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong giao dịch trực tuyến( như đàm phán , ký kết hợp đồng…). Năm 2003, thương mại điện tử với những lợi ích của nó đã được khai thác mạnh mẽ trong xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ , các doanh nghiệp kí được nhiều đơn hàng mới với đối tác Nhật Bản mà tốn ít chi phí giao dịch hơn, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tiếp tục gia tăng với 50 triệu USD, tăng 35.86% so với năm 2002. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam . Cũng phải nói đến sự quan tâm của Nhà nước trong vấn đề hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia tiếp cận thị trường Nhật Bản đồng thời nỗ lực phát triển mối quan
hệ song phương giữa 2 quốc gia. Cũng nhờ những nỗ lực đó của Nhà nước và sự cố gắng của các doanh nghiệp mà trong năm 2004, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 55 triệu USD, chiếm 12% kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của cả nước.
Kết quả trên tuy chưa phải là rất cao nhưng trong khi Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn mà Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng qua các năm cũng là kết quả rất đáng khích lệ.
2.1.3.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản.
Nhật Bản có nhu cầu rất lớn đối với hàng thủ công mỹ nghệ. Các mặt hàng được phân thành loại cao cấp là các loại nhập từ Mỹ và các nước châu Âu, loại giá rẻ được nhập từ các nước CHÂU Á như Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN.
Mặt hàng Nhật Bản nhập khẩu từ Việt Nam nhiều và thường xuyên nhất là đồ mỹ nghệ và gốm sứ, ngoài ra khách hàng Nhật Bản cũng rất ưa chuộng các mặt hàng được làm từ cói.
Bảng 5
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản
Đơn vị: triệu USD
Mặt hàng 2001 2002 2003 2004
Gỗ mỹ nghệ 15 20,7 21 18
Gốm sứ 4 4.5 5 5
Mây tre đan 3 2,5 4 4,3
Thêu ren 15 10 17,5 20
Thảm các loại 2 3 1 3
Sản phẩm được làm từ gỗ được đánh giá là mặt hàng có lợi thế nhất của Việt Nam trong xuất khẩu sang Nhật Bản. Người Nhật Bản có nhu cầu sử dụng gỗ rất lớn. Đây là loại sản phẩm không phải qua kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh, các tiêu chuẩn về môi trường cũng không khắt khe như Châu Âu và Mỹ. Trong năm 2001, Việt Nam đã xuất khẩu 15
triệu USD gỗ mỹ nghệ, các mặt hàng gỗ được khắc trạm khảm dùng trang trí trong nhà, sử dụng trong bếp...được đánh giá rất gần gũi với thị hiếu người Nhật Bản, chính vì vậy mà sang năm 2002, kim ngạch đã lên tới 20.7 triệu USD, chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ cả nước ( 52 triệu USD ), xuất khẩu gỗ mỹ nghệ đều tăng qua các năm, mức tăng trưởng là 21.28%.
Bên cạnh các sản phẩm gỗ mỹ nghệ các thị trường nội thất và sản phẩm bằng mây tre cũng được người Nhật Bản ưa dùng, chủ yếu là đĩa, chậu, ghế… với công nghệ sử lý nguyên liệu làm cho màu sắc đẹp, bóng, không mốc mọt, cùng với sự tăng cường phối hợp các nhiên liệu khác như kim loại màu để tăng được vẻ đẹp và tính hiện đại của sản phẩm, sản phẩm từ mây tre được khách hàng Nhật Bản ưa dùng. Tuy vậy, sản phẩm này đã gặp phải sự khó khăn lớn trong việc cạnh tranh với các sản phẩm từ Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia với công nghệ và kỹ thuật cao, sự đa dạng…Chính vì vậy kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản mới chỉ đạt 3 triệu USD vào năm 2001, kim ngạch tăng giảm không ổn định, năm 2002 xuất khẩu được 2.5 triệu USD và sang năm 2003 là 1.4 triệu USD. Tuy nhiên trong năm 2004 vừa qua ngành thủ công mỹ nghệ đã đưa ra nhiều mặt hàng với kiểu dáng và mẫu mã đặc biệt như giỏ xách tay hình quả bí, bàn ghế …thu hút sự quan tâm của các nhà nhập khẩu Nhật Bản cùng với sự hỗ trợ của nhà nước trên nhiều mặt làm kim ngạch xuất khẩu tăng lên 4.5 triệu USD.
Bên cạnh mặt hàng gỗ và mây tre đan gốm sứ cũng được đánh giá là mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu sang Nhật Bản. Nhập khẩu đồ gốm sứ vào Nhật Bản trong năm 2004 tăng mạnh so với năm 2003 cả về số lượng và kim ngạch nhập khẩu, đồ sứ là 16.484 tấn, gốm là 45.800 tấn nhưng nhập chủ yếu từ Trung Quốc, so với năm 2000, năm 2004 nhập khẩu đồ gốm tăng 160% tính theo lượng và 150% tính theo kim ngạch, nhập khẩu đồ gốm sứ từ Châu á tăng nhanh do mức giá rẻ và công nghệ sản xuất được chuyển giao từ Nhật Bản sang cho phép các nhà sản xuất Châu á cung cấp sản phẩm gần gũi hơn với người Nhật Bản. Đây là vấn đề mà ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam cần lưu ý khi đưa ra các giải pháp để thúc đẩy hàng thủ công mỹ nghệ vào Nhật Bản.. Tuy nhiên thị phần của Việt Nam còn khá khiêm tốn, mới chỉ đạt 5 triệu USD/ năm mặc dù thuế nhập khẩu rất
thấp. Đây là mặt hàng có nhiều triển vọng nếu nhà sản xuất chú ý đến khâu tạo hình và đặc điểm hệ thống phân phối của thị trường Nhật Bản.
* Xuất khẩu tại chỗ
Sau những thiên tai và bệnh tật xảy ra trong khu vực Châu á, Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn đối với khách du lịch. Hiện nay khách du lịch Nhật Bản vào Việt Nam ngay một nhiều. Hiện các cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ đón tiếp rất nhiều khách Nhật Bản,chủ yếu là tầng lớp thanh niên, họ ưa chuộng những mặt hàng mới mẻ mang dáng vẻ truyền thống nhưng độc đáo của Việt Nam. Mua sắm là mục đích thứ 2 của người Nhật Bản khi họ đến Việt Nam , trên cả mục đích tham quan và chỉ đứng sau mục đích thưởng thức ẩm thực. Trong tháng 4/ 2005 vừa qua, Tổng cục trưởng tổng cục du lịch Việt Nam và Bộ Trưởng Giao Thông và Lãnh thổ Nhật Bản Kazuo Kitagawa đã ký văn bản thoả thuận về hợp tác phát triển du lịch giữa 2 nước, theo đó hai nước sẽ thảo luận kế hoạch hợp tác cụ thể trong lĩnh vực du lịch như chính sách hỗ trợ của Nhà nước, hợp tác nghiên cứu thị trường và đào tạo cán bộ quản lý, hướng dẫn viên du lịch. Trong năm 2004 vừa qua, khách du lịch Nhật Bản ra nước ngoài là 16 triệu lượt người,trong đó khách vào Việt Nam là 700 nghìn lượt người. Như vậy, nếu mỗi khách du lịch sắm cho mình một sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể. Việt Nam cần có nhiều chính sách phát triển thị trường du lịch, để từ đó có thể tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.