Xu hướng nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Nhật Bản trong thời gian gần đây.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam (Trang 33 - 36)

III. Thực trạng thị trường hàng thủ công mỹ nghệ Nhật Bản 1 Tổng quan về thị trường Nhật Bản

3. Xu hướng nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Nhật Bản trong thời gian gần đây.

gian gần đây.

Trong một số năm gần đây, xu hướng nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Nhật Bản thể hiện như sau:

*Mặt hàng thảm.

Số lượng mặt hàng thảm nhập khẩu đạt đỉnh điểm vào năm 1995 trong đó giảm sút cả về số lượng và giá trị. Tuy nhiên, năm 2000 lượng nhập khẩu bất ngờ tăng mạnh trở lại. Năm 2001 lượng hàng nhẩp khẩu tăng tới 65.464 tấn ( tăng 4,3% so với năm trước) và đạt con số kỷ lục trong vòng hai năm gần đây. Nếu tính theo giá trị thì lượng hàng nhập khẩu cũng đạt 45,1 tỷ yên, tăng 6,1% so với năm trước. Tính theo số lượng thì loại thảm nhập khẩu nhiều nhất là loại thảm lông tiêu thụ phổ biến ( 29.809 tấn, chiếm 45,5% lượng thảm nhập khẩu ) và thảm dệt ( 26.843 tấn, chiếm 41% bao gồm cả một số loại thảm tay ). Năm 2001 lượng nhập khẩu loại thảm này tăng đáng kể từ Trung Quốc.

Hàng gốm sứ nhập khẩu đạt mức kỷ lục cả về số lượng và giá trị trong năm 2001, và xu hướng nhập khẩu mặt hàng này còn tiếp tục tăng. Hàng gốm sứ nhập khẩu đạt 16.484 tấn so với hàng gốm là 45.800 tấn và mặt hàng này bằng gốm đã tăng đáng kể nhờ tăng lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước đây, lượng hàng nhập khẩu đạt được tăng trưởng như vậy chủ yếu là nhờ :

- Lối sống cá nhân theo kiểu phương tây hoá ngày càng tăng lên ở Nhật Bản.

- Tăng mức thu nhập cá nhân vốn là nhân tố thúc đẩy nhu cầu đối với sản phẩm này;

- Người tiêu dùng Nhật Bản ưu thích những sản phẩm có nhãn hiệu hơn - Sự lên giá mạnh mẽ của đồng Yên.

Nhưng hiện nay, nguyên nhân dẫn đến lượng hàng gốm sứ nhập khẩu vào Nhật Bản tăng lên thực chất là do tăng lượng hàng nhập khẩu từ Châu á. So với mức của năm 2001, lượng hàng sứ nhập khẩu trong năm 2001 đã tăng 170% trong khi lượng nhập khẩu mặt hàng gốm sứ tăng 80%, còn đối với đồ gốm thì tăng 120%. Điều này chứng tỏ việc nhập khẩu những sản phẩm giá thấp tăng khá mạnh.

* Mặt hàng rèm

Từ năm 1990 đến năm 1996 lượng hàng rèm nhập khẩu tăng mạnh, nhưng do nền kinh tế đình trệ và sự giảm sút nhu cầu bất động sản đã làm cho lưọng hàng nhập khẩu giảm mạnh vào giũa năm 1997 và năm 1998. Sau khi có một vài dấu hiệu phục hồi phục vào năm 1999 thì tổng lượng hàng nhập khẩu trong năm 2000 tăng từ 908.000 tá sản phẩm lên 1,55 triệu tá sản phẩm. Năm 2001 tốc độ tăng là 40,1% và đạt con số kỷ lục mới 2,18 triệu tá sản phẩm. Nếu tính theo giá trị thì năm 2001 kim ngạch nhập khẩu đạt mức kỷ lục mới là 13,78 tỷ yên ( tăng 44% so với năm trước)

Có được sự tăng trưởng này chủ yếu là nhờ tăng lượng nhập khẩu từ Trung Quốc. Lượng hàng này chủ yếu được thiết kế tại Nhật Bản và được sản xuất tại Trung Quốc với sự giúp đỡ kĩ thuật từ phía Nhật Bản. Tại các xưởng dệt ở Nhật Bản tiền công cho người

lao động khá cao, ngoài ra các xí nghiệp Nhật Bản không thể cạnh tranh được với sản phẩm từ Trung Quốc về yếu tố giá cả. Chính vì thế trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục khuyến khích chuyển hướng sản xuất vải rèm ra nước ngoài.

Phẩn lớn hàng rèm nhập khẩu từ Châu Âu và từ Mỹ là nhập khẩu vải, vì thế không có những con số thống kê hải quan chính thức. Trong những năm gần đây việc nhập khẩu mặt hàng rèm may sẵn đã giảm sút, do giới trẻ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc thiết kế nội thất. Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng vải may rèm ngày càng tăng mạnh bởi điều này rất phù hợp với lối sống sôi động, tự nhiên hiện nay. Trong tương lai gần có thể sẽ tăng xu hướng các nước phương Tây xuất khẩu vải mau rèm sang Trung Quốc và tại đây người ta sẽ đảm nhiệm khâu sản xuất ra sản phẩm cuối cùng.

Trên cơ sở này, Việt Nam cần phân tích và rút ra cho mình những thời cơ cũng như thách thức cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w