7. Cấu trúc khóa luận
2.2.1. Tín hiệu hằng thể “hoa” trong ca dao
Trong tín hiệu học, người ta phân biệt điển dạng (hay hằng thể). Điển dạng là tín hiệu trong tính trừu tượng bất biến của nó, còn gọi là hằng thể của tín hiệu.
Trong số 462 tín hiệu có chứa tín hiệu thẩm mĩ hoa, tín hiệu hoa xuất hiện
147 lần trong ca dao. Trong cách hiểu thông thường, hoa (danh từ) hay bông là bộ phận chỉ cơ quan sinh sản, đặc trưng của thực vật có hoa. Cấu tạo đầy đủ lý tưởng của hoa bao gồm: cuống hoa, lá bắc, đài hoa (lá đài), tràng hoa (cánh
hoa), bộ nhị, bộ nhụy. Bất kì một loài hoa nào trong thế giới tự nhiên đều có
hương thơm và màu sắc đặc trưng, không loài nào giống loài nào. Chính bởi vẻ đẹp và hương thơm của hoa nên người ta thường lấy hoa làm chuẩn mực biểu thị cho cái đẹp trong cuộc đời. Dân gian ta thường có những câu ví von: đẹp như hoa, xinh như hoa, tươi như hoa, mặt hoa ra phấn,… nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa…
Mỗi độ hoa nở khoe sắc thắm đồng nghĩa với việc mang đến hương thơm và mật ngọt, đó là đặc trưng. Theo đó, ong bướm ở đâu cũng bay về tìm hoa, lấy mật:
(1)“Ầm ầm nghe tiếng ong san
Chị em cất gánh lên ngàn tìm hoa.” [12; 205]
Không chỉ tục ngữ mới có những câu ca phản ánh kinh nghiệm, bài học của con người về cuộc sống, ca dao cũng có những câu ca như thế:
(2) “Cây hoa nhà ta, cây quả nhà ta Muốn ăn thì vác gậy ra mà cời Cây hoa nhà người, cây quả nhà người
Trông thì mỏi mắt, chòi thì mỏi tay.” [12; 421]
Hoa mà thường là hoa đào xuất hiện trong ca dao như một sứ giả của tình yêu đôi lứa. Phải chăng vì mầu hoa đào thắm tươi, nồng nàn, quyến rũ, hay vì kiếp hoa đào mỏng manh bạc mệnh; hay vì vườn hoa đào đẹp một cách thanh
thoát, thần tiên v.v… đã gây được nhiều mỹ cảm cho người đời, nhiều thi hứng cho các tác giả dân gian. Hình ảnh người con gái đứng bên hoa đã từng là đề tài cho vô số tác phẩm nghệ thuật từ cổ đến kim. Với ca dao hình ảnh ấy được khắc họa như một bức tranh trữ tình:
(3) “Hôm qua thơ thẩn vườn đào
Thấy người thục nữ vít cành hái hoa
Lòng tôi có ý đợi chờ
Rõ ràng đôi người ấy trở ra lúc nào
Để tôi mơ ước mãi sao?” [12; 1228]
Những người con gái có lẽ đẹp nhất ở độ xuân thì với những dấu hiệu môi
đỏ, má hồng, yếm thắm, đeo hoa. Hoa như là một món nữ trang ưa chuộng mà người con gái dùng để làm tôn thêm vẻ đẹp nữ tính, duyên dáng của mình. Khi đã có chồng, người phụ nữ Việt Nam thường ít khi nghĩ riêng về mình mà họ dồn tất cả cho chồng cho con, đúng với quan niệm “có chồng gánh vác giang
sơn nhà chồng!”. Họ không còn nghĩ về bản thân mình nữa.
(4) “Chửa chồng yếm thắm đeo hoa
Chồng rồi, hai vú bỏ ra tày giành.” [12; 593]
Cho dù tín hiệu thẩm mĩ hoa xuất hiện với tư cách là hằng thể hay biến thể của hằng thể hoa thì người đọc cũng đều tìm thấy ở đó sự mộc mạc, bình dị mà gần gũi, thân quen với đời sống con người Việt Nam.