7. Cấu trúc khóa luận
1.4. Tín hiệu thẩm mĩ và ngôn ngữ văn học
Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, như màu sắc đối với hội họa, âm thanh đối với âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc. Nói cho cùng văn học là nghệ thuật của ngôn ngữ. Văn học là sự phản ánh hiện thực cuộc đời, tâm trạng, cảm xúc của con người thông qua các tín hiệu thẩm mĩ nhưng các yếu tố của hiện thực này muốn trở thành tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học phải nhờ có ngôn ngữ biểu đạt. Cấu trúc đặc biệt của hệ thống tín hiệu ngôn ngữ cho phép mỗi hình thức ngôn từ có thể phản ánh, biểu đạt được một sự vật, hiện tượng nào đó thuộc hiện thực khách quan cũng như từng hiện tượng thuộc thế giới tinh thần của con người. Nhờ vậy chủ thể tiếp nhận có thể lĩnh hội được từ văn học những hiện thực trực tiếp thông qua ngôn từ và chính nhờ thế mà ngôn từ trở thành chất liệu, thành phương tiện để xây dựng nên tác phẩm văn chương… Như vậy ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn học vừa là chính nó, vừa là cái biểu đạt cho tín hiệu thẩm mĩ, mang những nội dung thuộc tín hiệu thẩm mĩ. Cùng một dấu hiệu hình thức (thể chất) nhưng mang hai giá trị khác nhau: giá trị tín hiệu ngôn ngữ (thuộc hệ thống ngôn ngữ) và giá trị thẩm mĩ (thuộc hệ thống của tác phẩm văn học).
Có thể đồng ý với quan niệm cho rằng: ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ - tín hiệu thẩm mĩ, mang những đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ, những nội dung của tín hiệu thẩm mĩ. Những từ ngữ được gọi là các “nhãn tự”, các “thần cú”, hay các từ ngữ được sử dụng như những yếu tố mang tính ước lệ, tượng trưng, các điển cố văn học, các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng trong lối chơi chữ của văn học… mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn học đã lưu ý khi nói đến ngôn ngữ văn học chính là những yếu tố ngôn ngữ - tín hiệu thẩm mĩ, mang bản chất của tín hiệu thẩm mĩ này.
Trong vai trò là cái hiểu hiện của tín hiệu thẩm mĩ, các yếu tố ngôn ngữ cũng chính là các biến thể của tín hiệu thẩm mĩ, là sự cụ thể hóa về mặt hình thức (cái biểu hiện) của tín hiệu thẩm mĩ trong các tác phẩm văn học. Mỗi tín hiệu thẩm mĩ hằng thể có thể ứng với một hay một số biến thể ngôn ngữ nhất định. Nhiều trường hợp, việc sử dụng một biến thể ngôn ngữ nào đó cũng đem
lại giá trị biểu cảm, cụ thể hóa cho tín hiệu thẩm mĩ ở một nét nghĩa thẩm mĩ nào đó.
Mặt khác, quan hệ hằng thể - biến thể của tín hiệu thẩm mĩ còn được biểu hiện thành quan hệ giữa các tín hiệu chỉnh thể và tín hiệu bộ phận. Chẳng hạn giữa thuyền với cánh buồm, mái chèo; giữa hoa với nhị, đài hoa, tràng hoa…
quan hệ giữa các tín hiệu trừu tượng với các tín hiệu cụ thể, mang những đặc điểm về trạng thái, tính chất, quan hệ cụ thể khác nhau, chẳng hạn hoa nói chung với hoa thơm, hoa hồng, hoa tàn nhị rữa,…
Trong văn học, mối quan hệ này được bộc lộ qua mối quan hệ giữa một bên là một yếu tố ngôn ngữ biểu đạt hằng thể của tín hiệu thẩm mĩ với một bên là những yếu tố ngôn ngữ mang nội dung ngữ nghĩa cụ thể hơn. Có thể xét biến thể của tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm qua:
- Các hình thức ngôn ngữ diễn đạt một tín hiệu thẩm mĩ hằng thể trong tác phẩm;
- Các hình thức ngôn ngữ diễn đạt các biến thể của tín hiệu thẩm mĩ hằng thể nói trên;
- Các hình thức kết cấu diễn đạt mối quan hệ giữa tín hiệu thẩm mĩ hằng thể đó với tín hiệu thẩm mĩ khác cùng xuất hiện.
Những vấn đề lí thuyết trên đây là cơ sở lí luận định hướng cho việc thực hiện vấn đề nghiên cứu của đề tài. Khóa luận tiến hành thu thập, thống kê và phân tích những tư liệu có liên quan đến những tín hiệu thẩm mĩ “hoa” trong ca dao của người Việt.
1.5. Sơ lƣợc về các tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao
Thế giới các tín hiệu thẩm mĩ nói chung thực sự đã đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người từ xưa đến nay. Mối quan hệ giữa tín hiệu thẩm mĩ và thế giới con người, những ý nghĩa hàm ẩn mà tín hiệu khơi gợi ra như một quy ước thẩm mĩ của cộng đồng… là những vấn đề lý thú mà người ta vẫn mong muốn có thể lý giải được nhờ vào những nỗ lực của tư duy logic.
Hệ thống tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao đã thu hút được khá nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu và ngày càng có nhiều hơn những khám phá, phát hiện độc đáo. Các tín hiệu thẩm mĩ này đang dần dần được đánh giá đúng với những giá trị vốn có của chúng. Tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao là những tín hiệu ngôn ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần, có khả năng biểu hiện những ý nghĩa sâu xa. Tín hiệu này là những hình ảnh đã được dân gian chọn lọc trong sử dụng và được thử thách qua nhiều năm tháng, thể hiện đậm nét những đặc trưng truyền thống. Con cò, con bống, hạt mưa, ngọn đèn không tắt, chiếc áo rách, tấm
gương mờ… là những tín hiệu quen thuộc trong ca dao. Trong phạm vi nghiên
cứu hạn hẹp, khóa luận xin được giới thiệu về tín hiệu thẩm mĩ “hoa” trong ca dao người Việt xuất hiện với tần số cao trong sinh hoạt ca hát dân gian. Cùng với các loại tín hiệu thẩm mĩ khác tín hiệu thẩm mĩ “hoa” đã đem lại cho người tiếp nhận những ấn tượng sâu sắc, thú vị về bản chất thẩm mỹ của loại thơ ca dân gian đặc biệt này.
Tiểu kết chƣơng 1
Bản thân tín hiệu thẩm mĩ cũng là một loại tín hiệu cho nên nó cũng mang những đặc trưng của tín hiệu nói chung và có những dấu hiệu nhận biết của nó. Tín hiệu ngôn ngữ được coi là một loại tín hiệu đặc biệt – là loại tín hiệu thính giác, tín hiệu giao tiếp, tín hiệu nhân tạo, ước hiệu (võ đoán)…
Các tín hiệu luôn nằm trong một hệ thống nhất định. Ngôn ngữ là một loại tín hiệu đặc biệt nên nó cũng lập thành một hệ thống. Chính các nguyên tắc đồng nhất và đối lập, kết hợp (hay tuyến tính) và liên tưởng (hay trực tuyến), điển dạng (hay hằng thể) và hiện dạng (hay biến thể) trong hệ thống ngôn ngữ sẽ là những cơ sở lí thuyết quan trọng giúp lí giải về các tín hiệu ngôn ngữ trong quá trình hoạt động thực hiện các chức năng của ngôn ngữ trong giao tiếp, trong đó có giao tiếp nghệ thuật (giao tiếp của văn học).
Tín hiệu thẩm mĩ là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện của nghệ thuật. Đi vào thế giới nghệ thuật, các tín hiệu thông thường sẽ chuyển hóa thành tín hiệu thẩm mĩ và mang những nét đặc thù của nghệ thuật.
Tín hiệu thẩm mĩ có những đặc tính sau: Tính đẳng cấu, tính cấp độ, tặc tính tác động, tính biểu hiện, tính biểu cảm (tính bộc lộ), tính biểu trưng, tính truyền thống và cách tân, tính hệ thống, tính trừu tượng và cụ thể (vấn đề hằng thể và biến thể của tín hiệu thẩm mĩ).
Trên thực tế, có thể tiếp cận tín hiệu thẩm mĩ văn chương bằng rất nhiều con đường, nhiều hướng khác nhau. Khóa luận sử dụng phương pháp thống kê và phân tích ngữ cảnh làm định hướng chính cho việc khảo sát tín hiệu thẩm mĩ “hoa” trong ca dao Việt Nam.
Vì vậy, có thể xét biến thể của tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm văn học lần lượt qua:
- Các hình thức ngôn ngữ diễn đạt một tín hiệu thẩm mĩ hằng thể trong tác phẩm;
- Các hình thức ngôn ngữ diễn đạt các biến thể của tín hiệu thẩm mĩ hằng thể nói trên;
- Các hình thức kết cấu diễn đạt mối quan hệ giữa tín hiệu thẩm mĩ hằng thể đó với tín hiệu thẩm mĩ khác cùng xuất hiện;
Đây chính là cơ sở lí luận định hướng cho khóa luận trong việc thu thập, thống kê và phân tích những tư liệu có liên quan đến các tín hiệu thẩm mĩ hoa trong ca dao Việt Nam. Vậy tín hiệu thẩm mĩ hoa và đặc trưng trong lối tư duy – văn hóa của người Việt trong ca dao chi tiết ra sao chúng tôi sẽ làm rõ ở chương 2.
CHƢƠNG 2
TÍN HIỆU THẨM MĨ HOA VÀ ĐẶC TRƢNG TƢ DUY - VĂN HÓA CỦA NGƢỜI VIỆT TRONG CA DAO
2.1. Dẫn nhập
Là một bộ phận không nhỏ của thơ ca dân gian, ca dao đã để lại trong tâm hồn người đọc những ấn tượng đậm đà sâu sắc. Đó là tiếng tơ đàn muôn điệu chắt lọc từ đời sống sinh hoạt, ứng xử và tâm hồn của người dân lao động, từ trái tim yêu của nam nữ thanh niên nông thôn vừa mộc mạc hồn hậu, vừa tinh tế thanh cao. Tất cả những điều ấy được bộc lộ bằng nhiều cách khác nhau, song cách thông qua các hình ảnh gần gũi trong cuộc sống thu hút sự chú ý hơn cả. Chẳng hạn, trong ca dao những hình ảnh con cò, con bống, hạt mưa, hoa cỏ,
ngọn đèn không tắt, thuyền, bến… đã trở thành những tín hiệu thẩm mĩ quen
thuộc. Trong số những tín hiệu thẩm mĩ đó, hoa được nhắc lại nhiều lần như một môtíp, một ám ảnh nghệ thuật, một tín hiệu thẩm mĩ độc đáo mà có lẽ hiếm có sự vật khác nào có được.
Tín hiệu thẩm mĩ hoa trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều biến thể:
bông, đóa, tòa sen, hoa rơi, nụ rữa hoa tàn, hoa thơm mất nhị,… mỗi biến thể
lại mang những nét nghĩa, những sắc thái ý nghĩa khác biệt nhau, không trùng lặp, phục vụ đắc lực cho nhu cầu giãi bày tâm tư, tình cảm của dân gian ở nhiều khía cạnh trong đời sống hàng ngày. Chúng không mang những ý nghĩa hoàn toàn giống nhau nhưng cùng dựa trên một nét nghĩa chung phổ biến. Mỗi loài hoa với những tính chất, đặc điểm không giống nhau, hay cùng một loài hoa nhưng ở các trạng thái khác nhau… đã gợi cho dân gian những liên tưởng phong phú, đa dạng về con người và đời sống con người.
2.2. Kết quả khảo sát về tín hiệu thẩm mĩ “hoa” trong ca dao.
Khóa luận “Tín hiệu thẩm mĩ hoa và đặc trưng tư duy - văn hóa của người
Việt trong ca dao” bước đầu tìm hiểu về tín hiệu thẩm mĩ hoa trong ca dao của
khóa luận là những câu ca dao Việt Nam có chứa tín hiệu thẩm mĩ hoa. Cụ thể là dữ liệu trong “Kho tàng ca dao người Việt” tập 1, tập 2 của Nguyễn Xuân Kính (chủ biên). Khóa luận đã tiến hành khảo sát 462 câu ca dao có chứa tín hiệu thẩm mĩ hoa và thu được kết quả như sau:
2.2.1. Tín hiệu hằng thể “hoa” trong ca dao
Trong tín hiệu học, người ta phân biệt điển dạng (hay hằng thể). Điển dạng là tín hiệu trong tính trừu tượng bất biến của nó, còn gọi là hằng thể của tín hiệu.
Trong số 462 tín hiệu có chứa tín hiệu thẩm mĩ hoa, tín hiệu hoa xuất hiện
147 lần trong ca dao. Trong cách hiểu thông thường, hoa (danh từ) hay bông là bộ phận chỉ cơ quan sinh sản, đặc trưng của thực vật có hoa. Cấu tạo đầy đủ lý tưởng của hoa bao gồm: cuống hoa, lá bắc, đài hoa (lá đài), tràng hoa (cánh
hoa), bộ nhị, bộ nhụy. Bất kì một loài hoa nào trong thế giới tự nhiên đều có
hương thơm và màu sắc đặc trưng, không loài nào giống loài nào. Chính bởi vẻ đẹp và hương thơm của hoa nên người ta thường lấy hoa làm chuẩn mực biểu thị cho cái đẹp trong cuộc đời. Dân gian ta thường có những câu ví von: đẹp như hoa, xinh như hoa, tươi như hoa, mặt hoa ra phấn,… nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa…
Mỗi độ hoa nở khoe sắc thắm đồng nghĩa với việc mang đến hương thơm và mật ngọt, đó là đặc trưng. Theo đó, ong bướm ở đâu cũng bay về tìm hoa, lấy mật:
(1)“Ầm ầm nghe tiếng ong san
Chị em cất gánh lên ngàn tìm hoa.” [12; 205]
Không chỉ tục ngữ mới có những câu ca phản ánh kinh nghiệm, bài học của con người về cuộc sống, ca dao cũng có những câu ca như thế:
(2) “Cây hoa nhà ta, cây quả nhà ta Muốn ăn thì vác gậy ra mà cời Cây hoa nhà người, cây quả nhà người
Trông thì mỏi mắt, chòi thì mỏi tay.” [12; 421]
Hoa mà thường là hoa đào xuất hiện trong ca dao như một sứ giả của tình yêu đôi lứa. Phải chăng vì mầu hoa đào thắm tươi, nồng nàn, quyến rũ, hay vì kiếp hoa đào mỏng manh bạc mệnh; hay vì vườn hoa đào đẹp một cách thanh
thoát, thần tiên v.v… đã gây được nhiều mỹ cảm cho người đời, nhiều thi hứng cho các tác giả dân gian. Hình ảnh người con gái đứng bên hoa đã từng là đề tài cho vô số tác phẩm nghệ thuật từ cổ đến kim. Với ca dao hình ảnh ấy được khắc họa như một bức tranh trữ tình:
(3) “Hôm qua thơ thẩn vườn đào
Thấy người thục nữ vít cành hái hoa
Lòng tôi có ý đợi chờ
Rõ ràng đôi người ấy trở ra lúc nào
Để tôi mơ ước mãi sao?” [12; 1228]
Những người con gái có lẽ đẹp nhất ở độ xuân thì với những dấu hiệu môi
đỏ, má hồng, yếm thắm, đeo hoa. Hoa như là một món nữ trang ưa chuộng mà người con gái dùng để làm tôn thêm vẻ đẹp nữ tính, duyên dáng của mình. Khi đã có chồng, người phụ nữ Việt Nam thường ít khi nghĩ riêng về mình mà họ dồn tất cả cho chồng cho con, đúng với quan niệm “có chồng gánh vác giang
sơn nhà chồng!”. Họ không còn nghĩ về bản thân mình nữa.
(4) “Chửa chồng yếm thắm đeo hoa
Chồng rồi, hai vú bỏ ra tày giành.” [12; 593]
Cho dù tín hiệu thẩm mĩ hoa xuất hiện với tư cách là hằng thể hay biến thể của hằng thể hoa thì người đọc cũng đều tìm thấy ở đó sự mộc mạc, bình dị mà gần gũi, thân quen với đời sống con người Việt Nam.
2.2.2 Các biến thể của tín hiệu thẩm mĩ “hoa” trong ca dao
2.2.2.1 Biến thể từ vựng của tín hiệu hằng thể “hoa”
Biến thể từ vựng là những từ ngữ khác biệt về hình thức âm thanh với hằng thể nhưng cùng biểu hiện một ý nghĩa như hằng thể. Đó có thể là các biến thể ngữ âm, biến thể địa phương hay những từ ngữ gốc ngoại, hoặc từ ngữ phái sinh.
Trong ca dao, biến thể từ vựng của tín hiệu hoa xuất hiện ở những ngữ cảnh khác nhau và thể hiện những tình cảm, cung bậc cảm xúc khác nhau. Để làm được điều đó tác giả dân gian phải có tài năng vận dụng linh hoạt và sáng tạo ngôn ngữ độc đáo. Chính điều này đã lí giải tại sao những câu ca dao dân ca
lại đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong đời sống người dân lao động. Người ta yêu thích ca dao không chỉ vì nó dễ thuộc, dễ nhớ mà còn bởi trong mỗi câu nói cuộc sống hiện lên đều rất sinh động, giàu cảm xúc, toát lên tình yêu tha thiết với cuộc sống của con người. Họ tìm thấy ở đó niềm vui làm quên đi những khó khăn, vất vả mà cuộc sống lao động lam lũ mang đến.
Qua quá trình khảo sát, thống kê, khóa luận thu được các biến thể từ vựng của tín hiệu thẩm mĩ “hoa” trong ca dao của người Việt là những đơn vị đồng nghĩa, gần nghĩa, cùng trường nghĩa với từ hoa như sau:
Tín hiệu bông, bông là từ có nghĩa tương đương với hoa. Tín hiệu này xuất hiện 13 lần, không nhiều trong ca dao khi nói về hoa như: bông sen, bông ngâu, bông lí,… đó có thể là từ dùng để chỉ từng cái hoa, một bông hoa:
(5) “Ngắt bông sen, còn vương tơ óng
Cắt dây tình nào có dao đâu.” [12; 1632]
hay
(6) “Thương chồng nấu cháo le le
Nấu canh bông lí, nấu chè hạt sen.” [12; 2232]
hoặc cũng có thể để chỉ cụm hoa gồm nhiều hoa không cuống mọc dọc trên một