Một là: Triển khai thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng giúp các
DNNVV nhanh chóng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng được dễ dàng, thuận lợi.
Hai là: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội DNNVV,
thực hiện tốt các chương trình trợ giúp DNNVV của Nhà nước tại địa bàn.
Ba là: Khuyến khích việc thành lập các Hiệp hội nghề nghiệp
trên địa bàn, để phát huy vai trò là người đại diện cho tiếng nói của DN, nâng cao hiệu quả hoạt động và làm cầu nối giúp các DNNVV:
Tiếp cận nhanh chóng với các chính sách trợ giúp phát triển của Nhà nước đối với DNNVV.
Tăng cường, mở rộng mối liên kết giữa các DNNVV trong quá trình SXKD và tiêu thụ sản phẩm.
Bốn là: Chỉ đạo các ban ngành chức năng; Chính quyền cơ sở, giúp đỡ và tạo mọi thuận lợi để các DNNVV phát triển. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hoạt động của DNNVV, nhất là các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, tránh tình trạng nhiều cơ sở sản xuất đang hoạt động nhưng không đăng ký, đảm bảo hoạt động của các cơ sở này tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hoạt động của các NHTM Việt Nam, không chỉ dừng ở mức độ phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân, mà trong tương lai còn có nhiều vận hội mới, để ngày càng vươn xa hơn hoạt động của mình ra các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh đó chiến lược phát triển DNNVV đã được Nhà nước hoạch
định là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Chính vì thế mà chính sách tín dụng hiện nay các NHTM luôn hướng tới các DNNVV, để mở rộng đầu tư và cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. DNNVV đã và đang trở thành nhóm khách hàng mục tiêu, mang lại tiềm năng về doanh thu và lợi nhuận cho NHTM.
Việc nghiên cứu giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh ngân hàng huyện Trực Ninh – Nam Định, trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa quan trọng, giúp cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh phát triển ổn định, bền vững.
Sau khi nghiên cứu và về lý luận và thực tiễn luận văn đã hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ
bản về tín dụng và mở rộng tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng thương mại.
Thứ hai: Phân tích đánh giá một cách sâu sắc về thực trạng mở
rộng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng NoPTNT huyện Trực Ninh – Nam Định từ đó rút ra những điểm mạnh, những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân.
Thứ ba: Đề xuất những giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại chi nhánh ngân hàng huyện Trực Ninh – Nam Định. Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng No&PTNT
Việt Nam; Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định, để việc tổ chức thực hiện các giải pháp được nhanh chóng, thuận lợi.
Trong thời gian nghiên cứu, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ, viên chức chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định; Sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Hoàng Xuân Quế và giúp đỡ của tập thể các GS, PGS, TS, các thấy cô giáo khoa Ngân hàng – Tài chính trường Đại học Kinh tế quốc dân, luận văn đã được hoàn thành.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của tất cả những ai quan tâm để đề tài này được hoàn thiện và các giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNNVV không chỉ được thực hiện tại chi nhánh ngân hàng No&PTNT huyện Trực Ninh – Nam Định, mà còn được các NHTM khác áp dụng và là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.