Tính toán kích thước bể BASTAF:

Một phần của tài liệu báo cáo đtm dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao pp và bao phức hợp (Trang 55 - 60)

+ Thể tích cần thiết của bể tự hoại là: V = 30 m3 + Kích thước của mỗi bể: 4 (m) x 3 (m) x 2,5 (m)

2.3. Giảm thiểu chất thải rắn

- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: ước tính mức thải trung bình khoảng 175kg/ngày, chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy, chúng được chứa trong các thùng chứa có nắp kín được bố trí ngay tại nơi phát sinh (nhà ăn, nhà bếp) và sẽ được thu gom. Đơn vị ký hợp đồng với cơ sở thu gom rác tại địa phương để vận chuyển đến nơi chôn lấp theo quy định.

- Đối với chất thải sản xuất không nguy hại: phát sinh do vương vãi nguyên liệu, các mẩu thừa của thành phẩm do quá trình cắt, bao bì hư hỏng và bao bì chứa nguyên liệu đã vứt bỏ, giấy kraff loại bỏ được thu gom vào khu vực riêng trong kho, đặt ở phía Tây của nhà máy; một phần được tái sử dụng cho quá trình sản xuất hạt nhựa, còn một phần bán lại cho các cơ sở tái chế khác.

- Chất thải nguy hại: chủ yếu là các hộp mực, giẻ lau dính dầu mỡ, ngoài ra còn có bùn phát sinh trong quá trình xử lý nước thải sản xuất, loại chất thải này được thu

gom để vào khu vực riêng trong nhà kho, trong thùng chứa kín có nắp đậy, không để vương vãi thất thoát ra ngoài, định kỳ thuê đơn vị xử lý có chức năng đến chuyên chở và xử lý theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc "Ban hành danh mục chất thải nguy hại" và Thông tư số 12/2006/TT-BNTMT ngày 26/12/2006 của Bộ TN&MT về "Hướng dẫn thi hành lập thủ tục hồ sơ, đăng ký, cấp giấy phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại"

2.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn

Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động sản xuất bao bì của đơn vị chủ yếu là do hoạt động của máy kéo sợi, máy dệt, máy cắt, quạt thông gió... Hầu hết các thiết bị đều là những thiết bị mới, thuộc thế hệ công nghệ tiên tiến trong khu vực hiện nay nên mức ồn phát sinh không lớn (từ 78 - 82dBA). Tuy nhiên để giảm thiểu hơn nữa tiếng ồn và độ rung, Đơn vị sẽ áp dụng các biện pháp sau:

- Giảm thiểu tiếng ồn tại nguồn bằng việc cân bằng động các cơ cấu quay (quạt thông gió), thiết kế lắp đặt các bộ phận giảm âm.

- Các thiết bị gây ồn lớn được đặt cách ly trong phòng cách âm, tách riêng biệt với khu vực sản xuất khác.

- Với các thiết bị không thểđặt cách ly được thì không liên kết với kết cấu nhà; Tại các ống hút, ống đẩy sử dụng các mối nối mềm. Lắp các chi tiết giảm ồn và rung, ống giảm thanh và gioăng cao su, lò so giảm chấn...

- Sử dụng đệm chống ồn được lắp đặt tại chân của quạt, bơm

- Bảo dưỡng thay thế phụ tùng thiết bị đúng quy trình của nhà sản xuất

- Kiểm tra định kỳ các thông số kỹ thuật về mức độ ồn trong xưởng sản xuất nhằm đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động.

- Đối với những công nhân làm việc ở khu vực có tiếng ồn lớn sẽđược trang bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ chống ồn cá nhân (mũ, chụp bịt tai, găng tay, ủng, quần áo lao động), đồng thời quy định cụ thể thời gian làm việc trong một ca được rút ngắn 1-2 giờ, nghỉ giữa ca 30-45 phút, thời gian nghỉđược tính vào giờ làm việc.

- Trồng cây xanh xung quanh Nhà máy để giảm tiếng ồn phát ra khu vực xung quanh.

2.5. Biện pháp khống chế ô nhiễm đối với môi trường vi khí hậu

Các yếu tố vi khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cán bộ, công nhân viên làm việc trong nhà máỵ Để giảm nhẹ các chất ô nhiễm cho con người và môi trường, các biện pháp hỗ trợ cũng góp phần hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường làm việc bên trong nhà xưởng:

- Nhà xưởng sản xuất được xây dựng đảm bảo thông thoáng và chống nóng: Thông gió tự nhiên nhà xưởng là phương pháp lợi dụng sự chênh lệch về nhiệt độ, áp suất và gió giữa bên ngoài và bên trong nhà xưởng.

- Đường nội bộđược xây dựng kiên cố, nhằm giảm thiểu lượng bụi bốc lên do xe chạỵ TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO

- Vệ sinh nhà xưởng kho bãi được duy trì thường xuyên nhằm thu gom toàn bộ lượng nguyên vật liệu rơi vãi và tạo môi trường trong sạch.

- Hàng cây xanh xung quanh nhà máy có tác dụng che nắng, giảm lượng bức xạ mặt trời, giảm tiếng ồn và bụi phát tán ra môi trường bên ngoài, đồng thời tạo thẩm mỹ, cảnh quan môi trường trong khuôn viên nhà máy và tạo cảm giác êm dịu về màu sắc cho môi trường khu vực.

2.6. Biện pháp phòng chống cháy nổ, an toàn và sự cố môi trường

Trong quá trình sản xuất Đơn vị tiêu thụ một lượng điện có công suất điện áp caọ Do vậy vấn đềđảm bảo an toàn, phòng ngừa sự cố sẽđược quan tâm đúng mức.

Theo kết quả đánh giá tác động môi trường đã thực hiện ở chương 3 của báo cáo, một số biện pháp phòng ngừa và ứng phó với sự cố về môi trường có thể xảy ra được đề xuất như sau:

ạ Biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động

Đơn vị sẽ cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động để bảo vệ con người khi làm việc

- Mũ bảo vệ được sử dụng trong khu vực mà ở đó có nguy cơ vật trên cao rơi xuống hoặc hóa chất bán vàọ

- Trang bị và bắt buộc đeo găng tay khi làm việc nguy hiểm đến bàn tay, ngón taỵ - Vật bảo vệ tai, sử dụng ở những khu vực mà vào thời điểm đó tiếng ồn lớn hơn tiêu chuẩn cho phép

- Khi làm việc công nhân phải được mặc quần áo, giầy ủng bảo hộ lao động đã được cấp phát

- Cần bố trí các quạt thông gió, đèn chiếu sáng, các nhà vệ sinh, nhà tắm hợp lý. Chú ý các yếu tố vi khí hậu nhằm đảm bảo môi trường lao động an toàn và hợp vệ sinh, bảo vệ sức khỏe cho công nhân.

- Thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra sức khỏe định kỳ, hạn chế bệnh nghề nghiệp. Cần có phòng y tế trong nhà máy và các chế độ nghỉ ngơi điều dưỡng thích hợp.

b. Các biện pháp phòng tránh sự cố cháy nổ, chập điện

- Khoảng cách giữa các công trình phải bố trí phù hợp, hệ thống đường giao thông nội bộđảm bảo cho xe chữa cháy có thể chạy tới tất cả các hạng mục công trình khi cần thiết.

- Hệ thống cấp nước cho công tác chữa cháy: nước luôn được chứa đầy trong bể, có hệ thống ống dẫn nước tới các vị trí quan trọng để cắm ống nước cứu hỏạ

- Xây dựng nội quy, quy định về phòng chống cháy nổ

- Huấn luyện cho công nhân công tác PCCC trước khi vào sản xuất và có đội PCCC được huấn luyện và ở trạng thái thường trực.

- Duy trì điều kiện an toàn PCCC đểđảm bảo yêu cầu PCCC TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO

- Có hệ thống tiếp đất, chống sét cho khu vực nhà kho, nhà sản xuất chính, trạm điện; trang bị hệ thống báo cháy, đèn hiệu, còi cứu hỏa hoạt động bằng đầu cảm biến điện tử.

- Ngoài ra do dự án nằm trong hành lang lưới điện 35KV, như vậy trong giai đoạn thi công cũng như trong giai đoạn hoạt động của dự án, Đơn vị sẽ chú ý đến các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động. Đơn vị có kế hoạch làm việc với các đơn vị có chức năng đểđược hướng dẫn cụ thể.

CHƯƠNG 5

CAM KẾT THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Dựa vào những tác động phát sinh trong quá trình sản xuất cũng như các điều khoản trong Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định, Thông tư về bảo vệ môi trường, Đơn vị đưa ra những cam kết như sau nhằm giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường.

1. Cam kết trong giai đoạn xây dựng cơ bản

+ Tuân thủ các quy định về thiết kế, các quy định trong xây dựng cơ bản và vận chuyển vật liệu

+ Thu gom và xử lý kịp thời các chất thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng. Đất đá thải, đất san nền và các loại vật liệu xây dựng khác sẽ được tập kết đúng nơi quy định và có biện pháp thích hợp.

+ Thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm vật tư, vật liệu và tài nguyên.

+ Thực hiện đúng nội quy về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. Ứng cứu kịp thời các sự cố, rủi ro và phòng tránh thiên taị

+ Xây dựng đủ và đúng quy cách các công trình bảo vệ môi trường trước khi Dự án đi vào hoạt động.

2. Cam kết trong giai đoạn hoạt động của nhà máy

• Thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý các loại chất thải:

- Xử lý bụi và khí thải: nghiêm túc thực hiện các biện pháp giảm thiểu bụi và khí thải nhưđã đề xuất trong chương 4; Các công trình xử lý bụi và khí thải của dự án đều được hoàn thành trước khi dự án đi vào hoạt động chính thức; Trồng cây xanh có diện tích chiếm từ 10 - 15% tổng diện tích đất quy hoạch...

- Đối với tài nguyên nước: Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch, bảo vệ nguồn nước; Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng hệ thống bể BASTAF kiểu tự hoại trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung; Nước làm mát được sử dụng tuần hoàn 100%.

- Xử lý chất thải rắn:

+ Đối với chất thải rắn sinh hoạt: bố trí công nhân vệ sinh môi trường có trách nhiệm thu gom rác thải; trang bị các thùng chứa rác; giám sát hoạt động của đơn vị xử lý CTR được thuê

+ Đối với chất thải rắn nguy hại: thu gom vào các thùng chứa riêng; xử lý theo đúng quy định.

• Đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và các sự cố, rủi ro môi trường khác.

• Thực hiện đầy đủ những quy định của pháp luật về sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

• Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương trong việc kiểm tra, giám sát môi trường theo các quy định hiện hành.

3. Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường

Thực hiện các phương án giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động của nhà máy theo nội dung trong báo cáo ĐTM, cam kết tuân thủ nghiêm túc các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

+ Đối với nước thải sinh hoạt: Công ty cam kết xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn TCVN 6772 – 2000 mức II (tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt).

+ Đối với nước mưa: Công ty sẽ xây dựng hệ thống thu gom, lắng cặn trước khi thải ra môi trường.

+ Đối với nước thải sản xuất: Đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 5945 - 1995, mức B trước khi thải ra môi trường.

+ Đối với ô nhiễm không khí: Đơn vị cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu đã nêu trong báo cáo đảm bảo đạt tiêu chuẩn TCVN 5949-1998, TCVN 5937- 2005, TCVN 5938-2005, TCVN 5939-2005.

+ Đối với các loại chất thải rắn: Đơn vị cam kết sẽ thu gom, lưu giữ và xử lý theo đúng quy định.

+ Đối với chất thải nguy hại: Đơn vị sẽ thu gom, lưu giữ và thuê đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý theo Quy chế quản lý chất thải nguy hại được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 và Quy định 23/2006/QĐ-BTNMT

+ Cam kết tuân thủ Quyết định số 22/2006-QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. + Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Danh mục chất thải nguy hại;

+ Đơn vị cam kết thực hiện các chương trình quản lý và giám sát môi trường. Hàng năm trích kinh phí để thực hiện chương trình giám sát môi trường, số liệu giám sát sẽđược cập nhật đầy đủđể báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý.

+ Cam kết đền bù thiệt hại khi có sự cố, rủi ro do nhà máy gây nên đối với khu vực lân cận.

+ Cam kết hoàn thành các công việc sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt + Cam kết tuân thủ các điều khoản theo Quyết định phê chuẩn báo cáo nàỵ

CHƯƠNG 6

CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 1. Danh mục các công trình xử lý môi trường trong giai đoạn thi công 1. Danh mục các công trình xử lý môi trường trong giai đoạn thi công

Trong giai đoạn thi công xây dựng, Đơn vị sẽ bố trí các công trình xử lý môi trường tạm thời nhằm giảm thiểu các chất ô nhiễm môi trường như sau:

- Nhà vệ sinh lưu động xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân - Vòi tưới nước phun ẩm đường và các khu vực phát sinh nhiều bụi

- Thùng chứa dầu mỡ thải phát sinh trong quá trình sửa chữa chữa máy móc thi công - Khu vực chứa chất thải rắn xây dựng

2. Danh mục các công trình xử lý môi trường khi nhà máy đi vào hoạt động

Danh mục các công trình và thiết bị để xử lý, giảm thiểu và khống chế ô nhiễm môi trường như sau:

Bảng 32. Danh mục các công trình xử lý môi trường

TT Danh mục Mục đích Tiến độ thực hiện

Một phần của tài liệu báo cáo đtm dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao pp và bao phức hợp (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)