Các nguồn tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu báo cáo đtm dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao pp và bao phức hợp (Trang 28 - 33)

Để chỉ ra một cách định lượng các nguồn phát sinh và thành phần của chất thải do quá trình hoạt động của nhà máy, có thể dựa trên phân tích đặc trưng công nghệ sản

xuất, các dòng vật chất tham gia vào quá trình, các dòng chất thải sinh ra từ các công đoạn của quá trình sản xuất của nhà máỵ Trên cơ sở đó, các nguồn phát sinh và thành phần chất thải được nhận dạng như sau:

Bảng 21. Đặc trưng chất thải và tác động môi trường TT Các công đoạn sản xuất Chất ô nhiễm Tác động môi trường 1 Phương tiện vận chuyển Bụi, khí CO, CO2, SO2, tiếng ồn

Ô nhiễm môi trường không khí

2 Quá trình tráng màng và kéo sợi

Nhiệt, hơi nhựa, bụi, chất

thải rắn, nước thải Ôn nhiễm không khí, nước 3 Quá trình dệt Tiếng ồn, chất thải rắn Ô nhiễm không khí

4 Quá trình cắt Chất thải rắn, tiếng ồn Ô nhiễm môi trường không khí 5 Quá trình in - Hơi dung môị - Sản phẩm loại - Chất thải rắn - Giẻ lau - Mực thải - Chất thải rắn nguy hại (giẻ dầu)

- Môi trường không khí - Sức khỏe của công nhân 6 Quá trình may - Bụi, tiếng ồn Ô nhiễm môi trường không khí 7 Quá trình lồng tráng

bao PP và giấy

- Nhiệt, hơi nhựa, tiếng ồn

Ô nhiễm môi trường không khí 8 Quá trình tạo hạt - Tiếng ồn, nước làm mát

- Bụi, nhiệt, hơi nhựa

Ô nhiễm môi trường không khí 9 Quá trình đóng gói,

xuất xưởng

Chất thải rắn, bụi, tiếng ồn

Ô nhiễm môi trường không khí

10 Hoạt động các

động cơ Tiếng ồn

Ô nhiễm môi trường không khí

11 Hoạt động sinh

hoạt của công nhân Nước thải, chất thải rắn Ô nhiễm môi trường nước Môi trường đất

2.1. Nguồn gây ô nhiễm đến môi trường không khí

Đặc trưng của ô nhiễm môi trường không khí của ngành công nghiệp sản xuất bao bì từ hạt nhựa PP là ô nhiễm hơi hữu cơ, CO, SO2, NO2 và CO2, bụi, tiếng ồn phát sinh trong các công đoạn của dây chuyền sản xuất.

+ Hơi nhựa: Hơi nhựa phát sinh chủ yếu từ bộ phận gia nhiệt, kéo sợi, quá trình tạo hạt. Nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất bao bì chủ yếu là hạt nhựa PP (Polypropylen), với quá trình gia nhiệt ở 1800C sẽ làm phá vỡ cấu trúc của các hạt nhựa, và chuyển thành trạng thái lỏng, cùng với quá trình này sẽ có một số hợp chất hữu cơ bị thăng hoa và phát tán vào môi trường không khí. Nồng độ các chất gây ô nhiễm phụ thuộc rất lớn vào công nghệ sản xuất, công suất sản phẩm và trình độ thao tác kỹ thuật

Hàm lượng các khí độc và bụi phát sinh từ công nghệ sản xuất bao bì bằng nhựa được xác định theo "Environmental Sources and Emissons Handbook", hệ số phát tán khí độc và bụi thể hiện trong bảng sau:

Loại nhựa Hệ số phát tán bụi (kg/tấn nguyên liệu)

Hệ số phát tán khí độc (kg/tấn nguyên liệu)

Polypropylen 1,36 0,32

Tổng lượng nguyên liệu hạt nhựa đầu vào là 5.000 tấn/năm, dựa vào bảng hệ số phát tán các chất ô nhiễm ở trên, tính toán được tải lượng các chất ô nhiễm như sau:

Bụi tổng số: 5000 tấn/năm * 1,36 kg/tấn = 6.800 kg/năm hay 18,9 kg/ngày Hydrocacbon: 5.000 tấn/năm * 0,32 kg/tấn = 1600 kg/năm hay 4,44 kg/ngày Sựảnh hưởng của các hydrocacbon và bụi trong nhà xưởng sẽđược đánh giá cụ thể bằng các đợt đo kiểm soát môi trường định kỳ hàng năm khi đơn vị đi vào hoạt động sản xuất ổn định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ô nhiễm hơi dung môi phát sinh từ quá trình in bao bì: Đơn vị sử dụng máy in công nghiệp để in lên bao bì, như vậy sẽ hạn chếđược một phần lượng hơi dung môi phát sinh trong quá trình in.

Tại công đoạn pha mực: Mực in (mực gốc) là những hợp chất màu hữu cơ mà khi tiếp xúc với các vật liệu khác thì có khả năng bắt màu và giữ màu trên vật liệu bằng các lực liên kết lý học hay hóa học... Mực gốc thường đặc và có độ dính cao, khi sử dụng phải pha mực với chất độn và dung môi, Đơn vị sử dụng dầu trắng và các chất độn khác để pha mực. Dung môi sử dụng để pha mực thường là toluen, xăng, dầu, dibutylftalat...

Lượng dung môi dùng để pha mực sau khi in sẽ phát tán và bay hơi hầu hết vào môi trường không khí. Theo tỷ lệ hòa dung môi vào mực là 10%, như vậy lượng hơi dung môi phát tán vào môi trường không khí nếu như không có biện pháp khống chế hoặc giảm thiểu là: 120 tấn * 10% = 12 tấn/năm.

+ Ô nhiễm bụi: Bụi phát sinh chủ yếu tập trung ở công đoạn trộn nguyên liệu, phụ gia, tại các điểm nhập - xuất kho và do các phương tiện giao thông ra vào nhà máỵ

Tính toán tải lượng các chất gây ô nhiễm do hoạt động của ô tô ra vào xuất nhập hàng: Thành phần chính của các loại khí thải này thường bao gồm CO2, CO, NOx, hydrocacbon, hơi xăng dầụ Các khí thải này là sản phẩm của quá trình đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu của các phương tiện giao thông. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào chất lượng đường xá, mật độ xe, lưu lượng dòng xe, lượng nhiên liệu tiêu thụ.

Tải lượng các chất ô nhiễm được tính toán trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập:

Bảng 22. Tải lượng chất ô nhiễm đối với xe tải chạy trên các loại đường

Chất ô nhiễm

Tải lượng chất ô nhiễm theo tải trọng xe (g/km) Tải trọng xe < 3,5 tấn Tải trọng xe 3,5 - 16 tấn TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO

Trong TP Ngoài TP Đường Cao tốc Trong TP Ngoài TP Đường Cao tốc Bụi 0,2 0,15 0,3 0,9 0,9 0,9 SO2 1,16*S 0,84*S 1,3*S 4,29*S 4,15*S 4,15*S NO2 0,7 0,55 1,0 1,18 1,44 1,44 CO 1,0 0,85 1,25 6,0 2,9 2,9 VOC 0,15 0,4 0,4 2,6 0,8 0,8

Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí - Tập 1 - Generva 1993.

Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu (0,4%)

VOC: Chất hữu cơ bay hơi

Các điều kiện tính toán:

+ Tải trọng trung bình của xe: 10 tấn/xe

+ Số lượt xe ra Công ty một ngày: 1 lượt xe/ngày

+ Phạm vi ảnh hưởng của các xe vận chuyển trong khoảng bán kính 1 km

Như vậy với các điều kiện tính toán như trên thì tải lượng ô nhiễm bụi, khí CO, SO2, NOx, VOC do các phương tiện vận chuyển được xác định trong bảng sau:

Bảng 23. Tải lượng các chất khí ô nhiễm do ô tô vận chuyển Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm theo

tải trọng xe (g/km)

Quãng đường xe đi được (km/ngày)

Tải lượng (g/ngày) Bụi 0,9 1 0,9 SO2 4,15*S 1 0,0166 NOX 1,44 1 1,44 CO 2,9 1 2,9 VOC 0,8 1 0,8 Tổng 6,0566

+ Tiếng ồn phát sinh từ dây chuyền sản xuất bao bì chủ yếu do hoạt động của máy kéo sợi, máy dệt, máy cắt... Ngoài ra tiếng ồn do các phương tiện giao thông vận tải ra vào nhà máy cũng là một nguồn gây nên mức ồn lớn. Tuy nhiên, mức ồn tại các vị trí xung quanh và khu dân cư không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn do hoạt động sản xuất của Đơn vị.

Có thể tham khảo mức độ gây ồn do các thiết bị cũ của Công ty TNHH Trung Kiên, phân xưởng I có công nghệ tương tự như sau:

Bảng 24. Mức ồn ở một số công đoạn sản xuất của phân xưởng I Công ty TNHH Trung Kiên

Ngày đo: 23/9/2008

TT Vị trí đo Mức ồn (dBA)

1 Đầu xưởng sản xuất bao xi măng 85,2 TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO

2 Cuối xưởng sản xuất bao xi măng 87,6 3 Đầu xưởng sản xuất bao PP 90,3 4 Cuối xưởng sản xuất bao PP 89,4

QĐ 3733/2002/QĐ-BYT 85,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng 24 cho thấy mức ồn tương đối cao ở hầu hết các vị trí, đặc biệt là ở phân xưởng sản xuất bao PP có mức ồn lớn vượt tiêu chuẩn cho phép của TCVN 3733/2002/QĐ- BYT (Tiêu chuẩn vi khí hậu vùng làm việc). Nhận thức được mức độ gây ồn và hiệu quả sản xuất của các thiết bị máy móc cũ, nên Đơn vị đầu tư trang thiết bị máy móc mới hoàn toàn để giảm mức độ gây ồn đạt tiêu chuẩn cho phép trong môi trường lao động

2.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ạ Nước thải sản xuất ạ Nước thải sản xuất

- Nước thải trong quá trình sản xuất phát sinh ở công đoạn làm mát máy, khu vực cán màng và khu vực máy tạo hạt, trong nước thải làm mát không chứa thành phần các chất gây ô nhiễm, với lưu lượng khoảng 13m3/ngày

- Nước thải phát sinh từ công đoạn tạo màng (khu vực máy tráng màng): nguyên liệu sau khi gia nhiệt được ép thành màng nhựa, đưa màng nhựa này qua bể nước với mục đích làm mát và cốđịnh sản phẩm, lượng nước này chiếm khoảng 2m3/2 máy, lượng nước này được thu gom sau khoảng 10 ngày đem xử lý và sử dụng tuần hoàn trở lạị Thành phần của nước thải loại này chủ yếu là các chất lơ lửng, chất tạo màu do các chất hữu cơ phai ra từ các hạt nhựạ

Tổng lượng nước cần cho sản xuất trong một ngày vào khoảng 15m3/ngàỵ Toàn bộ lượng nước này đều được sử dụng tuần hoàn, như vậy có thể nói hoạt động sản xuất của cơ sở không phát sinh ra nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường.

b. Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt phát sinh do vệ sinh của công nhân và nước phục vụ cho ăn cạ Lưu lượng nước thải sinh hoạt thải vào môi trường được tính như sau:

+ Nước dùng cho vệ sinh của người lao động trong cơ sở sản xuất: Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt của công nhân theo Quy định 20/TCN 33-85 của Bộ xây dựng là 45 lít/người/ngàỵ Như vậy khi đi vào sản xuất ổn định lượng nước vệ sinh dùng cho 350 cán bộ công nhân viên của Đơn vị là:

Q1 = 350 (người) x 45 (lít/người/ngày) = 15.750 (lít/ngày) = 15,75 (m3/ngày) + Nhu cầu dùng nước để chuẩn bị bữa ăn cho người lao động trong Đơn vị: Theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4474-87, lượng nước dùng cho nhà ăn tập thể tính cho 1 người với một bữa ăn là 25 lít nước. Vậy lượng nước sử dụng cho nhà ăn ca là:

Q2 = 350 (người) x 25 (lít/người/bữa) = 8.750 (lít/bữa ăn) = 8,75 (m3/bữa ăn) + Tổng lượng nước sử dụng vào mục đích sinh hoạt của Đơn vị là:

Qsh = Q1 + Q2 = 15,75 m + 8,75 m = 24,5 (m /ngày)

Như vậy tổng lượng nước sử dụng cho quá trình sinh hoạt của Đơn vị là 25m3/ngày, lượng nước thải phát sinh chiếm khoảng 80% lượng nước sử dụng (20m3/ngày đêm).

Như đã nêu ở trang 26 về thành phần của nước thải sinh hoạt và từ bảng 18 trang 27 ta tính toán được tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt cho 350 lao động như sau:

Bảng 25. Tải lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải

(Tính cho 350 công nhân)

TT Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày)

1 BOD5 15,75 ÷ 18,9

2 Chất rắn lơ lửng (SS) 24,5 ÷ 50,75 3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 59,5 ÷ 77

4 Nitrat (NO3-) 2,1 ÷ 4,2

5 Phosphat (PO43-) 0,21 ÷ 1,575

Để giảm hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt, Đơn vị sẽ xây dựng bể xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 6772- 2000, mức IỊ

Một phần của tài liệu báo cáo đtm dự án đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất bao pp và bao phức hợp (Trang 28 - 33)