Mức II (mg/l) 1 BOD5 787,5 ÷ 945 30 2 Chất rắn lơ lửng (SS) 1.225 ÷ 2.537,5 50 3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) 2.975 ÷ 3.850 500 4 Nitrat (NO3-) 105 ÷ 210 30 5 Phosphat (PO43-) 10,5 ÷ 78,75 6 Ghi chú:
- TCVN 6772 - 2000: Tiêu chuẩn chất lượng nước thải sinh hoạt
- Mức II: Áp dụng cho các nhà máy có diện tích khu vực làm việc từ 10.000 m2 đến 50.000m2.
Nhận xét:
Như vậy nước thải sinh hoạt của Nhà máy nếu không được xử lý sẽ có nồng độ BOD5 vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 26,25 ÷ 31,5 lần; SS vượt quá tiêu chuẩn cho phép 24,5 ÷ 42,3 lần; TDS vượt quá tiêu chuẩn cho phép 5,95 ÷ 7,7; Nitrat vượt tiêu
chuẩn cho phép 3,5 ÷ 7 lần; Phosphat vượt tiêu chuẩn cho phép 1,75 ÷ 13 lần. Vì vậy nguồn nước thải sinh hoạt này nếu không được xử lý trước khi thải ra ngoài sẽ gây ô nhiễm môi trường thủy vực xung quanh.
b. Tác động của nước thải sản xuất
- Với quy trình sản xuất bao bì của đơn vị đã được nêu ở chương 1, tổng lượng nước dùng cho dây chuyền sản xuất bao bì của đơn vị là 15m3/ngày đêm, trong đó có 2m3 là nước làm mát trực tiếp màng nhựa, loại nước này chủ yếu liên quan đến độ màu và một số chất lơ lửng, gây khó chịu về mặt cảm quan. Đơn vị sử dụng nước tuần hoàn nên nước thải ra môi trường rất ít và khi thải ra sẽđược xử lý bằng phương pháp lắng lọc và keo tụ để giảm độ màu và các tạp chất có trong nước thảị Như vậy nước thải sản xuất của Đơn vị có tác động rất ít đến chất lượng môi trường nước khu vực.
- Đối với nước thải từ quá trình vệ sinh bản in: đây là nước thải có chứa nhiều thành phần kim loại độc hại, dầu, độ màụ.. loại nước này nếu thải thẳng ra lưu vực tiếp nhận sẽ gây tác động trực tiếp đến sinh vật trong môi trường nước. Tuy nhiên loại nước này phát sinh không thường xuyên, mặt khác chúng đều được thu gom vào bể xử lý cùng với nước thải sản xuất.
c. Đánh giá tác động của nước mưa chảy tràn
Vào những khi trời mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án sẽ cuốn theo đất cát, chất cặn bã, dầu rơi rớt xuống hệ thống thoát nước của khu vực. Nếu lượng nước này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nước ở các thủy vực, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực.
3.3. Đánh giá tác động của chất thải rắn ạ Đối với chất thải rắn sinh hoạt ạ Đối với chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân nhà máy bao gồm: các loại văn phòng phẩm qua sử dụng thực phẩm thừa và bao bì các loạị Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong ngày là 175kg/ngàỵ Lượng rác thải nếu không được thu gom xử lý sẽ là nguồn gây tác động không nhỏ tới môi trường trong khu vực sản xuất và môi trường khu vực xung quanh.
Các chất lơ lửng tại các hố gas thu gom nước mưa, chủ yếu ở dạng bùn. Chất thải này sẽ gây tắc hệ thống thoát nước, gây bồi lắng thủy vực và gây ra ô nhiễm nguồn nước.
b. Đối với chất thải rắn sản xuất
- Đối với loại chất thải rắn là các bavia nhựa, các sản phẩm hỏng, lỗị.. đều được tái chế lại tạo thành hạt nhựa, quay vòng lại cho quá trình sản xuất. Nhìn chung chất thải rắn loại này hầu như không có tác động đến môi trường. Đối với chất thải là giấy loại, được thu gom bán lại cho cơ sở khác.
- Đối với chất thải rắn là loại chất thải nguy hại như vỏ hộp mực, các loại giẻ lau dính dầu mỡ, dầu thải vệ sinh máy móc thiết bị theo định kỳ. Ngoài ra còn một số
loại chất thải nguy hại nữa là các loại bóng đèn cháy hỏng... Toàn bộ loại chất thải này đều được thu gom đưa đi xử lý theo quy định về xử lý chất thải nguy hạị
3.4. Tác động đến môi trường đất
Dự án sử dụng diện tích đất 32.458m2 trong thời gian 50 năm và tạo ra sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong khu vực như: chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất công nghiệp và đất giao thông... làm tăng hiệu quả sử dụng đất thông qua thuế đất. Đây là những tác động không thể tránh khỏi, tuy nhiên việc thay đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất nông lâm nghiệp thành công nghiệp hiện đang là xu hướng tích cực đối với Việt Nam hiện naỵ
Khi Dự án xây dựng sẽ tác động tới môi trường đất trong khu vực do các hoạt động đào đắp, bụi, bẩn làm gia tăng quá trình lắng đọng bùn đất trong hệ thống sông ngòi, cống rãnh thoát nước và có thể gây úng ngập, giảm chất lượng nước mặt, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước.
Quá trình đổ thải các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của Đơn vị (nước thải, khí thải, chất thải rắn) đều có tác động gây ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp khu vực lân cận nếu không có biện pháp thu gom và xử lý.
3.5. Tác động đến môi trường sinh thái
Các tác động này chủ yếu liên quan đến việc thải các chất ô nhiễm như chất ô nhiễm nước, không khí và chất thải rắn vượt quá mức cho phép vào môi trường tiếp nhận gây nên những biến đổi cơ bản về hệ sinh thái trong khu vực. Tuy nhiên do các chất thải trên có thể kiểm soát được bằng việc quan trắc và xử lý triệt để nên có thể hạn chế hoặc loại trừđược ảnh hưởng của chúng tới môi trường nói chung và hệ sinh thái nói riêng.
3.6. Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội
Quá trình xây dựng dự án cũng như khi dự án đi vào hoạt động sẽ có những tác động đến kinh tế - xã hội như sau:
- Gây mất việc làm tạm thời cho những người dân địa phương bị thu hồi đất nông nghiệp nằm trong đất quy hoạch dự án.
- Thay đổi điều kiện sinh hoạt của người dân, làm gia tăng dân số do sử dụng nhiều lao động của Đơn vị, gây ra các vấn đề phức tạp về văn hóa, trật tự và an ninh tại khu vực.
- Tăng nguy cơ tai nạn giao thông (trên đoạn đường quốc lộ 5 và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng tại khu vực dự án) do gia tăng mật độ lưu lượng các xe ra vào nhà máy, đặc biệt là đoạn đường từđường 5 cắt qua đường sắt vào nhà máỵ
- Khi dự án đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm cho 350 lao động, góp phần làm giảm áp lực về việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân, khai thác được nguồn nhân lực dư thừa tại địa phương, làm giảm các tiêu cực xã hộị
- Dự án góp phần phát triển kinh tế khu vực, góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế.
3.7. Đánh giá sự cố, rủi ro và an toàn lao động
Khi Đơn vị đi vào sản xuất ổn định có thể gây ra các sự cố, rủi ro về an toàn lao động làm ảnh hưởng xấu đến con người như: