NHẬN THỨC CỦA NGƢỜI DÂN VỀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG 1 Nhận thức về xử lý phân và sử dụng phân tƣơ

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng vệ sinh môi trường và hành vi vệ sinh cá nhân tại cộng đồng dân cư xã thủy biều (Trang 35 - 36)

4.3.1. Nhận thức về xử lý phân và sử dụng phân tƣơi

Kết quả khảo sát (biểu đồ 3.7) cho thấy, nhận thức của người dân về xử lý phân và sử dụng phân tươi được phân thành 3 loại: tốt, trung bình và yếu, trong nghiên cứu này tỷ lệ đạt loại trung bình chiếm 66,7%. Theo cuộc điều tra về “Thực trạng vệ sinh môi trường nông thôn Việt Nam” gần đây nhất do

Cục Y tế dự phòng Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng cấp nước và Vệ sinh môi trường của Trường Đại học Y Thái Bình thực hiện, cho thấy kiến thức phòng bệnh tiêu chảy và bệnh giun còn rất hạn chế ở hầu hết các nhóm đối tượng. Số người dân trả lời đúng về một số nội dung phòng bệnh tiêu chảy và bệnh giun sán bằng cách sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiểu, tiện, rửa tay xà phòng, tẩy giun định kỳ, không sử dụng phân tươi còn rất thấp [22].

4.3.2. Nhận thức về nguồn nƣớc sạch và sử dụng nƣớc sạch

Qua bảng 3.10 chúng tôi nhận thấy, nhận thức của người dân về nguồn nước sạch và sử dụng nước sạch đạt loại tốt chiếm khá cao 53,3%. Không có đối tượng khảo sát đạt loại yếu. Kết quả này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Dương Xuân Hùng tại tỉnh Thái Nguyên, theo tác giả [18], có tới 50,12% số người không kể tên được một nguồn nước sạch. Trong khi đó chỉ có 33,96% số người trong mẫu điều tra kể tên được các nguồn nước không sạch và 63,93% không kể được đúng tên các bệnh do nguồn nước không sạch gây ra.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng vệ sinh môi trường và hành vi vệ sinh cá nhân tại cộng đồng dân cư xã thủy biều (Trang 35 - 36)