ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng vệ sinh môi trường và hành vi vệ sinh cá nhân tại cộng đồng dân cư xã thủy biều (Trang 30 - 33)

Giới

Kết quả thu được ở biểu đồ 3.1 cho thấy, nam giới chiếm tỷ lệ 58,5% cao hơn nữ giới (41,5%) qua phỏng vấn 270 người dân hiện đang sinh sống tại 2 thôn Trung Thượng và Đông Phước 1 thuộc xã Thủy Biều, TP.Huế. Mặc dù việc chọn đối tượng để phỏng vấn được thực hiện theo phương pháp ngẫu nhiên, tuy nhiên tỷ lệ này cũng phản ảnh khá trung thực cơ cấu dân số hiện nay ở nước ta, nam giới cao hơn nữ giới một ít.

Tuổi

Đối tượng chúng tôi chọn để nghiên cứu là những người trưởng thành, có độ tuổi > 18 tuổi. Kết quả ở biểu đồ 3.2 cho thấy tuổi của đối tượng nghiên cứu được phân bố như sau:

- Từ 18 - 49 tuổi chiếm 43,0% - Từ 50- 60 tuổi chiếm 31,5% - Từ > 60 tuổi chiếm 25,5%

Như vậy nhóm tuổi 18 - 49 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (43,0%) so với tổng số người được phỏng vấn. Tỷ lệ này phù hợp với cơ cấu dân số hiện tại ở nước ta. Số người dân trong độ tuổi lao động thường chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng dân cư nông thôn.

Trình độ văn hoá

Trình độ văn hoá là biến số liên quan đến nhận thức về vệ sinh môi trường cũng như hành vi vệ sinh cá nhân của người dân. Kết quả ở biểu đồ 3.3 cho thấy mức học vấn bậc tiểu học chiếm 27,8%; trung học cơ sở 36,7%; trung học phổ thông 27,0% và cao đẳng-đại học chiếm 8,5%. Nhìn chung,

mức học vấn của người dân được chọn để phỏng vấn là khá cao, tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của tác giả Dương Xuân Hùng, qua nghiên cứu kiến thức-thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân tại 2 xã Hợp Tiến và Cây Thị thuộc huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Ngyên (2008) cho biết, mức học vấn bậc tiểu học là 30,2%, trung học cơ sở 2,1% [18].

Nghề nghiệp

Kết quả ở bảng 3.4, cho thấy nghề nghiệp của người dân được phân thành 6 nhóm: làm nông, buôn bán, công nhân viên chức, hưu trí-già cả, nội trợ, dịch vụ; trong đó nhóm làm nông chiếm tỷ lệ cao hơn cả, 31,1%.

4.2. THỰC TRẠNG VỆ SINH MÔI TRƢỜNG 4.2.1. Công trình xử lý phân tại hộ gia đình 4.2.1. Công trình xử lý phân tại hộ gia đình

Công trình xử lý phân tại hộ gia đình là một trong những nhân tố quan trọng đóng góp chính vào tình trạng vệ sinh môi trường ở cộng đồng. Vì phân người nếu không được thu gom và xử lý hợp vệ sinh (HVS) sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm thực phẩm và môi trường xung quanh, gây nên nhiều loại bệnh tật. Vì vậy phân người cần được thu gom, xử lý để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh bằng các loại nhà tiêu HVS. Theo Quyết định 08/2005/QĐ- BYT của Bộ Y tế, có 4 loại nhà tiêu HVS đó là: nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu thấm dội nước, nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu chìm có ống thông hơi [8]. Theo bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy, có 99,2% hộ có nhà tiêu. Trong đó, người dân ở địa bàn khao sát chủ yếu sử dụng loại hố xí tự hoại và bán tự hoại, chiếm 97,0%, còn lại một ít sử dụng hố xí đất chìm (2,2%); không có loại hố xí 2 ngăn và thấm dội nước. Kết quả này cao hơn rất nhiều so với những nghiên cứu trước đây. Tác giả Nguyễn An Linh qua nghiên cứu thực trạng nhà tiêu hợp vệ sinh ở Huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai(2008) cho biết, 50% hộ gia đình thuộc 4 vùng sinh thái của huyện Định Quán không có nhà tiêu để xử lý phân. Cũng theo Nguyễn An Linh, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu

HVS vùng nông thôn Nghệ An, năm 2001 là 23%; tại huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế năm 2002 là 21%; tại Thái Bình, năm 1999, là 30-38%.

* Sử dụng phân người: Theo Vụ Vệ sinh Môi trường-Bộ Y tế, tình trạng dùng phân người trong sản xuất nông nghiệp (trồng cây, nuôi cá...) ở nước ta còn khá phổ biến (chủ yếu tập trung ở các vùng thuộc miền Bắc. Cao nhất là vùng đồng bằng sông Hồng 67,4%, vùng Đông Bắc, Tây Bắc 50%, Bắc Trung Bộ 41%, các dân tộc Mường, Tày, Nùng 50%...). Điều này góp phần làm tăng sản lượng trong sản xuất nông nghiệp nhưng ngược lại cũng làm ô nhiễm nguồn nước và gieo rắc mầm bệnh ra môi trường nếu người sản xuất sử dụng phân người chưa qua xử lý đúng quy định vệ sinh. Qua bảng 3.2 cho thấy 100% đối tượng đều không sử dụng phân người.

4.2.2. Sử dụng nƣớc tại gia đình

Công trình xử lý phân và sử dụng nước là 2 thành tố chính của vệ sinh môi trường ở cộng đồng nông thôn nước ta. Việc cung cấp đủ nước sạch cho người dân sử dụng là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nước ta. Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã kết luận rằng chất lượng nước và nhà tiêu tại có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người. Nhiều vụ dịch bệnh liên quan đến nước bị ô nhiễm như bệnh tả, thương hàn, lị, tiêu chảy, viêm gan A…đã và đang xẩy ra ở cả những nước phát triển và đang phát triển. Thiếu nước cũng gây ảnh hưởng trầm trọng, đặc biệt là sự phát sinh và lây nhiễm các bệnh về da, mắt và các bệnh truyền qua đường phân miệng. Thống kê của WHO cho biết, có khoảng 80% các bệnh tật và ốm đau của nhân loại là do tình trạng không được cung cấp nước sạch và chất lượng môi trường xấu. Ở các nước đang phát triển, hàng năm có trên 6 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì các bệnh tiêu chảy, 18 triệu người lớn chết vì các bệnh liên quan đến nguồn nước và điều kiện vệ sinh môi trường kém...[23]. Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy, loại nguồn nước sử dụng tại địa bàn khảo sát rất đa dạng (nước

máy, nước giếng, nước sông, nước mưa). Trong đó 96,7% hộ đều có sử dụng nước máy. Kết quả này cao hơn rất nhiều so với mục tiêu của Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường của Bộ Y tế, theo chương trình này, phấn đấu đến năm 2010, 70% hộ gia đình ở nông thôn nước ta được cung cấp nước sạch hợp vệ sinh [6].

* Công trình cung cấp nƣớc

Theo kết quả ở bảng 3.4 chúng tôi nhận thấy, số lượng hộ có công trình nước máy chiếm đa số 89,3%. Tuy vậy, vẫn có 3 hộ không có công trình cấp nước tại gia đình. Trong số 270 hộ khảo sát, thấy có 26 hộ có công trình giếng nước tại nhà (20 giếng xây và 6 giếng khoan).

Kết quả quan sát tại hộ gia dình cho thấy, phần lớn khoảng cách từ giếng đến nguồn ô nhiễm, từ 10 đến 20m chiếm 69,2%. Có lẽ do địa bàn khảo sát là vùng ven thành phố cộng thêm trình độ học vấn của người dân tương đối khá nên họ biết chọn khoảng cách an toàn, hợp vệ sinh để xây dựng giếng nước.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng vệ sinh môi trường và hành vi vệ sinh cá nhân tại cộng đồng dân cư xã thủy biều (Trang 30 - 33)