Nâng cao hiệu quả thu thập, sử dụng thông tin hỗ trợ hoạt động tín dụng:

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín - chi nhánh đồng nai (Trang 34 - 35)

Nhằm hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản trị và kiểm soát rủi ro tín dụng, ngân hàng cần phải thực hiện hiệu quả việc thu thập, lƣu giữ và xử lý, phân tích các thông tin liên quan đến khách hàng, thƣờng xuyên cập nhật khi có thay đổi nhằm đảm bảo kiểm soát thông tin khách hàng một cách chính xác, đầy đủ, ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro. Để có thể thực hiện hiệu quả công việc này, Sacombank cần phải:

 Thƣờng xuyên giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng nhằm thu thập những thông tin mới hoặc những thay đổi về phía khách hàng. Thông thƣờng, ngân hàng vẫn sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp để nắm bắt và thu thập thông tin. Tuy nhiên, các thông tin này là không đầy đủ, chính xác. Do đó, cán bộ tín dụng cần phải thƣờng xuyên thu thập thêm thông tin về khách hàng từ việc quan sát khách hàng, trao đổi và tiếp xúc với các đối tác của khách hàng, từ các ngân hàng có liên quan và từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc (CIC).

 Thƣờng xuyên khảo sát thị trƣờng nhằm thu thập các thông tin từ những sản phẩm của khách hàng trên thị trƣờng nhằm đánh giá tình hình cung, cầu và giá trị của sản phẩm, để có thể đánh giá đúng giá trị của khách hàng và tài sản đảm bảo của họ.

 Hoàn thiện và nâng cao hệ thống lƣu trữ thông tin tín dụng của ngân hàng, nhằm đảm bảo các thông tin thu thập đƣợc từ phía khách hàng đƣợc lƣu trữ một cách an toàn, chính xác, hỗ trợ việc cập nhật, thay đổi, truy xuất thông tin một cách nhanh chóng, hợp lý, hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác này còn hỗ trợ cho việc xử lý, phân tích các dữ liệu từ phía khách hàng nhằm đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng một cách chính xác, phòng tránh những rủi ro liên quan đến thu hồi vốn vay.

 Đẩy mạnh việc áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trƣờng và xã hội (ESMS) theo chuẩn mực quốc tế do Price Waterhouse Coopers Hà Lan tƣ vấn, nhằm tạo điều kiện cho ngân hàng có cơ hội tiếp cận và thu hút các nguồn vốn tài trợ nƣớc ngoài tín chấp với giá rẻ.

Trang 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS. Hồ Diệu. Tín dụng ngân hàng. TP.HCM: Nhà xuất bản Thống kê, 2003.

[2] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân

hàng. TP.HCM: Nhà xuất bản Thống kê, 2002.

[3] Trần Huy Hoàng. “Phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thƣơng mại,” Phát triển kinh tế. vol. 222, pp. 7 – 12, 2009.

[4] Nguyễn Hữu Tâm. “Rủi ro tín dụng biện pháp phòng ngừa,” Công nghệ ngân hàng. Vol. 6, pp. 36 – 38, 2005.

[5] “Quá trình hình thành và phát triển.” [Online].

http://www.sacombank.com.vn/gioithieu/Pages/Qua-trinh-hinh-thanh-va-phat- trien.aspx

[6] “Sacombank áp dụng quy chuẩn mới hạn chế rủi ro tín dụng.” [Online]. http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/5-sacombank-ap-dung-quy-chuan-moi-

han-che-rui-ro-tin-dung-5933.html, 2012.

[7] Nguyễn Kim Phƣợng. “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín Sacombank,” Cử nhân, Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM, TP.HCM, 2012.

[8] Võ Thị Linh Qui. “Giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay bất động sản tại ngân hàng TMCP Sài Gòn,” Cử nhân, Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM, TP.HCM, 2010.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín - chi nhánh đồng nai (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)