- Những dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất cả các CTTP :
+ Hành vi gây nguy hiểm của xh thuộc yếu tố khách quan của tội phạm + Lỗi thuộc về yếu tố chủ quan của phạm tội
+NLTNHS thuộc yếu tố chủ thể của phạm tội là những dấu hiệu thuộc loại này
→ Những yếu tố CTTP : khách thể, mặt khách quan,chủ quan, mặt chủ quan của tội phạm
- Những dấu hiệu ko bắt buộc phải có trong tất cả các CTTP :
+ Những dấu hiệu này là bắt buộc với CCTP của loại tội này nhưng ko bắt buộc với CTTP của những loại tội khác.
+ Dấu hiệu : hậu quả gây nguy hiểm cho xh, địa điểm phạm tôi, động cơ phạm tội, mục đích phạm tội…→những dấu hiệu tùy nghi
Câu 78: Các căn cứ phân loại CTTP ?
- Phân loại theo mức độ nguy hiểm cho xã hội: + CTTP cơ bản
+CTTP tăng nặng + CTTP giảm nhẹ
- Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của CTTP:
+ CTTP vật chất: mặt khách quan luật quy định có dấu hiệu hành vi, dấu hiệu hậu quả và mqh nhân quả giữa hành vi và hậu quả
+ CTTP hình thức: mặt khách quan luật quy định dấu hiệu hành vi gây nguy hiểm cho xh.
+ Có thể phân chia ra CTTP cắt xén: mặt khách quan chỉ quy định dấu hiệu hành vi, ko quy định dấu hiệu hậu quả, nhưng hành vi chỉ là 1 bộ phận hay 1 giai đoạn của hành vi.
- Phân loại theo cách thức được nhà làm luật sử dụng quy định CTTP trong LHS + CTTP giản đơn: mô tả 1 loại hành vi xâm phạm đến 1 khách thể cụ thể
+ CTTP phức tạp: mô tả 2 loại hành vi hoặc 2 hình thức lỗi hoặc 2 khách thể cụ thể trong nội dung, lỗi của chủ thể đv thương tích là cố ý, còn đối với hậu quả chết ng` là vô ý hoặc tội cướp tài sản.
Câu 79: MQH của CTTP và TNHS?
- CTTP là cơ sở của TNHS
Đ2 BLHS 1999 quy định: “Chỉ ng` nào phạm 1 tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TNHS”. 1 hành vi bị coi là tội phạm khi thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của 1 CTTP, CTTP là căn cứ để xác định tội phạm và truy cứu TNHS ng` thực hiện tội phạm.
- CTTP là căn cứ pháp lí để định tội
+ Định tội là xác định tội danh, xác định 1 hành vi cụ thể gây thiệt hại cho xh CTTP nào trong số các tội phạm nêu ra trong BLHS
+ Truy cứu TNHS phải định được tội danh, trên cơ sở định tội mới xác định được biện pháp trách nhiệm cụ thể mà ng` phạm tội phải gánh chịu.
+ Muốn định tội danh đúng phải nắm vững nội dung các CTTP quy đinh trong BLHS.
( Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết của thầy trong tập tài liệu , bài viết về mqh giữ cấu thành tội phạm và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của trách nhiệm hình sự)
Câu 80: Khái niệm khách thể của tội phạm và sự phân loại của nó.
a) Khái niệm:
Khách thể của tội phạm là những mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại.
b) Phân loại khách thể của tội phạm: gồm 3 loại: khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp.
- Khách thể chung:
+ Là tổng thể các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị các tội phạm xâm hại. Bất kỳ một hành vi phạm tội nào cũng xâm phạm đến khách thể chung của tội phạm.
+ Các khách thể chung: Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, sở hữu, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân và những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN.
- Khách thể loại:
+ Là nhóm các quan hệ xã hội có cùng tính chất, liên hệ qua lại với nhau, được một nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị một nhóm các tội phạm xâm hại.
+ Là cơ sở để phân loại các tội phạm trong phần các tội phạm của luật hình sự thành các chương.
Ví dụ: Nhóm các tội xâm hại tính mạng, danh dự nhân phẩm của con người được quy định trong chương XII BLHS năm 1999.
- Khách thể trực tiếp:
+ Là quan hệ xã hội cụ thể được một quy phạm PLHS bảo vệ bị một loại tội phạm trực tiếp xâm hại.
+ Là căn cứ để quy định các lạo tội phạm vào các chương, mục nhất định của BLHS.
Ví dụ: BLHS có tội danh “phá hủy các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia” đối với tội phạm xâm phạm các quan hệ xã hội về an ninh quốc gia.
Câu 81: Khái niệm đối tượng tác động của tội phạm và sự phân loại của nó?
a) Khái niệm:
Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận khách thể của tội phạm mà khi tác động đến bộ phận này người phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ.
b) Các loại đối tượng tác động của tội phạm:
- Con người:
Làm biến đổi tình trạng bình thường của con người (con người ở đây được nhìn nhận theo phương diện xã hội và tự nhiên.
Ví dụ: hành vi giết người hay cố ý gây thương tích gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.
- Là những vật cụ thể:
Là những vật cụ thể của thế giới bên ngoài bị các hành vi phạm tội làm biến dạng các trạng thái bình thường.
Ví dụ: Chiếm đoạt tài sản, làm hư hỏng hay hủy hoại tài sản.
- Hoạt động bình thường của con người:
Làm biến dạng các xử sự của chủ thể so với các chuẩn mực xã hội, các tiêu chuẩn pháp lý hoặc cản trở hoạt động bình thường của chủ thể qua đó gây thiệt hại cho quan hệ xã hội đươc luật hình sự bảo vệ.
Ví dụ: Hành vi đưa hối lộ (Đ289 BLHS), ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật.
Câu 82: Khái niệm khách thể của tội phạm và sự phân loại của nó? (Giống câu 80)
Câu 83: Khái niệm đối tượng tác động của tội phạm và sự phân loại của nó. (Giống câu 81)
Câu 84: Phân biệt khách thể của tội phạm và đối tượng tác động của tội phạm. TIÊU CHÍ KHÁCH THẾ CỦATỘI PHẠM ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA
TỘI PHẠM