ĐẠO ĐỨC? CÂU 72: ĐỊNH NGHĨA PHÂN LOẠITỘI PHẠM:

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn luật hình sự (Trang 36 - 39)

Phân loại tội phạm trong luật hình sự là chia những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm thành từng loại ( nhóm) nhất địnhtheo những tiêu chí này hay những

tiêu chí khác để làm tiền đề cho cá thể hoá TNHS và hình phạt hoặc tha miễn TNHS và hình phạt

Câu 73: Các tiêu chí phân loại tội phạm trong phần chung của Luật hình sự

1. Tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

- Thể hiện trong khả năng gây nên ( hoặc đe doạ thực tế gây nên thiệt hại của hành vi đó cho các khách thể ( lợi ích của con người của xã hội và của nhà nướ) được bảo vệ bằng PLHS

- Là dấu hiệu khách qua khẳng định bản chất xã hội của tội phạm

2. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm:

- Là sự biểu hiện của tiêu chí thứ nhất

- Nói lên sự nguy hại cho xã hội của tội phạm đến chừng mực nào ( không lớn, lớn, rất lớn hay đặc biệt lớn) cho các khách thể được bảo vệ bằng PLHS

3. Tính chất lỗi của tội phạm

- Là sự thể hiện cụ thể thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra

- Là tiêu chí có tính chất bổ sung để phân biệt rõ hơn từng loại tội phạm

4. Chế tài do luật định đối với việc thực hiện loại tội phạm tương ứng:

- Là thước đo để cơ qua tư pháp hình sự phân biệt được rõ ràng nhất từng loại tội phạm

- Phản ánh kỹ thuât lập pháp, trình độ khoa học và sự hiểu biết cuả nhà làm luật.

Câu 74: Các tiêu chí phân loại tội phạm trong phần riêng

1. Tính chất và tầm quan trọng của các khách thể được bảo vệ bằng PLHS tương ứng với các chương được nhà làm luật quy định trong phần riêng BLHS

- Là tiêu chí khẳng định ý nghĩa chính trị, xã hội đạo đức, truyền thống …

- Thể hiện giá trị của của khách thể ấy được nhà làm luật nhân danh nhà nước đánh giá theo thứ tự nào và mức độ nào

2. Sự tái phạm vi phạm pháp luật hành chính hoặc mức độ gây nguy hại cho xã hội đã vượt qua giới hạn tối đa bị xử phạt bằng chế tài hành chính đối với chính vi phạm ấy

- Người vi phạm đã một lần bị xử lý về hành chính nhưng trong một năm lại tái phạm chính hành vi ấy và trong lần thứ hai đã gây nên hậu quả bằng hoặc nghiêm trọng hơn lần thứ 1=> lần thứ 2 cần phải bị cấm bằng luật hình sự

Câu 75: Chế định phân loại tội phạm trong BLHS Việt Nam năm 1999

Khoản 2 điều 8 BLHS Việt Nam năm1999 chothấy nhà làm lậut đã kết hợp 3 tiêu chí phân loại tội phạm trong phân chung của: tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và mức cao nhất của khung hình phạt mà luật quy định đối với loại tội phạm tương ứng để phân chia thành 4 loại

STT LOẠI TỘI PHẠM MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA HÀNH VI

KHUNG HÌNH PHẠT CAO NHẤT

1 Ít nghiêm trọng Không lớn 3 năm tù

2 Nghiêm trọng Lớn 7 năm tù

3 Nghiêm trọng Rất lớn 15 năm tù

4 Đặc biệt nghiểm

trọng

Đặc biệt lớn >15 năm tù, chung thân hoặc tử hình

Câu 76:Khái niệm cấu thành tội phạm và khái niệm các yếu tố cấu thành tội phạm?

- Khái niệm CTTP: Là tổng hợp những dấu hiệu được quy định trong luật hình sự đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể.

CTTP của một loại TP cụ thể = tổng hợp các dấu hiệu khách quan và chủ quan đặc trưng cho khách thể + mặt KQ, chủ thể và mặt KQ của TP. Các dấu hiệu có quan hệ chặt chẽ, thiếu một dấu hiệu nào thì sẽ không có CTTP.

- Khái niệm các yếu tố cấu thành tội phạm: Tội phạm là một thể thống nhất giữa yếu tố chủ quan và khách quan nhưng về lí luận có thể chia thành các bộ phận cấu thành. Các bộ phận CTTP được coi là các yếu tố CTTP. Các yếu tố CTTP bao gồm:

+ Khách thể của Tp + Mặt KQ của Tp + Chủ thể của Tp

+ Mặt chủ quan của Tp

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn luật hình sự (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w