CÂU 118: PHÂN BIỆT LOẠI TRỪ TNHS VÀ MIỄN TNHS?

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn luật hình sự (Trang 67 - 77)

cơ bản nên tính chất tội phạm của hành vi được loại trừ và ng` thực hiện nó ko phải chịu TNHS

các trường hợp k3 Đ80, k6 Đ289, k6 Đ290, k 3 Đ314 Đối tượng bị áp dụng

Bị can, bị cáo Ng` ko phạm tội

Hậu quả pháp lí

Ko bị coi là có án tích song ng` này vẫn có thể bị áp dụng 1 số biện pháp cưỡng chế phi hình sự: tố tụng hình sự, dân sự, lao động, hành chính

Ko phải chịu TNHS trên những cơ sở chung

Câu 119: phân biệt phòng vệ chính đáng với tính thế cấp thiết?

TIÊU CHÍ PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TÌNH THẾ CẤP THIẾT

Bản chất

Chống lại ở mức độ cần thiết đối với hành vi xâm phạm đến lợi ích của cá nhân, tổ chức.

Gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa mà không còn cách nào khác.

Đặc điểm

Nó là quyền của công dân và không phải là nghĩa vụ pháp lý mà chỉ là nghĩa vụ đạo đức

Nó là quyền của công dân không phải nghĩa vụ pháp lý.

Điều kiện

Có hành vi tấn công xâm hại đến các lợi ích hợp pháp

Hành vi tấn công có thật và đang diễn ra chứ ko phải là tưởng tượng

Gây thiệt hại cho chính người đang có hành vi tấn công

Giữa hành vi phòng vệ và tấn công phải có sự tương xứng

Có sự nguy hiểm thực tế đang đe dọa lợi ích hợp pháp

Việc gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp này là cách duy nhất để bảo vệ lợi ích hợp pháp khác

Thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần khắc phục.

Mục đích, ý nghĩa

Bảo vệ các lợi ích hợp pháp, ngăn chặn các hành vi tấn công bằng cách gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công

Bảo vệ lợi ích của nhà nước, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của mình và người khác

Các trách nhiệm pháp lý lien quan

Không phải chịu TNHS nếu hành vi PVCĐ là không vượt quá mức cần thiết và ngược lại.

Không phải chịu TNHS nếu hành vi gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa và ngược lại.

Câu 120: Về một số tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự khác

Các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi:

- Điều 8 khoản 4: hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng t/c nguy hiểm không đáng kể

- Điều 11: sự kiện bất ngờ - Điều 15: phòng vệ chính đáng - Điều 16: tình thế cấp thiết

- Điều 13: tình trạng không có năng lực TNHS - Điều 12: chưa đủ tuổi chịu TNHS

- Chấp hành quyết định hoặc chỉ thị, mệnh lệnh

- Sự mạo hiểm chấp nhận được về kinh tế hoặc nghề nghiệp - Gây thiệt hại khi bắt người phạm tội

3 trường hợp cuối cùng là 3 trường hợp chưa được quy định trong BLHS nước ta mặc dù nó đã được nhiều nước khác thừa nhận

1. Gây thiệt hại khi bắt người phạm tội

Lý do nên đưa trường hợp này vào BLHS:

+ Điều 4, Khoản 3 BLHS: mọi công dân có nghĩa vụ tích cực đấu tranh phòng ngừa và chống tôụi phạm

+ Điều 82 BLTTHS: bất kì ai cũng có quyền bắt người phạm tội truy nã hoặc phạm tội quả tang

Thực tế thì khi thực hiện bắt người phạm tội, rất dễ bị người phạm tội chống trả. Để bắt được người phạm tội thì có thể gây thiệt hại. hành vi này có thể cấu thành tội phạm.Tuy nhiên, vì mục đích của hành vi này nên nó cần được loại trừ trách nhiệm hình sự.

Vấn đề đặt ra là mức độ gây thiệt hại như thế nào thì được loại trừ TNHS để quy định này tránh bị lạm dụng vào mục đích xấu: Điều 107 BLHS quy định Tội gây thương tích, tổn hại sức khỏe của ng khác khi thi hành công vụ. (thương tích lớn hơn 31%)

2. Chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên

Việc thực hiện hành vi gây thiệt hại của người chấp hành mệnh lệnh, chỉ thị được loại trừ TNHS nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Nếu chỉ thị trái pháp luật (và người chấp hành buộc phải chấp hành nhiệm vụ): + Người chấp hành không thấy trước hoặc không phải thấy trước chỉ thị đó là trái pháp luật

+ Hoặc không biết, không buộc phải biết hậu quả có thể xáy ra

- Nếu chỉ thị là đúng pháp luật: hành vi đó không phải là tội phạm nếu họ chấp hành mệnh lệnh

3. Rủi ro trong nghiên cứu khoa học

Hoạt động sáng tạo trong khoa học tất yếu không tránh khỏi rủi ro. Nên nghiên cữu và bổ sung chế định này vào bộ luật

Câu 121: Khái niệm, các đặc điểm và mục đích của hình phạt

1. Khái niệm

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước, được quy định trong bộ luật hình sự, do tòa án nhân đanh nhà nước áp dụng với người phạm tội ,tước bỏ hoặc hạn chế những quyền và lợi ích nhất định của người bị kết án, nhằm trừng trị, cải tạo, giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm.

2. Đặc điểm

a. Là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất

- Hình phạt trong luật hình sự VN vừa là nội dung, vừa là phương tiện của chính sách hình sự.

Phương tiện: là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của NN vs ng phạm tội, ngoài ra còn là biện pháp giáo dục, thuyết phục.

Nội dung: tính cưỡng chế, trừng trị, tước đoạt 1 số quyền, mang án tích.

- Hình phạt không nhằm trả thù, đày đọa về thể xác, tinh thần ng phạm tội

b. Hình phạt phải được quy định trong BLHS

- Không có tội phạm, không có hình phạt nếu điều đó không được luật quy định

- Phần chung: các loại hình phạt, điều kiện áp dụng của từng loại hình phạt, miễn hình phạt, thì hành hình phạt, giảm hình phạt

- Phần riêng: quy định chi tiết loại hình phạt, khung hình phạt cho từng loại tội phạm cụ thể

- Chỉ tòa án mới có quyền nhân danh nhà nước quyết định một ng có phải là tội phạm hay không? Có phải chịu hình phạt hay không? Chịu hình phạt cụ thể ntn?

- Tòa án không được tuyên những hình phạt, khung hình phạt trái với những điều được quy định trong bộ luật

- Hình phạt chỉ có thể được áp dụng với cá nhân người phạm tội, không được áp dụng vs người thân, hay pháp nhân

d. Hình phạt là công cụ bảo đảm cho LHS có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình.

- Nhiệm cụ của của pháp luật hình sự đương nhiên là nhiệm vụ của hình phạt

- Hình phạt tác động đến ng phạm tội, đảm bảo thực hiện được những nhiệm vụ của lHS

3. Mục đích của hình phạt

a. Với người phạm tội: trừng trị, giáo dục, cải tạo. ngăn ngừa họ phạm tội mới

- Trừng trị là mục đích, và đồng thời là công cụ để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, cải tạo

- Trừng trị và (giáo dục +cải tạo) là 2 mặt của phòng ngừa người phạm tội thực hiện tội phạm mới

- Khi quyết định hình phạt không được coi nhẹ mục đích nào

b. Ngăn ngừa những người không vững vàng trong xã hội

- Không vững vàng là tình trạng trong hoàn cảnh khách quan thuận tiện của xã hội để bị lôi kéo vào việc thực hiện tội phạm

- Hình phạt có tác dụng răn đe những ng không vững vàng

c. Giáo dục các thành viên khác nâng cao ý thức pháp luật, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh phòng – chống tội phạm

- Tuyên truyền, nâng cao hiểu biết để nhân dân tránh phạm tội

- “điều quan trọng không phải là hình phạt nặng hay nhẹ mà tội phạm thì luôn bị trừng phạt và không tội phạm nào không bị phát hiện ra”

Câu 122: Khái niệm, hệ thống hình phạt và phân loại hình phạt trong PLHSVN hiện hành

1. Khái niệm

Hệ thống hình phạt là tổng thể các loại hình phạt do Nhà Nước quy dịnh trong luật hình sự, có sự liên kết chăt chẽ với nhau theo một trình tự nhất định do tính chất nghiêm khắc của từng loại hình phạt quy định

2. Phân loại hình phạt

- Hình phạt chính: Hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập, với mỗi tội phạm tòa án chỉ có thể áp dụng một hình phạt chính.

- Hình phạt bổ sung: Là biện pháp cưỡng chế của nhà nước nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính đạt được mục đích của hình phạt; không được áp dụng độc lập; có thể áp dụng nhiều hình phạt bổ sung cho mỗi loại tội phạm

Câu 123: Nội dung và những điều kiện áp dụng của từng loại hình phạt.

1.1. Hình phạt chính

Hình phạt chính là hình phạt được tuyên độc lập, với mỗi tội phạm tòa án chỉ có thể áp dụng một hình phạt chính.

1.1.1. Cảnh cáo

- HP ít nghiêm khắc nhất

- Để lại án tích

- Người phạm tội ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức miễn TNHS

- Thực tế tòa án rất ít áp dụng hình phạt cảnh cáo.

- Khó lựa chọn giữa hình phạt cảnh cáo và miễn hình phạt

1.1.2. Phạt tiền

- Tiền nộp sung quỹ nhà nước

- Có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung

- Điều 30 BLHS

- Mức tối thiểu của hình phạt là 1 triệu đồng

- Không thể vận dụng điều 47 để quyết định hình phạt tiền vs tư cách là hình phạt chính

- Có thể giảm mức hình phạt theo khoản 2 điều 58

- Áp dụng với nhóm tội:

+ Ít nghiêm trọng vi phạm trật tự quản lý kinh tế + Tội phạm môi trường

+ Nhóm tội ít nghiêm trọng xâm phạm an toàn công cộng

+ Đa số là các tội có tính chất vụ lợi, dùng tiền làm phương tiện phạm tội và một số tội phạm khác như đưa hương tiện giao thông không đảm bảo an toàn vào sử dụng…..

+ Tội nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý hành chính + Các tội ít nghiêm trọng khác : Đ125, Đ131, 142, 201

1.1.3. Cải tạo không giam giữ

- Tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng (giáo tình trang 338-339)

- Người phạm tội có nơi thường trú, nơi làm việc rõ ràng

- Xét thấy không cần thiết phải cách ly ng phạm tôi khỏi cộng đồng

- Áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm

- Người bị kết án bị khấu trừ từ 5-20% thu nhập

1.1.4. Trục xuất

- Buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ VN

- Có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung

- Chỉ có thể là hình phạt bổ sung kèm theo hình phạt chính là phạt tiền

- Nếu trục xuất là hình phạt chính thì hp bổ sung chỉ có thể là tịch thu tài sản, cấm cư trú

1.1.5. Tù có thời hạn

- Buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một hời hạn nhất định

- Từ 3 tháng – 20 năm

- Là hình phạt hữu hiệu và khả thi nhất

1.1.6. Tù chung thân

Là tù không thời hạn áp dụng với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng mà chưa đến mức tử hình.

Không áp dụng với người chưa thành niên phạm tội.

Có thể giảm án xuống 30 năm tù nếu chấp hành dc 12 năm và quyết tâm cải tạo…

1.1.7. Tử hình

- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

- Nghiêm khắc nhất, tước đi quyền sống

- BLHS 1999 thu hẹp các điều luật về tử hình

- Không áp dụng với ng chưaa thành niên, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng hoặc đanng mang thai trong khi phạm tội, hoặc trong khi xét xử

- Không thi hành án vs phụ nữ đang mang thai, đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng, và chuyển xuống tù chung thân

- Giảm án tử hình xuống chung thân

1.2. Hình phạt bổ sung

- Là biện pháp cưỡng chế của nhà nước nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính đạt được mục đích của hình phạt

- Có thể áp dụng nhiều hình phạt bổ sung cho mỗi loạitội phạm

1.1.8. Cám đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

- Người bị kết án ở vị trí công việc đó có thể gây nguy hiểm cho xh

- Từ 1-5 năm từ khi người đó sống trong môi trường tự do sau khi bản án có hiệu lực

1.1.9. Cấm cư trú

- Không được cư trú tại một địa phương nhất định

- 1-5 nămt ừ sau khi chấp hành xong hình phạt tù

1.1.10. Quản chế

- Buộc ng bị kết án phải sinh sống làm ăn tại một địa phương nhất định

- Bị tước một số quyền công dân nhất định theo điều 39

1.1.11. Tước một số quyèn công dân

Ứng cử, bầu cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước Làm việc trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang

1-5 năm từ ngày chấp hành xong hình phạt tù, hoặc từ ngày có hiệu lực hưởng án treo

1.1.12. Tịch thu tài sản

- Tước một phần tài sản, sung quỹ nhà nước

- Áp dụng vs tội >= nghiêm trọng và dc quy định

- Phải để lại phần tài sản cho gia đình và ng bị tội có điều kiện sinh sống

Câu 124: Khái niệm và các đặc điểm của biện pháp tư pháp.

- Khái niệm:

Các biện pháp tư pháp là các biện pháp hình sự được BLHS quy định, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt.

- Đặc điểm:

+ Mang tính chất hỗ trợ cho hình phạt trong trường hợp cần thiết phải xử lí cơ bản, toàn diện người phạm tội về hành vi nguy hiểm cho XH của họ.

+ Đóng vai trò thay thế hình phạt loại bỏ nguyên nhân, điều kiện dẫn đến hành vi nguy hiểm cho XH, thể hiện nội dung cao cả của nguyên tắc nhân đạo XHCN ( trong những TH nhất định như TH người phạm tội là người mắc bệnh tâm thần mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi).

+ Được áp dụng với những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể, lợi ích chính đáng của công dân trong xã hội, nhằm mục đích giáo dục, cải tạo họ và ngăn ngừa khả năng gây thiệt hại đến các lợi ích trên trong tương lai.

Câu 125. Nội dung & những điều kiện áp dụng của từng loại biện pháp tư pháp.

1. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm:

- Nội dung: được quy định tại điều 41 BLHS:

+ Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước được áp dụng đối với: • Công cụ, phương tiện dung vào việc phạm tội;

• Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có;

• Vật thuộc loại nhà nước cấm lưu hành.

+ Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt, sử dụng trái phép thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lí hợp pháp.

- Điều kiện áp dụng:

+ Việc tịch thu vật, tiền được áp dụng nếu như vật hay tiền đó là đối tượng áp dụng của một số tội phạm nhất định: ma túy, hàng giả, tài liệu, văn hóa phẩm đòi trụy, có nội dung chống NN CHXHCN Việt Nam… và bị NN cấm lưu hành

+ Vật hay tiền là công cụ, phương tiện phạm tội là tài sản thuộc sở hữu của người phạm tội.

Việc tịch thu tài sản không được áp dụng trong trường hợp người phạm tội đã sử dụng trái phép tài sản của người khác vào việc phạm tội, tài sản đó sẽ được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lí hợp pháp.

2. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi.

- Nội dung: được quy định tại điều 42 BLHS.

+ Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại là biện pháp tư pháp

Một phần của tài liệu Đề cương ôn tập môn luật hình sự (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w