Lãi suất tín dụng: 1 Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tiền tệ chương 1 những vấn đề cơ bản của tiền tệ cđ phương đông (Trang 33 - 38)

1. Một số khái niệm cơ bản

1.1 Lợi tức tín dụng

Lợi tức tín dụng là thu nhập mà người cho vay nhận được từ người đi vay sau khi họ nhượng quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời gian nhất định.

Thực chất, lợi tức tín dụng chính là giá cả của quyền sử dụng vốn cho vay.

1.2 Lãi suất tín dụng

Lãi suất tín dụng là mối tương quan giữa khoản tiền cho vay và lhoanr tiền lãi do số tiền cho vay đem lại, được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm trong một thời gian nhất định.

Tổng số lợi tức thu được trong kỳ Lãi suất tín

dụng trong kỳ (%)

=

Tổng số vốn cho vay trong kỳ

x 100%

2. Phân loại lãi suất tín dụng

2.1 Căn cứ theo tính chất chỉ đạo của Nhà nước, có 2 loại:

CPD

- Lãi suất chỉ đạo; - Lãi suất kinh doanh.

Lãi suất chỉ đạo là loại lãi suất do ngân hàng Trung ương công bố dưới các dạng

như: lãi suất tái chiết khấu, lãi suất trần, lãi suất sàn, lãi suất cơ bản...làm cơ sở cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.

Lãi suất cơ bản là lãi suất do ngân hàng Trung ương công bố làm cơ sở cho các tổ

chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.

Lãi suất sàn và lãi suất trần là lãi suất thấp nhất và cao nhất trong một khung lãi

suất nào đó mà ngân hàng Trung ương ấn định cho các ngân hàng thương mại, hoặc do ngân hàng thương mại quy định trong hệ thống ngân hàng của nó, nhằm thống nhất các hoạt động tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Lãi suất kinh doanh là lãi suất do từng hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ

chức tín dụng xác định trên cơ sở lãi suất chỉ đạo của ngân hàng Trung ương kết hợp với nguồn vốn và khả năng kinh doanh của từng hệ thống ngân hàng.

2.2 Căn cứ vào thời hạn tín dụng, có 3 loại:

- Lãi suất ngắn hạn; - Lãi suất trung hạn; - Lãi suất dài hạn;

2.3 Căn cứ vào giá trị tiền tệ, có 2 loại:

- Lãi suất danh nghĩa; - Lãi suất thực.

Lãi suất danh nghĩa là loại lãi suất được xác định cho một kỳ hạn gửi hoặc vay,

thể hiện trên giấy tờ đã được thoả thuận trước. Lãi suất danh nghĩa không tính đến sự biến động của giá trị tiền tệ.

Lãi suất thực là loại lãi suất xác định giá trị thực của khoản lãi sau khi trừ đi sự

biến động của giá trị tiền tệ.

Mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực: Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực + Tỷ lệ lạm phát

2.4 Căn cứ theo tính chất hoạt động của thị trường, có 2 loại:

- Lãi xuất tái chiết khấu;

- Lãi suất trị trường tiền tệ liên ngân hàng. CPD

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng Trung ương áp dụng đế tái chiết

khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá của các ngân hàng thương mại.

Lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng là lãi suất mua bán vốn được thực hiện

giữa các ngân hàng trên thị trường tiền tệ.

2.5 Căn cứ vào mức ổn định của lãi suất, có 2 loại:

- Lãi suất cố định; - Lãi suất thả nổi.

Lãi suất cố định là lãi suất được áp dụng cố định trong suốt thời hạn vay.

Lãi suất thả nổi là lãi suất có thể thay đổi phù hợp với sự biến động của lãi suất thị

trường và có thể báo trước hoặc không báo trước.

3. Các phương pháp tính lãi

Trên cơ sở lãi suất xác định, có thể tính "giá trị thu được" của vốn cho vay sau 01 kỳ hoặc n kỳ cho vay như sau:

Giá trị thu được = Vốn gốc + Lợi tức

3.1 Lãi đơn

Lãi đơn là hình thức tính lãi mà:

- Tiền lãi phải trả của khoản vốn vay được người đi vay trả cho người cho vay khi hết mỗi kỳ hạn của lãi suất;

- Tiền lãi này không được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho kỳ hạn của lãi suất tiếp theo;

- Khoản vốn vay được trả vào cuối thời hạn vay.

Giá trị thu được theo hình thức lãi đơn được tính theo công thức tính sau:

i n

Co

C   1 

Trong đó: C: Giá trị thu được sau n kỳ cho vay. C0: Vốn vay ban đầu (vốn gốc). i: Lãi suất của một chu kỳ cho vay.

n: Số chu kỳ tính lãi (ngày, tháng, quý, năm).

Lợi tức tín dụng theo hình thức lãi đơn được tính theo công thức sau:

CPD

ni i Co Co C I     

Ví dụ: Có một khoản tiền 10 triệu đồng cho vay theo hình thức lãi đơn, lãi suất 13,8%/năm. Sau 3 năm thu về cả vốn và lãi.

Vậy, giá trị thu được sau 3 năm (kỳ) cho vay sẽ là:

C = C0 (1+ i x n) = 10 x (1+13,8% x 3) = 14,14 triệu đồng Lợi tức thu được sau 3 năm là:

I = C – C0 = 14,14 – 10 = 10 x 13,8% x 3 = 4,14 triệu đồng

3.2 Lãi kép

Lãi kép là hình thức tính lãi mà:

- Tiền lãi của khoản vốn vay của mỗi kỳ hạn vay được nhập vào vốn vay ban đầu để tính lãi cho kỳ tiếp theo;

- Toàn bộ tiền lãi và vốn vay ban đầu được người đi vay trả cho người cho vay một lần vào cuối thời hạn vay.

Giá trị thu được theo hình thức lãi kép được tính theo công thức sau:

 n

iCo Co

C   1

Trong đó: C: Giá trị thu được sau n kỳ cho vay. C0: Vốn vay ban đầu (vốn gốc). i: Lãi suất của một chu kỳ cho vay.

n: Số chu kỳ tính lãi (ngày, tháng, quý, năm).

Lợi tức tín dụng theo hình thức lãi kép được tính theo công thức sau:

   1 1    C Co Co i n I CPD College

Ví dụ: Có một khoản tiền 10 triệu đồng cho vay theo hình thức lãi kép, lãi suất

13,8%/năm. Sau 3 năm thu về cả vốn và lãi một lần. Vậy, giá trị thu được sau 3 năm cho vay sẽ là:

C = C0 x (1 + i)n = 10 x (1+13,8%)3 = 14,74 triệu đồng Lợi tức thu được là:

I = 14,474 – 10 = 10 x [(1+13,8)3 – 1] = 4,74 triệu đồng

Nhận xét: chênh lệch giữa hai cách tính là 0,6 triệu đồng.

Qua đó, lãi suất đã phản ánh được hiệu quả kinh tế của khoản vốn cho vay trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, giá trị thu được sẽ khác nhau vì nó bị ràng buộc bởi cách tính lãi đơn hay lãi kép.

4. Các nguyên tắc xác định lãi suất tín dụng

4.1 Theo cơ chế thị trường, phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phải bảo toàn được giá trị của vốn vay, bù đắp được rủi ro và có phần lợi nhuận cho người cho vay.

- Phải thoả mãn bất đẳng thức:

0 < tỷ lệ lạm phát < lãi suất huy động bình quân < lãi suất cho vay bình quân < tỷ suất lợi nhuận bình quân.

- Được xác định dựa trên quan hệ cung – cầu về vốn tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.

4.2 Theo mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước

Đây là loại lãi suất tín dụng được thực hiện cho các mục tiêu kinh tế xã hội của Chính phủ, thường có mức lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường.

Lãi suất này sẽ thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phù hợp với các mục tiêu của Chính phủ.

4.3 Theo luật định, phải dựa trên những nguyên tắc được nhà nước thống nhất

trong từng thời kỳ, cụ thể như sau:

* Lãi suất huy động vốn:

- Lãi suất tiền gởi không kỳ hạn nhỏ hơn lãi suất tiền gởi có kỳ hạn.

- Lãi suất tiền gởi của các tổ chức kinh tế nhỏ hơn lãi suất tiền gởi của dân cư. - Lãi suất tiền gởi tiết kiệm của dân cư là cao nhất.

* Lãi suất cho vay:

CPD

- Lãi suất cho vay ngắn hạn nhở hơn lãi suất cho vay dài hạn.

- Lãi suất cho vay ngành sản xuất nhỏ hơn lãi suất cho vay ngành TM – DV. - Lãi suất khoản cho vay đến hạn nhỏ hơn lãi suất khoản cho vay quá hạn. - Lãi suất của khoản cho vay ưu đãi theo chính sách của Chính phủ là thấp nhất.

5. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng

- Ảnh hưởng của cung cầu quỹ cho vay - Ảnh hưởng của lạm phát.

- Rủi ro và kỳ hạn cho vay.

- Chính sách vĩ mô của Nhà nước.

6. Ý nghĩa của lãi suất tín dụng

Lãi suất là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng của nền kinh tế thị trường. Nó tác động đến tất cả các doanh nghiệp có sử dụng vốn tín dụng nói riêng và đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân nói chung. Được thể hiện ở những khía cạnh cơ bản sau:

- Là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô.

- Là công cụ khuyến khích cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại. - Là công cụ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.

CPD

Một phần của tài liệu Giáo trình tài chính tiền tệ chương 1 những vấn đề cơ bản của tiền tệ cđ phương đông (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)