Phối hợp với các bộ máy chính quyền địa phương trong việc mở rộng nguồn thu và phổ biến Luật BHXH

Một phần của tài liệu đề tài- thực trạng hoạt động thu bảo hiểm xã hội ở bảo hiểm xã hội quận hà đông-tp hà nội (Trang 59 - 60)

- Công tác công nghệ thông tin:

GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THU BHXH TẠI BHXH QUẬN HÀ ĐÔNG TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.2 Phối hợp với các bộ máy chính quyền địa phương trong việc mở rộng nguồn thu và phổ biến Luật BHXH

nguồn thu và phổ biến Luật BHXH

BHXH quận Hà Đông cần chủ động cùng Sở Kế hoạch đầu tư, Sở LĐ - TB & XH và Ban quản lý các khu công nghiệp, các hộ sản xuẩt kinh doanh cần có biện pháp phối hợp xây dựng kế hoạch hoạt động để mở rộng nguồn thu như sau:

Đối với Sở LĐTB-XH: Tiến hành công tác khảo sát thực hiện chính sách lao động và chính sách BHXH đồng thời xây dựng hình thức trao đổi phiếu thông tin sau khảo sát giữa hai ngành từ thành phố đến quận để đảm bảo đồng bộ trong quản lý; nắm rõ nguồn thu và quá trình thực hiện chính sách lao động và BHXH trong các đơn vị ngoài quốc doanh. Từng quý, cơ quan BHXH quận cần thông báo tình hình thực hiện chính sách BHXH, danh sách tên các đơn vị vi phạm quy định BHXH, các đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn nhưng chưa thực hiện nộp BHXH. Sở LĐ - TB &XH cần cung cấp thông tin về tình hình thực hiện hợp đồng lao động, danh sách các đơn vị đăng ký hợp đồng lao động trong quý và danh sách đơn vị kiểm tra theo đề nghị của cơ quan BHXH.

Đối với Sở Kế hoạch đầu tư: tiếp tục hình thức trao đổi thông tin, nắm chắc tình hình biến động của các đơn vị. Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu hoạt động chế xuất cần phải: phối hợp kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH và phối hợp tuyên truyền Luật BHXH cho người làm công tác BHXH trong các đơn vị hoạt động sản xuất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn quận.

Đối với chính quyền đoàn thể địa phương: Liên kết chặt chẽ với UBND các phường, khi đó cơ quan BHXH sẽ kịp thời nắm bắt tình hình di biến động của loại

hình đơn vị vốn có bản chất manh mún, nhỏ lẻ, nhiều nhưng không có hoạt động ổn định.

Có các biện pháp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật BHXH như sau:

Đẩy mạnh xây dựng thông tin tuyên truyền. Nên phối hợp với các cán bộ hưu trí, đây là lực lượng rất đông đảo vừa có thời gian và kinh nghiệm để phổ biến về tầm quan trọng của BHXH đến từng người lao động. Hàng năm BHXH quận Hà Đông nên tích cực tham gia những cuộc thi tuyên truyền BHXH do BHXH Việt Nam tổ chức để nâng cao khả năng tuyên truyền, cũng như đẩy mạnh phong trào thi đua của cán bộ trong quận. Nhằm tìm ra những cán bộ có khả năng tuyên truyền giỏi. Góp phần đưa chính sách BHXH đến từng đơn vị sử dụng lao động, từng doanh nghiệp và từng người dân trong toàn xã hội.

Công tác tuyên truyền phải sâu rộng, đi từ tuyên truyền chính sách chế độ BHXH, hướng dẫn thực hiện các chế độ và đặc biệt các cán bộ tuyên truyền cần nhấn mạnh đến bản chất nhân đạo và nhân văn của chính sách BHXH. Điều này sẽ từng bước giúp gỡ bỏ tâm lý bắt buộc phải đóng BHXH và sẽ hình thành nên thái độ tự giác, tự nguyện tham gia BHXH.

Tăng cường, mở rộng về phạm vi, hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền về các chính sách, chế độ về BHXH đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, tập trung vào các đối tượng là người lao động trong các doanh nghiệp có sử dụng dưới 10 lao động, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động trong các hợp tác xã thành lập, các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học…

Một phần của tài liệu đề tài- thực trạng hoạt động thu bảo hiểm xã hội ở bảo hiểm xã hội quận hà đông-tp hà nội (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)