2.1/ Khuyến nghị về chính sách trợ giúp trẻ khuyết tật
- Sửa đổi chính sách trợ cấp, trợ giúp theo hướng mở rộng đối tượng; nâng mức trợ cấp trợ giúp cho phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong điều kiện suy giảm kinh tế, lạm phát tăng cao như hiện nay;
- Cần phải thúc đẩy hình thành hệ thống bảo vệ trẻ em trên cơ sở pháp luật hóa các quy định về thể chế chính sách, thể chế tổ chức và hệ thống cung cấp dịch vụ; tiêu chuẩn hóa các loại hình dịch vụ đối với trẻ khuyết tật;
- Cần phải bổ sung các chính sách, chương trình tiếp sức cho trẻ em khuyết tật, chống phân biệt đối xử hay kỳ thị, tạo cơ hội cho nhóm trẻ em này hòa nhập cộng đồng và phát triển;
- Nghiên cứu hình thành chính sách hoặc đề án trợ giúp khám, phẫu thuật và điều trị bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh, nhất là nhóm trẻ em thuộc các hộ gia đình nghèo, các hộ gia đình cư trú ở các vùng khó khăn.
- Tạo cơ chế trợ giúp phù hợp để thúc đẩy phát triển các chương trình phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng.
- Phát triển các mô hình chăm sóc thay thế dựa vào cộng đồng (CBR) trên cơ sở có chính sách trợ giúp của Nhà nước để tạo cơ hội cho trẻ em thực hiện các quyền cơ bản của mình như quyền sống còn, quyền được sống cùng cha mẹ; quyền được phát triển, quyền được vui chơi giải trí...
- Tạo cơ hội cho nhóm trẻ em khuyết tật không có điều kiện theo học ở các bậc học cao hơn được hướng nghiệp, học nghề phù hợp với tình trạng sức khỏe, đặc thù của địa phương để giúp các em có được việc làm khi bước vào độ tuổi lao động, bảo đảm sinh kế bền vững, góp phần ổn định cuộc sống của gia đình các em, và giảm thiều tình trạng bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm trẻ em.
- Xây dựng và ban hành chính sách phúc lợi cho trẻ em khuyết tật sống trong các gia đình có thu nhập thấp để bảo đảm an toàn cuộc sống cho trẻ em và tạo cơ hội cho trẻ em tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế và các phúc lợi xã hội khác, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng tốt hơn trong tương lai.
- Các chính sách dành cho trẻ tự kỷ vẫn còn những khoảng trống. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung, thực thi và giám sát thực thi các chính sách dành cho trẻ tự kỷ là cần thiết, từ phương diện tiếp cận dựa trên quyền, trẻ tự kỷ có quyền được chăm sóc về y tế, được học tập, không bị kỳ thị, phân biệt đối xử…
2.2/ Khuyến nghị với đơn vị thực tập
Nâng cao hơn nữa năng lực cho cán bộ chăm sóc, phục hồi chức năng, can thiệp sớm, thành viên gia đình để họ tự trợ giúp trẻ khuyết tật phục hồi chức năng, vượt qua hoàn cảnh khó khăn.
Tổ chức nâng cao năng lực bằng các hoạt động tập huấn, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu với các Trung tâm Bảo trợ xã hội ở các tỉnh, thành phố khác.
Lên kế hoạch hỗ trợ CB – GV – NV được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Thường xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn hoặc lĩnh vực chuyên sâu trong Công tác xã hội cho nhân viên.
Quan tâm sâu sắc tới đời sống của những người trực tiếp chăm sóc cho trẻ. Tăng thêm số lượng bảo mẫu chăm sóc trẻ.
2.3/ Khuyến nghị với nhà trường, khoa Công tác xã hội2.3.1/ Về công tác tổ chức 2.3.1/ Về công tác tổ chức
- Tiếp tục phát huy tạo điều kiện cho thế hệ SV thực tập tiếp theo trên cơ sở nguồn lực có sẵn của Nhà trường và Khoa;
- Khoa cần sâu sát hơn trong công tác tiếp nhận địa điểm thực tập của sinh viên, tư vấn và hướng dẫn lựa chọn đề tài báo cáo, lựa chọn đối tượng thực tập ASXH và CTXH;
2.3.2/ Về nội dung chương trình giảng dạy
- Duy trì và đảm bảo nội dung giảng dạy theo chuyên ngành.
2.3.3/ Thời lượng và cách thức tổ chức, hướng dẫn thực tập tốt nghiệp
- Duy trì và đảm bảo cách thức tổ chức; - Đảm bảo thời lượng thực tập cho SV;
- Tổ chức thời gian hướng dẫn thực tập sớm hơn cho SV.
2.4/ Khuyến nghị với sinh viên
Đối với bản thân, sau khi tốt nghiệp ra trường, được làm đúng lĩnh vực yêu thích và trở thành một nhân viên xã hội, là nhân viên của một cơ quan, một đơn vị, tôi sẽ còn cần phải khắc phục một số điểm hạn chế như:
Thứ nhất, không bó hẹp bản thân trong Phòng/Ban được phân công công tác mà cần mạnh dạn hơn trong việc tiếp xúc sâu với các Phòng, Ban khác trong cơ quan.
Thứ hai, biết cách quản lý thời gian của chính mình và thời gian của thân chủ, nhóm thân chủ.
Thứ ba, rèn luyện thêm kỹ năng tổ chức các trò chơi, kỹ năng và kỹ thuật nói chung trong CTXH.
Thứ tư, bồi dưỡng thêm kiến thức về tâm lý trẻ khuyết tật nói chung và trẻ khiếm thính nói riêng, tìm hiểu và học ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp với người khiếm thính thuận lợi hơn.