Trung Quốc

Một phần của tài liệu Thực trạng, rủi ro lạm phát và giải pháp kìm chế lạm phát (Trang 66 - 71)

Kiểm soát lạm phát của Trung Quốc - bài học nào cho Việt Nam?

Những kinh nghiệm thành công và không thành công của Trung Quốc có thể là những bài học cho Việt Nam trong việc lựa chọn cơ chế và chính sách phát triển, đặc biệt phải có những biện pháp đồng bộ để đảm bảo tính hiệu quả

Sau 30 năm cải tổ, nền kinh tế của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu vượt bậc với con số tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1979 đến nay là gần 10%. Ngay trong thời kỳ nền kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng, tăng trưởng của Trung Quốc vẫn đạt 8,9%. Quý II/2010, tốc độ tăng trưởng là 10.3%; GDP của Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới.

Nền kinh tế phát triển quá nóng

Tuy nhiên, nền kinh tế của Trung Quốc hiện nay được nhận định là phát triển quá nóng và thiếu tính bền vững, mặc dù kết quả thu được hàng năm vẫn đạt con số rất cao. Để cố đạt được những tham vọng về công nghiệp hoá, Trung Quốc tăng cường đầu tư một cách ồ ạt vào công nghiệp nặng và cơ sở hạ tầng. Chính phủ Trung Quốc đưa ra các biện pháp hỗ trợ cũng như nới lỏng tiền tệ và tài khoá để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhà nước, tiến hành tràn lan các dự án đầu tư, bất chấp hiệu quả kinh tế.

Việc làm trên đã dẫn tới tình trạng hàng hoá dư thừa trong khi tiêu thụ nội địa vẫn thấp khiến Trung Quốc phải tìm đầu ra cho các sản phẩm này thông qua xuất khẩu. Sự lệ thuộc vào xuất khẩu khiến cho Trung Quốc phải điêu đứng trước các cuộc khủng hoảng kinh tế. Cuối năm 2008, Chính phủ Trung Quốc đã phải tung ra gói

kích thích kinh tế lên đến 586 tỷ USD nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao của mình.

Chiến lược doanh nghiệp “hai cánh tay, hai con mắt”

Trước cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, các doanh nghiệp Trung Quốc đua nhau phát triển thị trường bán lẻ Bắc Mỹ với những mặt hàng giá rẻ và trung bình. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến môi trường kinh doanh của Trung Quốc bị xáo động và dần hình thành những mô hình phát triển mới. Một số doanh nghiệp tìm cách quay trở lại với “sân nhà”. Một số khác cho rằng chưa thể quay lưng lại với thị trường Mỹ bởi quy mô thị trường Trung Quốc còn hạn chế.

Do đó, các doanh nghiệp phải liên tục điều chỉnh để thích nghi với môi trường mới. Một mặt, các doanh nghiệp Trung Quốc khai thác thị trường nội địa, mặt khác tìm cách tận dụng thị trường Hoa Kỳ. Một chiến lược hai cánh tay và hai con mắt đang được áp dụng hết sức linh hoạt.

Hệ thống tài chính ngân hàng “vòi bạch tuộc”

Có thể nói, hệ thống tài chính - ngân hàng Trung Quốc trong những năm gần đây thực sự lớn mạnh, nó được ví như những “vòi bạch tuộc”. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Trung Quốc, ngành ngân hàng của nước này cùng với các doanh nghiệp Trung Quốc đang thâm nhập ngày càng sâu vào nhiều lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế toàn cầu như nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, thủy điện với những bước đi được tính toán chặt chẽ. Hơn thế, nó còn gia tăng tầm ảnh hưởng của mình với nền kinh tế toàn cầu thông qua việc nắm giữ các lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế và với mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Điểm đáng chú ý trong hoạt động quản lý hệ thống tài chính - ngân hàng của Trung Quốc đó là Nhà nước Trung Quốc đã vạch ra kế hoạch và lộ trình hội nhập WTO cho ngành ngân hàng một cách khá hoàn hảo. Với cam kết tự do hóa hoàn toàn lĩnh vực ngân hàng trong vòng 5 năm kể từ 11/12/2001, nhưng ngay từ năm 2002, các

ngân hàng nước ngoài đã được phép giao dịch bằng ngoại tệ bên cạnh các ngân hàng Trung Quốc.

Quản lý tỷ giá “đồng nhân dân tệ yếu”

Trung Quốc đã đương đầu với suy thoái kinh tế toàn cầu bằng tốc độ tăng trưởng cao, tuy nhiên luôn bị cộng đồng quốc tế lo ngại vì chính sách neo giữ tỷ giá đồng NDT yếu hơn so với đồng USD nhằm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

Ngày 21/1/2005, Trung Quốc quyết định nâng giá đồng NDT tăng 2,1% so với USD, chấm dứt 1 thập niên duy trì tỷ giá cố định của đồng NDT so với USD. Việc làm này thực chất là nhằm xoa dịu sức ép từ phía Mỹ và EU đòi Trung Quốc nâng giá đồng NDT do chênh lệch cán cân thương mại quá nghiêng về phía Trung Quốc. Tuy nhiên, từ đó đồng NDT vẫn tiếp tục được quản lý chặt chẽ với đồng USD, biên độ dao động hàng ngày của đồng NDT so với USD vẫn được duy trì ở mức ±3%.

Năm 2008, nhằm đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao trong nước và bị đe doạ bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Chính phủ Trung Quốc cho điều chỉnh tỷ giá đồng NDT theo hướng nâng lên. Tháng 2/2008, tỷ giá hối đoái chính thức là 7,7496 NDT/1 USD. Từ tháng 7/2008, tỷ giá này ổn định ở mức 1 USD ăn 6,850 NDT. Như vậy, đồng NDT đã tăng lên khoảng 21% so với đồng USD kể từ giữa năm 2005 cho tới giữa năm 2008. Cho đến thời điểm đầu 2009, Chính phủ Trung Quốc vẫn cam kết giữ tỷ giá ổn định.

Đầu năm 2010, các nghị sỹ Quốc hội Mỹ đã đề nghị chính quyền gây sức ép mạnh hơn đối với Trung Quốc, trong đó có đề xuất áp siêu thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ. Những băn khoăn về chính sách thương mại của Trung Quốc tại Mỹ được đẩy lên cao hơn do căng thẳng leo thang về vấn đề Tây Tạng và Đài Loan. Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương Trung Quốc hồi cuối tháng 6/2010 đã nâng tỷ giá giao dịch của đồng nhân dân tệ lên 0,43%, đạt mức 6,7980 nhân dân tệ đổi 1 USD, từ mức 6,830 trước đó.

Chính phủ Trung Quốc đưa ra tuyên bố về kế hoạch này là nhằm làm cho đồng NDT có tỷ giá linh hoạt hơn, kết thúc tỷ giá cố định đã được neo vào đồng USD. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn khẳng định sẽ giữ giá đồng NDT, không để có sự giao động thái quá.

Các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc vẫn chỉ giới hạn việc nâng giá đồng NDT ở mức có lợi cho xuất khẩu, trụ cột của nền kinh tế nước này. Động thái này cũng đã được đưa ra trước Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra tại Toronto (Canada) cuối tháng 6 khiến thị trường tài chính quốc tế bớt lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.

Ổn định tài chính, kiểm soát lạm phát “linh hoạt và mạnh mẽ”

Nhằm ổn định hệ thống tài chính và kiểm soát lạm phát, Trung Quốc đã sử dụng những biện pháp khá mạnh tay. Tháng 3/2010, rút lượng tiền 31,2 tỷ USD trong 1 ngày khỏi hệ thống tài chính bằng cách bán trái phiếu ngắn hạn cho các ngân hàng. Đây là khoản tiền rút khỏi hệ thống tài chính hàng tuần lớn nhất trong vòng 2 năm qua nhằm hạn chế việc các ngân hàng cho vay ồ ạt khiến lo ngại lạm phát và tăng giá.

Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai một loạt biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản như cấm các ngân hàng cho khách hàng vay tiền để mua nhà thứ ba, tăng lãi suất đối với các khoản cho vay mua nhà và tỷ lệ tiền trả trước đối với việc mua nhà thứ hai. Giá nhà đã tăng 11,79% ở 70 thành phố trong tháng 3 vừa qua so với cùng kỳ năm trước, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2005.

Chính phủ Trung Quốc cũng quyết định không tăng lãi suất cho vay, song lại tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng nhằm kiềm chế giá bất động sản. Trong vòng một giờ sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc khẳng định, chính

phủ nước này trung thành với các cam kết về củng cố sự phục hồi của nền kinh tế nước này.

Những thông tin trên đây phản ánh thực trạng của nền kinh tế, hệ thống tài chính ngân hàng của Trung Quốc và kinh nghiệm quản lý tỷ giá, kiểm soát lạm phát của Trung Quốc. Những kinh nghiệm thành công và không thành công của Trung Quốc có thể là những bài học cho Việt Nam trong việc lựa chọn cơ chế và chính sách phát triển, đặc biệt là cơ chế điều hành tỷ giá, kiểm soát lạm phát phù hợp và phải có những biện pháp đồng bộ để đảm bảo tính hiệu quả, loại trừ nguy cơ kinh tế phát triển “quá nóng” như đang diễn ra tại Trung Quốc./.

Tác giả: Nguyễn Nhâm

Nguồn: http://vov.vn/Home/Kiem-soat-lam-phat-cua-Trung-Quoc--bai-hoc-nao- cho-Viet-Nam/20108/152891.vov

Cập nhật lúc : 9:54 AM, 24/08/2010

16 biện pháp đối phó lạm phát của Trung Quốc

• Nỗ lực phát triển sản xuất nông nghiệp; • Ổn định cung ứng hàng hóa nông nghiệp; • Hạ thấp giá thành hàng hóa nông nghiệp;

• Đảm bảo cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu cho nông nghiệp; • Làm tốt công tác điều hòa cung ứng than, điện, dầu, khí; • Thực hiện chính sách bù giá tạm thời;

• Xây dựng cơ chế cứu trợ xã hội gắn với việc tăng giá cả; • Tiếp tục thực hiện các quy định về mức thu lệ phí hợp lý; • Đẩy mạnh công tác cải cách giá cả;

• Tăng cường giám sát thị trường có kỳ hạn nông sản phẩm và thị trường điện tử;

• Kiện toàn các chính sách về giám sát giá cả;

• Tăng cường công tác kiểm tra việc tăng giá và chống lũng đoạn; • Hoàn thiện công tác thông báo thông tin giá cả;

• Thực hiện chế độ trách nhiệm về giá lương thực đối với tỉnh trưởng và chế độ trách nhiệm về giá nông sản phẩm đối với thị trưởng;

• Thực hiện chế độ họp giao ban liên tịch điều hành giá cả thị trường.

Nguồn: http://vietstock.vn/channelid/772/tin-tuc/175124-lam-phat-de-doa-cac- nuoc-va-16-bien-phap-doi-pho-cua-trung-quoc.aspx

Thứ Sáu, 10/12/2010 | 18:53

Một phần của tài liệu Thực trạng, rủi ro lạm phát và giải pháp kìm chế lạm phát (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)