0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Giai đoạn 2004-2008

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG, RỦI RO LẠM PHÁT VÀ GIẢI PHÁP KÌM CHẾ LẠM PHÁT (Trang 38 -43 )

2.4.1 Thực trạng giá cả - lạm phát

Từ 2004, giá cả tăng trở lại (hình dưới). Diễn biến giá cả VN gắn liền với diễn biến gí cả thế giới.

Nguồn: GSO

• Năm 2004, giá cả thế giới tiếp tục tăng cao nên giá các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng. Mặt khác, dịch cúm gia cầm đã làm tăng giá hàng lương thực, thực phẩm. Lạm phát đã quay trở lại với tỷ lệ 9,5% trong năm 2004.

• Năm 2005, kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển và ổn định. Các chỉ tiêu chủ yếu của nền kinh tế và các lĩnh vực then chốt đạt kết quả cao hơn so với năm trước. Tổng sản phẩm trong nước tăng 8,4% là tốc độ tăng tương đối cao so với tốc độ tăng những năm gần đây, do sự gia tăng khả quan của các ngành sản xuất, dịch vụ. Mặt khác trong năm 2005 sản xuất phát triển đã tạo điều kiện tăng tiêu dùng của dân cư, tăng chi ngân sách Nhà nước, tăng đầu tư và tăng xuất khẩu. Giá tiêu dùng tuy tăng cao (tăng 8,4%) nhưng ở mức xấp xỉ tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tình hình xã hội ổn định; văn hoá, y tế, giáo dục tiếp tục phát triển. • Năm 2006, tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh tăng 8,17%

so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lạm phát năm 2006 là 6,6% và được coi đây là năm thành công trong việc kiềm chế lạm phát.

• Năm 2007, tỷ lệ lạm phát 12,63%, tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP

USD, diễn biến leo thang của giá vàng, ... đẩy giá thế giới tăng lên một mức mới dẫn đến giá cả trong nước tăng lên, do vậy chỉ số giá tăng cao. • Năm 2008, kinh tế-xã hội diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và

trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng đầu năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm. Giá tiêu dùng năm 2008 nhìn chung tăng khá cao và diễn biến phức tạp, khác thường so với xu hướng giá tiêu dùng các năm trước. Giá tăng cao ngay từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II, quý III, nhưng các tháng quý IV liên tục giảm (so với tháng trước, tháng 10 giảm 0,19%; tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0,68%) nên giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng 12 năm 2007 tăng 19,89%.

2.4.2 Nguyên nhân

• Một trong những nhân tố làm tăng chi phí là việc giá dầu trên thế giới tăng quá cao và quá nhanh. Tại thời điểm cuối năm 2007, khi giá dầu tăng lên mức xấp xỉ 100 USD/thùng, thế giới đã đánh giá là quá cao và lo lắng về những tác động tiêu cực của cuộc hoảng dầu lửa.

• Đến thời điểm giữa năm 2008, giá dầu đã tăng khoảng 50% lên gần 150 USD/thùng. Giá dầu trên thế giới tăng quá cao và nhanh là một trong những nhân tố làm suy thoái kinh tế, gia tăng lạm phát trên toàn cầu. Đối với Việt Nam, ngoài việc chịu tác động trực tiếp từ việc giá dầu trên thế giới tăng cao thì với một nền kinh tế mà hoạt động sản xuất dựa rất lớn và nguồn đầu vào từ nhập khẩu, Việt Nam đã buộc phải nhập khẩu lạm phát từ các nước khác trên thế giới. Nói cách khác là chi phí sản xuất trong nước tăng lên do giá dầu tăng và giá nhập khẩu các

loại nguyên vật liệu đầu vào của hoạt động sản xuất tăng lên.

• Ngoài ra, cần phải nói đến các chính sách tiền tệ. Trong gần 10 năm qua, để thực thi chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, Chính phủ đã thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng. Trong khi đó hiệu quả đầu tư của nền kinh tế thấp, điều này đã dẫn đến sự mất cân đối giữa hàng - tiền. Để giải quyết vấn đề này từ giữa năm 2007 và đặc biệt là từ đầu năm 2008, Chính phủ đã rất mạnh tay trong việc thắt chặt tiền tệ. Song cần phải có thời gian để biện pháp này phát huy tác dụng và do chính sách tiền tệ nới lỏng được thực hiện trong một thời gian dài nên cũng không thể ngay lập tức giải quyết dứt điểm vấn đề này. thực trên thế giới tăng cao. Do vậy, mặc dù Việt Nam vẫn đảm bảo an ninh lương thực cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước, nhưng việc giá lương thực trên thế giới tăng cao đã thúc đẩy các nhà sản xuất và xuất khẩu gạo trong nước tính toán lợi ích và tìm cách tăng giá lương thực. Đối với thực phẩm, nhất là mặt hàng thịt lợn, do tình trạng dịch bệnh có thời điểm bùng phát đã dẫn đến thiếu cục bộ và đã đẩy giá của mặt hàng này tăng cao.

• Mặt khác, CPI của Việt Nam tăng cao chủ yếu do sự tăng giá mạnh mẽ của nhóm hàng lương thực, thực phẩm. Trên thực tế, không đủ căn cứ để khẳng định cầu trong nước tăng quá nhanh dẫn đến làm tăng giá. Song cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới ngày càng trầm trọng làm cho giá lương thực tế thế giới tăng cao.

• Cuối cùng, việc Chính phủ thực hiện biện pháp kiểm soát giá đối với các mặt hàng quan trọng để kiềm chế lạm phát. Điều đó một mặt có tác dụng tích cực là giữ giá các mặt hàng này trong một thời gian nhất định và có thể giảm sức ép đầu vào đối hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Tuy nhiên, tình hình giá dầu thế giới tiếp tục tăng cao, điều này cũng tạo ra tâm lý đầu cơ, chờ đợi thời điểm bãi bỏ cơ chế kiểm soát giá, nhất là thời điểm gần tới thời điểm Chính phủ xem xét lại

giá các mặt hàng thuộc diện kiểm soát.

2.4.3 Biện pháp của chính phủ

Một là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt

Mức cung tiền trong lưu thông và dư nợ tín dụng tăng liên tục từ năm 2004 qua các năm và tăng cao là nguyên nhân quan trọng gây lạm phát. Chính lẽ đó, chính phủ kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng ngay từ đầu năm. Ngân hàng Nhà nước, thông qua việc chủ động, linh hoạt sử dụng hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường để thực hiện bằng được yêu cầu này.

Hai là cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của đơn vị sử dụng

ngân sách nhà nước. Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh thành rà soát chặt chẽ hạng mục đầu tư, kiên quyết cắt bỏ hạng mục kém hiệu quả.Đồng thời tạo điều kiện cho các công trình sắp hoàn thành, tạo quay vòng vốn hiệu quả

Ba là tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc

phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm. Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về vốn, về thị trường, về thủ tục hành chính, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Bốn là bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng

thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến giá, ngăn chặn đầu cơ.

Năm là triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, tình

trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn.

Sáu là tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng

lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoáng sản.

Bảy là mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Trước

tình hình giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, Chính phủ đã chủ trương mở rộng các chính sách về an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG, RỦI RO LẠM PHÁT VÀ GIẢI PHÁP KÌM CHẾ LẠM PHÁT (Trang 38 -43 )

×