2.3.1 Thực trạng giá cả - lạm phát
• Từ năm 1992, lạm phát đã được kiểm soát ở mức thấp trên dưới 10%, tăng trương GDP ở mức cao trên dưới 8%/năm. Nhưng năm 1999, nền kinh tế đột ngột chuyển sang giai đoạn thiểu phát với tỷ lệ lạm phát rất thấp, tăng trưởng chậm. Lạm phát năm 1999 là 0,1%. Từ xu hướng cần được chống lạm phát cao thì nền kinh tế Việt Nam lại đột ngột chuyển sang tình trạng cần phải chống thiểu phát. Sau một thời gian dài trải qua lạm phát cao trong quá trình chuyển đổi kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Từ năm 1992, lạm phát đã được kiểm soát ở mức thấp trên dưới 10%, tăng trương GDP ở mức cao trên dưới 8%/năm. Nhưng năm 1999, nền kinh tế đột ngột
chuyển sang giai đoạn thiểu phát với tỷ lệ lạm phát rất thấp, tăng trưởng chậm. Lạm phát năm 1999 là 0,1%. Từ xu hướng cần được chống lạm phát cao thì nền kinh tế Việt Nam lại đột ngột chuyển sang tình trạng cần phải chống thiểu phát.
• Năm 2000, chỉ số giá liên tục giảm trong các tháng trong năm. • Năm 2001, chỉ có 4 tháng giá tiêu dùng tăng (tháng 7, 9, 10, 12) và 8
tháng còn lại có chỉ số giá giảm hoặc không tăng.
• Trong giai đoạn này, giá dầu thế giới mặc dù có biến động thất thường nhưng về căn bản là tăng mạnh do ảnh hưởng của cuộc chiến ở Trung Đông và khả năng Mỹ tấn công vào Iraq. Mặt khác giá một số hàng hóa khác như lương thực và một số nông sản như cà phê, cao su trên thị trường thế giới tăng tác động làm giá trong nước tăng theo. Do giá dầu thế giới tăng cao nên ảnh hưởng đến giá các nguyên liệu đầu vào tăng làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến tăng giá thành sản phẩm, vì vậy chỉ số giá tiêu dùng trong nước năm 2002 tăng lên.
• Năm 2003, giá xăng thế giới vẫn tiếp tục tăng do tác động của chiến tranh Iraq và tình hình chính trị trên thế giới nên làm biến động giá trong nước tăng lên.
2.3.2 Nguyên nhân
• Thứ nhất, nhằm mục đích cân đối ngân sách, khi tốc độ tăng thu ngân sách không duy trì được như những năm trước, Chính phủ buộc phải giảm chi tiêu nên góp phần gây ra tình trạng thiểu phát thời kỳ 1999- 2003.
• Thứ hai là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và tình trạng giảm lạm phát toàn cầu, đồng thời với thâm hụt NSNN do tiếp tục cắt giảm chi tiêu.
• Thứ ba, giá hang nông sản giảm mạnh đặc biệt là giá lương thực, cà phê, hạt tiêu, hạt điều làm giảm thu nhập người dân, ảnh hưởng sức mua hàng công nghiệp. Giá những hang hóa trên giảm không chỉ ảnh hưởng đến chỉ số CPI mà còn ảnh hưởng đến sức mua và giá cả đầu vào hàng hóa dịch vụ.
• Ngoài ra, kỳ vọng về lạm phát và tỷ giá danh nghĩa thấp dẫn đến lạm phát thấp cũng là nguyên nhân tác động lên tình trạng thiểu phát giai đoạn này. CSTT không có nhiều tác động đến lạm phát trong thời kỳ này vì yếu kém của nền kinh tế và sự kém phát triển của hệ thống tài chính không thể hấp thụ vốn để chuyển hóa thành các mô tơ tăng trưởng kinh tế. Do vậy, mặc dù tốc độ tăng cung tiền cao trong các năm 1999-2001 nhưng nền kinh tế vẫn ở trong tình trạng thiểu phát.
• Tình trạng ứ đọng vốn ở các ngân hàng phản ánh người có tiền không muốn đầu tư. Nợ khó đòi và nợ quá hạn ở các ngân hàng khá lớn.
• Tỉ lệ tăng trưởng giá trị xuất khẩu giảm sút do ảnh hưởng cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ Châu Á. Nhìn chung, giá cả hàng hóa dịch vụ của Việt Nam chất lượng thấp, giá thành cao nên không có điều kiện cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt hàng nhập khẩu trốn thuế.
2.3.3 Biện pháp của chính phủ
• Biện pháp nâng cao sức mua của tầng lớp dân cư (tăng cầu):
o Để đối phó với tình trạng thiểu phát những năm 2000, Chính phủ chủ trương thực hiện chính sách kích cầu để ổn định nền kinh tế. Chính sách này cùng với chính sách tín dụng linh hoạt đối với những công trình đầu tư lớn của chính phủ đã kéo theo sự tăng giá vào năm 2002-2003.
o Chương trình giải quyết việc làm được đẩy mạnh: trong năm 2000, đào tao và thu hút khoảng 1,3 triệu người, tỉ lệ thất nghiệp thành thị giảm xuống 6.5%, lao động ở nông thôn được sử dung nâng lên.
o Tăng lương cho cán bộ công chức nhà nước.
o Tăng cường chương trình phát triển hạ tầng, xóa đói giảm nghèo.
o Thực hiện cấp ưu đãi cho một số người có công cách mạng.
• Biện pháp tăng cung hàng hóa dịch vụ, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, dịch vụ:
o Chính sách tiền tệ: Năm 2000, NHNN cắt bỏ lãi suất trần, chuyển sang điều hành lãi suất cơ bản tạo điều kiện cung cần về vốn theo cơ chế thị trường và NHTM chủ động hơn trong kinh doanh. Lãi suất tiền gửi cũng giảm xuống đến mức thấp nhất. NHNN nới lỏng điều kiện cho vay đối với nông thôn.
o Một loạt địa phương và tỉnh thành dành một phần tiền vào việc đầu tư dự án, chương trình trọng điểm…
• Chính sách thuế:
o Đối với hàng hóa nhập khẩu, với thuế suất bằng 0% và hàng hoá xuất khẩu được hoàn thuế VAT đã nộp, đây thức chất là hình thức trợ giá của nhà nước đối với hàng hoá xuất khẩu.
các dự án đầu tư có giá trị xuất khẩu đạt trên 30% tổng giá trị hàng hóa và miễn thuế thu nhập bổ sung có giá trị hàng hóa xuất khẩu trên 50%. Qui định miễn thuế 2 năm đầu cho doanh nghiệp sản xuất, vận tải, xây dựng mới được thành lập và giảm 50% thuế thu nhập trong 2 năm tiếp theo.
• Chính sách tài chính:
o Tập trung huy động và giải ngân vốn, đảm bảo các mức đầu tư đề ra. Trong 3 năm (1998-2000), nhà nước chú trọng đầu tư đúng mức cho khu vực doanh nghiệp trong đó bổ sung vốn lưu động trên 2000 tỷ đồng cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả, góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp.
• Chính sách khuyến khích đầu tư: Môi trường đầu tư đã được cải thiện rất nhiều nhờ những chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước. Hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta, trong đó có luật đầu tư nước ngoài, đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra việc cải thiện cơ chế hành chính chồng chéo cũng góp phần tạo ra một điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp.