Thực trạng cho vay tiêu dùng tại SHB Thăng Long

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (shb), chi nhánh thăng long (Trang 42 - 66)

2.2.1. Doanh số cho vay tiêu dùng tại SHB Thăng Long

Cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay tiêu dùng, các hình thức cho vay theo mục đích đều tăng cao so với năm trước. Trong số đó, cho vay với mục đích mua, sửa chữa nhà có tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay

tiêu dùng của SHB Thăng Long và có xu hướng tăng trong cơ cấu cho vay tiêu dùng theo mục đích của chi nhánh.

Năm 2012, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu tích cực, đối với thị trường nhà đất có dấu hiệu lạc quan từ chính phủ, chính vì vậy tỷ trọng cho vay mua nhà, sửa chữa nhà này tăng cao, phản ánh nhu cầu mua nhà đất tăng lên, nhất là vào dịp cuối năm 2009. Cho vay sửa chữa, mua nhà cửa và cho vay mua đất xây nhà ở chiếm tỷ trọng cao vì nhu cầu nhà ở cũng như đất ở của người dân là rất lớn và mỗi khoản vay để mua nhà và đất có giá trị lớn. Nắm bắt được thực tế này, SHB đã đẩy mạnh phát triển dịch vụ cho vay mua mới, sửa chữa nhà ở.

Bảng 9: Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích

ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng doanh số 33,76 100 45,17 100 104,5 0 100 11,41 33,80 59,33 131,3 Cho vay mua,

sửa chữa nhà 20,23 59,92 25,82 57,16 71,59 68,51 5,59 27,63 45,77 177,3 Cho vay mua

ô tô 9,23 27,34 10,96 24,26 22,46 21,49 1,73 18,74 11,50 104,9 Cho vay du

học 2,30 6,81 5,95 13,17 7,45 7,13 3,65 158,70 1,50 25,21 Cho vay tiêu

dùng khác 2,00 5,92 2,44 5,40 3,00 2,87 0,44 22,00 0,56 22,95

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Chi nhánh SHB Thăng Long

Bên cạnh đó, cho vay mua ô tô cũng tăng trưởng khá nhanh. Cho vay mua ô tô là một trong những sản phẩm phát triển nhanh nhất hiện nay của các ngân hàng thương mại, vì cùng với mức sống tăng cao thì nhu cầu mua sắm ô tô của người dân phục vụ việc sinh hoạt và công việc ngày càng cao. Vì thế tốc độ tăng trưởng của hoạt động này ở chi nhánh tăng nhanh, từ doanh số 9,23 tỷ đồng năm 2010 đã tăng lên 10,96 tỷ đồng năm 2011, và đến năm 2012 con số này đã tăng gấp đôi so với năm 2011. Tuy nhiên tỷ trọng cho vay mua ô tô vẫn còn

thấp trong tổng doanh số và so với cho vay mua, sửa chữa nhà, chỉ đạt mức trung bình 24% trong cả 3 năm qua. Dư nợ cho vay mua ô tô tăng lên trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đang là xu hướng chung. Loại hình kinh doanh này tuy khá mới mẻ nhưng đầy hấp dẫn.

Đối với cho vay du học, doanh số cho vay chiếm tỷ trọng thấp, chỉ đạt mức trung bình hơn 8% trên tổng doanh số cho vay tiêu dùng cả chi nhánh. Mặc dù doanh số cho vay du học của chi nhánh vẫn tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng chậm và tỷ trọng giảm cho thấy hoạt động cho vay du học chưa được chú trọng đúng mức.

Có thể thấy cơ cấu cho vay dùng theo mục đích của SHB Thăng Long có sự chênh lệch khá lớn giữa các sản phẩm đang được cung ứng cho khách hàng. Điều này là do các sản phẩm cho vay nhằm phục vụ nhu cầu về nhà ở, về ô tô luôn là những sản phẩm được khách hàng rất ưa chuộng, đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của họ. Hơn nữa, đối tượng khách hàng của cho vay tiêu dùng là những người có thu nhập khá hoặc cao, nên những nhu cầu tiêu dùng khác như du lịch, mua sắm đồ dùng gia đình… thì tự bản thân họ cũng có thể trang trải được, vì thế nhu cầu đối với các sản phẩm cho vay đáp ứng những nhu cầu nói trên không hấp dẫn với họ. Bên cạnh đó, công tác tiếp thị để giới thiệu sản phẩm cho vay tiêu dùng đến những khách hàng có nhu cầu vay chi tiêu cho giáo dục, y tế, du lịch… chưa được SHB Thăng Long quan tâm nhiều.

2.2.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng

Trong thời gian qua, các NHTM cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Nền kinh tế càng phát triển, thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao hơn, nên quy mô cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng cũng tăng lên.

Tín dụng tiêu dùng ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình. Có thể thấy được sự tăng trưởng của cho vay tiêu dùng tại SHB Thăng Long trong thời gian qua.

Bảng 10: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay tại SHB Thăng Long

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tổng dư nợ cho vay 163,97 230,44 377,66

Tổng dư nợ cho vay tiêu

dùng 28,63 32,66 90,79

Tỷ trọng 17,46% 14,16% 24,04%

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh SHB Thăng Long

Biểu đồ 3: Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay tại SHB Thăng Long

Những số liệu trên cho thấy, tổng dư nợ hoạt động cho vay tiêu dùng của SHB Thăng Long tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là năm 2012. Từ 28,63 tỷ đồng, chiếm 17,46% tổng dư nợ cho vay năm 2010 đến 90,79 tỷ đồng, chiếm 24,04% tổng dư nợ cho vay năm 2012. Năm 2011, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ sụt giảm nhẹ là hoàn toàn hợp lý.

Sự tăng trưởng về dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ đã làm tăng dần sự đóng góp vào thu nhập chung của ngân hàng từ hoạt động cho vay tiêu dùng. Các chỉ tiêu này cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh trong 3 năm qua là rất an toàn và hiệu quả.

2.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng

Xu hướng phát triển dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng giờ đây không còn là định hướng mà đã trở nên rõ ràng với những sản phẩm trực tiếp phục vụ dân cư. Sản phẩm cho vay của ngân hàng ngày càng phong phú, đa dạng hơn, mở rộng đối tượng vay tại ngân hàng, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. SHB Thăng Long đã triển khai các gói sản phẩm mới như:

Cho vay mua nhà với người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình và thu nhập cao.

Đa dạng hóa sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của SHB, cũng như thu hút được khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn.

2.2.4. Doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng

Doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng chủ yếu là từ lãi của các khoản cho vay tiêu dùng. Thu lãi là bộ phận chủ yếu trong thu nhập của ngân hàng, là kết quả tài chính mà ngân hàng quan tâm nhất. Đối với SHB Thăng Long, cho vay tiêu dùng là hoạt động chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng do lãi suất cho vay tiêu dùng bao giờ cũng cao hơn lãi suất cho vay khác, bên cạnh đó nhu cầu vay tiêu dùng của người dân ngày càng cao. Thu lãi hoạt động cho vay tiêu dùng đóng góp đáng kể vào thu nhập của SHB Thăng Long , thể hiện sự thành công của ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh này.

Bảng 11: Thu lãi cho vay tiêu dùng tại SHB Thăng Long

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Thu lãi CVTD 1473,9 57 508,9 89 854,8

Thu lãi cho vay

KH cá nhân 1 861,1 71 617,6 109 445,6

Tỷ trọng (%) 79,2 80,3 82,1

Nguồn: Báo cáo kinh doanh Chi nhánh SHB Thăng Long

Biểu đồ 4: Thu lãi cho vay tiêu dùng tại SHB Thăng Long

 Từ bảng số liệu trên có thể thấy tỷ trọng cho vay tiêu dùng tăng dần từ 2010 – 2012. Mức tăng lên của thu lãi cho vay tiêu dùng trong tổng thu lãi cho vay phản ánh sự mở rộng cho vay tiêu dùng của SHB Thăng Long.

 Nếu so sánh cho vay tiêu dùng với cho vay doanh nghiệp thì tín dụng tiêu dùng chỉ chiếm phần rất nhỏ, nhưng thông qua việc tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động này trong thời gian qua, có thể thấy được tiềm năng phát triển của cho vay tiêu dùng trong tương lai là rất lớn.

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH SHB THĂNG LONG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ

RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SHB THĂNG LONG

3.1. Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại SHB Thăng Long thời gianqua qua

3.1.1. Kết quả đạt được

Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chi nhánh Thăng Long trong những năm gần đây phát triển khá mạnh, đem lại nguồn thu nhập cao cho ngân hàng. Một số kết quả SHB Thăng Long đã đạt được:

Thứ nhất, SHB Thăng Long cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng bán lẻ đa dạng và phong phú thu hút ngày càng nhiều đối tượng khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau.

Thứ hai, các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng cho vay tiêu dùng của chi nhánh đều tăng qua các năm, phản ánh hoạt động kinh doanh có lãi của ngân hàng. Điều này cho thấy cho vay tiêu dùng là một hướng mở rộng kinh doanh có hiệu quả của SHB Thăng Long.

Thứ ba, nhờ thực hiện tốt quy trình tín dụng, thẩm định khách hàng, kiểm soát sau khi cho vay tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng của chi nhánh rất nhỏ. Cùng với việc phát triển tín dụng, công tác phòng ngừa rủi ro cũng được chú trọng. Hệ thống quản lý rủi ro được tập trung tại Trụ sở chính SHB kết hợp với các hình thức giám sát từ xa qua mạng máy tính và kiểm tra tại chỗ đã phát hiện và xử lý kịp thời những tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

Thứ tư, thu lãi từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại SHB Thăng Long có mức độ tăng trưởng ổn định và cao hơn hẳn thu từ hoạt động tín dụng khác. Từ đó có thể thấy cho vay tiêu dùng có vị trí quan trọng trong thu nhập của Ngân hàng.

Thứ năm, nguồn vốn huy động của SHB Thăng Long chủ yếu là nguồn tiền gửi tiết kiệm của khách hàng trên địa bàn, nguồn này rất ổn định với số lượng

lớn. Do đó, SHB Thăng Long luôn có đủ vốn đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng.

Thứ sáu, hồ sơ và thủ tục vay vốn tại SHB Thăng Long rất nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm thời gian của khách hàng. Thời gian xét duyệt khoản vay tiêu dùng được rút ngắn. Điều này góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh, tăng uy tín của SHB Thăng Long.

Thứ bảy, SHB đã ban hành các quy định, quy trình, cẩm nang nghiệp vụ,… với mục đích chuẩn mực hóa kỹ năng giao tiếp, ứng xử và xử lý các tình huống trong giao dịch. Quy định về “ Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ” là một trong những tiện ích nằm trong nỗ lực cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của SHB Thăng Long. SHB Thăng Long đã không ngừng lắng nghe ý kiến khách hàng, triển khai điều tra về chất lượng dịch vụ và các sản phẩm để có những điều chỉnh thích hợp trong quá trình hoạt động.

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế

Bên cạnh những kết quả kinh doanh khả quan, cho vay tiêu dùng của chi nhánh vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định:

- Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích mất cân đối, chủ yếu tập trung vào cho vay mua nhà, các sản phẩm khác chưa thực sự được chú trọng, chiểm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Ngân hàng chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường.

- Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng còn thấp, doanh thu từ hoạt động này chưa thực sự cao.

- Trong thị trường cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng vay tiêu dùng, thời gian hoàn tất hồ sơ cho vay và giải ngân rất quan trọng; tuy nhiên thời hạn này ở SHB Thăng Long còn khá dài, chưa tiết kiệm thời gian cho khách hàng.

- Đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng còn bộc lộ những hạn chế nhất định : tính chuyên nghiệp, thái độ và phong cách phụ vụ khách hàng.

Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan

 Chính sách cho vay của ngân hàng còn hạn chế: SHB Thăng Long chú trọng mảng tín dụng doanh nghiệp hơn tín dụng cá nhân. Nên các sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa thực sự đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, mức cho vay tiêu dùng của chi nhánh còn thấp, mỗi khoản cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo. Số tiền này còn nhỏ so với nhu cầu vay cả giá trị tài sản của khách hàng, do đó đã bỏ qua cơ hội cho vay đối với nhiều khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có khả năng trả nợ cao trong tương lai và nhu cầu vốn lớn ở hiện tại.

 Ngân hàng ngại nguy cơ nợ xấu: trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Để giảm tỷ lệ nợ xấu, ngân hàng hạn chế cho vay tiêu dùng.

 Sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận chưa logic và hiệu quả, gây ra phiền phức và mất thời gian của khách hàng.

 Hoạt động marketing ngân hàng chưa phát huy tác dụng: SHB Thăng Long chưa có phòng marketing độc lập nên việc nâng cao hình ảnh ngân hàng còn nhiều hạn chế.

 Hệ thống thông tin chưa đáp ứng được tiêu chuẩn: việc thu thập thông tin về khoản vay và về khách hàng còn hạn chế, điều này gây khó khăn trong việc ra quyết định tín dụng.

- Nguyên nhân khách quan

 Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng tại Việt Nam: các ngân hàng đa dạng hóa dịch vụ; mở rộng mạng lưới; mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng… nhằm thu hút khách hàng. Cạnh tranh mở rộng cho vay tiêu dùng là một hướng giúp các NHTM phân tán rủi ro. Nếu như các năm trước đây, các ngân hàng thương mại tập trung chủ yếu là cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ, thì thời gian gần đây chú trọng cạnh tranh mở rộng

cho vay tiêu dùng. Các đối tượng khách hàng được cạnh tranh mở rộng cho vay tiêu dùng, chủ yếu là giáo viên, cán bộ công nhân viên, kể cả người hưởng lương trong lực lượng vũ trang, công an, chủ doanh nghiệp, hộ gia đình, người về hưu... Mục đích vay là mua sắm xe ô tô, xe gắn máy làm phương tiện đi lại, sửa chữa nhà ở, mua sắm phương tiện tiêu dùng có giá trị khác trong gia đình…

 Lãi suất biến động nhiều trong hai tháng cuối năm: Lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam được NHNN điều chỉnh tăng lên 9% từ ngày 5/11. Các lãi suất chủ chốt cũng thay đổi tiếp sau đó, cụ thể: Lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 9%/năm; Lãi suất tái chiết khấu của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 7%/năm; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng là 9%/năm.

 Sau khi NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, các NHTM đã đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất huy động VND. Khách hàng có xu hướng chỉ gửi tiền với kỳ hạn ngắn và so sánh lãi suất huy động giữa các ngân hàng để chuyển tiền gửi sang ngân hàng có lãi suất cao hơn. Từ nửa cuối tháng 11 bắt đầu có cuộc đua lãi suất huy động làm cho thị trường luôn căng thẳng, kể cả trên thị trường liên ngân hàng. Mặc dầu Hiệp hội ngân hàng đã có vài lần cam kết đồng thuận lãi suất nhưng nhiều ngân hàng đã không thực hiện đúng như thỏa thuận. Nguyên nhân của tình trạng này là do mức độ

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (shb), chi nhánh thăng long (Trang 42 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w