Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (shb), chi nhánh thăng long (Trang 61 - 65)

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội cần mở các lớp đào tạo nghiệp vụ tín dụng, thẩm định tín dụng, tin học, kỹ năng mềm,…để bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ nhân viên ngân hàng.

Trên cơ sở các văn bản pháp luật của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội cần nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình, từ đó có những văn bản chi tiết và cụ thể hơn tới từng chi nhánh ngân hàng.

Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và quản lý các chi nhánh và phòng giao dịch

Cần trang bị cơ sở vật chất hiện đại hơn cho hoạt động của chi nhánh đảm bảo khi khách hàng tới giao dịch yên tâm và tin tưởng vào ngân hàng.

Mở rộng phạm vi hoạt động của chi nhánh, tăng số lượng phòng giao dịch để thu hút khách hàng.

Ngoài ra, còn cần phải có các hoạt động nhằm mục đích xử lý tình trạng nợ xấu tại ngân hàng hiện nay:

- Rà soát lại phân loại nợ, tiến tới việc phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Để làm được việc này các ngân hàng cần phải (i). Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuẩn Basel II. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tượng khách hàng để tính toán các thước đo rủi ro xác suất/khả năng xảy ra vỡ nợ (PD); tổn thất có thể xảy ra do vỡ nợ (LGD) và rủi ro vỡ nợ (EAD) cho các đối tượng này; đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến của chuyên gia. Có như vậy, việc xếp hạng tín dụng mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro của ngân hàng. (ii) Mặt khác chất lượng của xếp hạng khách hàng phụ thuộc lớn vào mô hình tổ chức và đội ngũ nhân sự của chính ngân hàng. Vì thế, việc hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng tuân thủ các nguyên tắc về quản trị DN, đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro; tránh xung đột lợi ích là vấn đề cốt lõi để giảm thiểu nợ xấu nảy sinh trong hoạt động tín dụng.

- Giám sát việc triển khai và ứng dụng xếp hạng tín dụng trong hoạt động để giảm thiểu rủi ro nhằm đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng không ngừng được hoàn thiện và nâng cao chất lượng, đòi hỏi nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để đảm bảo hệ thống vận hành có hiệu quả. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định xếp hạng tín dụng, đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào nhằm ngăn ngừa những sai sót do vô tình hay cố ý đánh giá khách hàng theo ý kiến chủ quan của một, hay nhóm người,

làm sai lệch kết quả xếp hạng, dẫn đến các quyết định cho vay không chuẩn.

KẾT LUẬN

Mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng cá nhân nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng là một bước tiến rất quan trọng đối với các ngân

hàng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Mở rộng cho vay tiêu dùng là một xu thế tất yếu đối với các ngân hàng thương mại cổ phần.

Góp phần vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cũng như nhận thức được rõ tầm quan trọng của hoạt động tín dụng cá nhân, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Thăng Long đã có những biện pháp và chiến lược cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng. Trong bối cảnh cạnh tranh ngân hành gay gắt về sản phẩm, chất lượng dịch vụ; bên cạnh những kết quả tích cực, chi nhánh SHB Thăng Long vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng.

Cho vay tiêu dùng là xu thế tất yếu trong hoạt động của Ngân hàng khi nền kinh tế ngày càng phát triển về mọi mặt. Đây sẽ là thị trường rất tiềm năng, mang lại nhiều lợi nhuận cho các Ngân hàng. Do đó, việc khắc phục những hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu cùng là một nhu cầu rất cần thiết đồi với các ngân hàng.

Hoàn thành chuyên đề này, em mong muốn sẽ đóng góp một phần kiến thức nhỏ bé của mình vào việc tháo gỡ những khó khăn trong việc mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, chi nhánh Thăng Long.

Tuy nhiên, vì đây là một vấn đề hết sức phong phú và bản thân là một sinh viên, em mới chỉ dừng lại nghiên cứu về lý luận là chủ yếu, về thực tiễn còn nhiều mặt hạn chế. Em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý kiến của thầy cô và cơ sở thực tập để chuyên đề của em hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Ký tên

Một phần của tài liệu mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội (shb), chi nhánh thăng long (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w