0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nguồn tác động của chất thải sinh hoạt của công nhân viên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN NHÀ MÁY GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP CÔNG SUẤT 200.000 M3/NĂM (Trang 54 -57 )

c) Nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hạ

3.2.5. Nguồn tác động của chất thải sinh hoạt của công nhân viên

Như đã trình bày ở phần 3.1, nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), các hợp chất hữu cơ ( BOD/COD), các chất dinh dưỡng ( N,P) và vi sinh vật.

Nước thải sinh hoạt bao gồm: - Nước thải sinh hoạt thông thường - Nước thải nhà bếp

Khi nhà máy đi vào hoạt động hết công suất sẽ có 93 lao động. Định mức nước thải sinh hoạt cao nhất là 150 lít/ người/ ngày thì tổng lượng nước sinh hoạt là:

150 lít/ người/ ngày x 93 người = 13950 lít/ ngày = 13,95 m3 Lượng nước thải dự tính chiếm 80 % nước sinh hoạt tức là:

80% x 13,95 m3/ ngày = 11,16 m3/ ngày

Dựa trên số liệu của Tổ chức y tế thế giới về tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trên một đầu người, tải lượng các chất ô nhiễm có thể phát sinh tại nhà máy do quá trình sinh hoạt của 93 công nhân viên được trình bày ở bảng 3.13.

Bảng 3.13 Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải khi dự án đi vào hoạt động ( Tính cho 93 công nhân viên)

Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/người/ngày) Tải lượng (Kg/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT Cột B BDO5 45- 54 4,2 - 5 362 - 448 50 TSS 70 – 145 6,5 – 13,5 582 - 1209 100 NO3- 6 – 12 0,56 – 1,12 50- 100 50 PO43- 0,6 – 4,5 0,056 – 0,42 5 - 37,6 10 Amoniac 3,6 – 7,2 0,334 – 0,669 30 -60 10

Ghi chú: Hệ số ô nhiễm tính theo WHO – Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tập1, Generva, 1993: QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn ký thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Cột B: áp dụng khi ước thải sinh hoạt thải thẳng vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

So sánh với QCVN 14: 2008 ( cột B) cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt đều vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Nếu thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, Làm giảm hàm lượng oxy có trong nước, giảm khả năng tự làm sạch của nước. Ngoài ra chất dinh dưỡng nito, phốt pho tạo điều kiện cho rong, tảo phát triển, gây ra hiện tượng phú dưỡng, gây mất cân bằng sinh thái của nguồn tiếp nhận.

Bảng 3.14. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải

STT Thông số Tác động

1 Nhiệt độ - Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxy hòa tan trong nước (DO) - Ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học

- Ảnh hưởng tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước 2 Các chất

hữu cơ

- Giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước

- Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các sinh vật thủy sinh. 3 Chất rắn lơ

lửng

Làm tăng độ đục của nước, ảnh hưởng đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh.

4 Các chất dinh

dưỡng (N, P)

Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng nước, sự sống thủy sinh.

5 Các vi khuẩn

- Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là ngyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả.

- E.Coli là nhóm vi khuẩn thuộc nhóm Coliform , chỉ thị ô nhiễm do phân người.

b) Tác động do chất thải rắn sinh hoạt.

Lượng nước thải sinh hoạt ước tính bình quân đầu người hàng ngày là 0,5 kg / người/ ngày đêm.

Khi dự án đi vào hoạt động hết công suất, với 93 công nhân viên làm việc tại công ty, lượng chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày tạo ra sẽ là:

Chất thải rắn này bao gồm các chất hữu cơ, giấy các loại, nilon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hư hỏng khi thải vào môi trường mà không được thu gom xử lý thích hợp sẽ gây ra nhiều tác hại cho môi trường sống. Khi thải vào môi trường, các chất thải sẽ phân hủy hoặc không phân hủy làm gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại... làm ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho hệ sinh vật đất, các sinh vật thủy sinh trong nước hay tạo điều kiện.

Chất thải này khi thải vào môi trường mà không qua xử lý sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho hệ sinh vật đất, các sinh vật thủy sinh trong nước, hoặc gây ô nhiễm mùi hôi không khí, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn có hạ như ruồi muỗi phát triển và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới mĩ quan và cảnh quan khu vực.


Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN NHÀ MÁY GẠCH BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP CÔNG SUẤT 200.000 M3/NĂM (Trang 54 -57 )

×