TT Yếu tố Nguồn phát sinh Đối tượng, quy mô tác động
Mức đô
Khí thải - Hoạt động từ các phương tiện vận tải và thiết bị cơ giớ.
- Sự vận hành của các máy móc thiết bị trong quá trình thi công
* Đối tượng:
- Môi trường không khí - Con người( cán bộ công nhân viên tham gia thực hiện dự án)
* Quy mô: Toàn bộ khu
vực thực hiện dự án
Mang tính tạm thời, xảy ra ngắn trong giai đoạn thi công
Bụi - Hoạt động vận chuyển
- Hoạt động của các phương tiện vận tải và
thiết bị cơ giới
- Con người( cán bộ công nhân viên tham gia thực
hiện dự án)
* Quy mô: Toàn bộ khu
vực thực hiện dự án và các vùng phụ cận
ngắn trong giai đoạn thi công.
Đánh giá tác động:
Bụi: Các hoạt động của bụi phát sinh do các hoạt động của dự án chủ yếu trong khu vực công trường xây dựng. Các tác động của bụi do vận chuyển nguyên vật liệu trên đường giao thông ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và người dân trông khu vực thực hiện dự án.
Khi vận chuyển nguyên vật liệu, bốc dỡ và xây dựng đã phát sinh ra lượng bụi. Mức độ phát tán bụi trong giai đoạn này có sự biến động lớn, mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào tốc độ của xe , cường độ hoạt động xây dựng, nhiệt độ, hướng và tốc độ gió trong khu vực, độ ẩm của đất và tốc độ của gió trong ngày.Thông thường bụi phát sinh ban ngày nhiều hơn ban đêm, bụi có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực dự án và cả môi trường xung quanh. bụi sinh ra trong quá trình vận chuyển và xây dựng khó kiểm soát , xử lý và xác định theo định lượng nồng độ và tải lượng ô nhiễm.
Bụi phát sinh trong quá trình này khá lớn và không có khả năng phát tán rộng. Phần lớn sẽ phát tán trong khu vực công trường xây dựng và dọc tuyến đường giao thông. tuy nhiên các tuyến đường giao thông trong khu công nghiệp đều đã được dải nhựa nên khả năng phát tán bụi cũng không lớn. Mặt khác đây là nguồn tác động tạm thời trong giai đoạn xây dựng và có thể áp dụng các biện pháp giảm thiểu hiệu quả nên mức độ tác động của bụi phát sinh do hoạt động của dự án đối với môi trường tự nhiên và đời sống dân cư trong khu vực là không đáng kể.
Khi có bụi trong không khí sẽ làm cản trở tầm nhìn, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và dân cư trong khu vực dự án. Bụi tác động đến con người và động vật chủ yếu qua con đường hô hấp như viêm phổi, hen xuyễn, lao phổi. Bụi còn gây ảnh hưởng đến động thực vật. Bụi phủ lên trên mặt lá cây làm giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Khí thải:
Tải lượng ô nhiễm khí thải trong quá trình xây dựng được tính toán dựa trên nhu cầu sử dụng nhiên liệu trong quá trình xây dựng. Để ước tính tải lượng ô nhiễm dùng phương pháp đánh giá nhanh của tổ chức y tế thế giới WHO dựa trên hệ số ô nhiễm khí đốt cháy nguyên liệu. Tải lượng ô nhiễm được xác định theo công thức sau.
Q = k.B
Theo báo cáo đầu tư xây dựng của dự án và cá tải liên quan thì lượng nguyên liệu vận chuyển trong giai đoạn thi công xây dựng bao gồm vận chuyển đất 12.660,2 m3, Xi măng 2.576,501tấn, cát 3.064m3, đá 7.726,9 m3, thép 667,5 tấn, tấm lợp 14.660 m3. Tổng lượng dầu dùng cho máy móc thiết bị khoảng 8.000 lít. Hệ số ô nhiễm và tải lượng các chất ô nhiễm và tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện, thiết bị thi công thể hiện ở bảng sau.
Bảng 3.2 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong giai đoan thi công
TT Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm ( Kg/1000 lít dầu)
Tổng tải lượng ( Kg )
Tải lượng trung bình theo giờ (Kg/h) 1 CO2 29,1 232,8 0,064 2 C2H4 33,2 265,6 0,073 3 NO2 11,3 90,4 0,025 4 SO2 0,9 7,2 0,002 5 Bụi chì 0,25 2 0,00005
Nguồn: WHO–Đánh giá nhanh các nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí–tập 1, Generva, 1993
Theo tính toán, đối với khu vực dự án thông thoáng, tác động của khí thải ở mức đáng kể trong vòng bán kính <100 m. Nồng độ khí ô nhiễm có thể tăng lên 5 – 6 lần so
với môi trường nền tủy theo từng loại khí. ban kính tác động ngoài phạm vi 200 m trở lên sẽ bị ảnh hưởng nhẹ hơn và ngoài 500 m thì coi như không đáng kể.
Sự ô nhiễm do khí thải trong giai đoạn thi công này tuy không nghiêm trọng về mức độ so với khi san lấp mặt bằng nhưng lại kéo dài về thời gian lao động và số ngày thực hiện để đảm bảo tiến độ dự án.
c). Tác động đến môi trường do tiếng ồn
Nguồn phát sinh tiếng ồn: Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn là các xe, máy thi công, các hoạt động có tác động mạnh của công nhân như: búa máy, đống cọc, ép cột bê tông, trộn đầm bê tông, máy cưa nhanh, tiếng ô tô, búa đóng đinh...
Đối tượng bị tác động: Công nhân xây dựng, người dân địa phương, động vật trong khu vực....
Quy mô tác động: Khu vực công trường xây dựng, các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu.
Đánh giá tác động:
Mức ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động như mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Mức ồn cao còn làm giảm năng suất lao động, sức khỏe của cán bộ, công nhân trong khu vực sản xuất. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ lớn trong thời gian dài sẽ làm cho thính giác giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp.
Theo thống kê của bộ y tế và viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật bảo hộ lao động của Liên Đoàn Lao Động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người. Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con người ở các dải tần khác nhau được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.3 Các tác động của tiếng ồn với sức khỏe con người
Mức ồn (dBA) Tác động đến người nghe 0 Ngưỡng nghe thấy
110 Kích thích mạng màng nhĩ 120 Ngưỡng chói tai
130 – 135 Gây bệnh thần kinh, nôn mửa, làm yếu xúc giác và cở bắp 140 Đau chói tai, gây bệnh mất trí, điên
145 Giới hạn cực đại mà con người co thể chịu được tiếng ồn 150 Nếu nghe lâu sẽ thủng nhĩ tai
160 Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm
190 Chỉ cần nghe trong thời gian ngắn đã bị nguy hiểm
Nguồn: Thống kê của bộ y tế và viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật bảo hộ lao động
Các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, hoạt động của thiết bị thi công trong giai đoạn xây dựng sẽ phát sinh ra tiếng ồn. Mức độ lan truyền tiếng ồn phụ thuộc vào mức âm và khoảng cách từ vị trí gây ra tiếng ồn đến nguồn tiếp nhận. Theo thống kê, cường độ tiếng ồn của một số phương tiện vận tải và máy móc thiết bị như sau:
STT Loại phương tiện, thiết bị thi công Mức ồn (dBA)
1 Xe tải nặng 70 ÷ 96
2 Xe ủi đất 77 ÷ 95
3 Máy đầm nền 72 ÷ 88
4 Máy trộn bê tông 71 ÷ 85
5 Máy nén Diezel có vòng quay rộng 75 ÷ 80
6 Máy xúc 72 ÷ 83
TCVN 5949 : 1998 ( 6h – 18h) 75
Nguồn: FHA – Mỹ
Khu vực công trường trong quá trình hoạt động có nhiều nguồn phát sinh ra tiếng ồn nên tiếng ồn sẽ có sự cộng hưởng giữa các hoạt động của các động cơ máy móc.
Theo các bảng trên cho thấy độ ồn cần bổ sung lớn nhất là 3 dBA khi các nguồn gây tiếng ồn không có sự khác nhau về độ ồn. Khi có sự công hưởng, đọ ồn lớn nhất của các máy móc thiết bị có thể đạt được như sau:
Bảng 3.6 Tiếng ồn lớn nhất ở khoảng cách 15m khi có sự cộng hưởng
STT Loại phương tiện, thiết bị thi công Mức ồn (dBA)
1 Xe tải nặng 99
2 Xe ủi đất 98
3 Máy đầm nền 91
5 Máy nén Diezel có vòng quay rộng 83
6 Máy xúc 86
TCVN 5949 : 1998 ( 6h – 18h) 75
Để đánh giá quy mô chịu tác động bởi tiếng ồn của các phương tiện và thiết bị máy móc, áp dụng công thức tính toán độ tương quan giữa độ ồn và khoảng cách tới nguồn gây tiếng ồn như sau:
M1 – M2 = 20 log( R2/R1)
Trong đó: M1, M2 là độ ồn ở vị trí 1,2 ; R1, R2 là khoảng cách tới vị trí có mức ồn 1,2. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
STT Loại nguồn gây tác động Mức ồn ( dBA) theo khoảng cách( m)
15 30 60 120 240 480
1 Xe tải nặng 99 93 87 81 75 69.5
2 Xe ủi đất 98 92 86 80 74 68.5
3 Máy đầm nền 91 85 79 73 67 61.5
4 Máy trộn bê tông 88 82 76 70 64 58.5
5 Máy nén Diezel có vòng quay rộng 83 77 71 65 59 53.5
6 Máy xúc 86 80 74 68 62 56.5
Qua bảng tính toán trên cho thấy, đối với tiếng ồn phát sinh do các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công, phạm vi ảnh hưởng của tiếng ồn khoảng 500m, cụ thể với bán kính khoảng 480 m tính từ công trình xây dựng ra khu vực xung quanh thì tiếng ồn sẽ nhỏ hơn 70 dBA.
Nhìn chung ô nhiễm do tiếng ồn mang tinh chất cục bộ, tác động trực tiếp đến công nhân làm việc trong khu dự án là chủ yếu, mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn do hoạt động của dự án đến khu vực xung quanh là không đáng kể.