M ở đầu
A. Kết quả năm 2011
3.1. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT TRỒNG BÔNG CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU CỨU
3.1.1. Một số chỉ tiêu về độ phì của đất trồng bông tại vùng nghiên cứu
Đây là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng quy trình bón phân cho cây trồng nói chung và cây bông nói riêng. Nhằm làm cơ
sở cho việc đánh giá hiệu quả của mỗi quy trình bón phân, trong phạm vi đề tài này chúng tôi tiến hành lấy mẫu đất và phân tích một số chỉ tiêu chính đánh giá độ phì tự nhiên của đất trồng bông tại vùng nghiên cứu (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Diện tích đất trồng bông của vùng nghiên cứu chia theo độ dốc và một số chỉ tiêu vềđộ phì Độ dốc TT Chỉ tiêu <150 15 - 200 >20 - 300 1 Diện tích (ha) 22,6 59,3 98,1 2 Tỷ lệ (%) 12,5 32,9 54,6 3 Độ dày tầng đất (cm) 57,4 52,1 42,9 4 Thành phần cơ giới (% hàm lượng sét) 11,6 17,4 20,2 5 Độ xốp (%) 56,3 52,8 46,5
Qua thực tiễn trồng bông ở vùng Yên Châu – Sơn La chúng tôi nhận thấy, cây bông được trồng chủ yếu trên đất đồi có độ dốc từ 10 - 300. Trong số 180 ha bông tại vùng nghiên cứu thì chỉ có 12,5% (22,6ha) diện tích bông được trồng ở đất có độ dốc <150; 32,9% (59,3ha) diện tích bông được trồng ở đất có độ dốc 15 - 200 và 54,6% (98,1ha) diện tích bông được trồng ở đất có độ dốc >20 - 300.
Số liệu bảng 3.2.1. cũng cho thấy ở 3 mức độ dốc của đất trồng bông tại Yên Châu – Sơn La có những đặc điểm chính sau:
+ Về độ dày tầng đất: Đất ở độ dốc <150 và 15 - 200 có độ dày trung bình (52,1 – 57,4cm) còn đất ởđộ dốc >20 - 300 là đất mỏng lớp.
(<15%) thuộc loại đất nhẹ (đất cát và cát pha). Đất ở độ dốc 15 - 200 và >20 - 300 thuộc loại đất thịt (đất có thành phần cơ giới trung bình).
+ Về độ xốp: Đất ởđộ dốc <150 và 15 - 200 có độ xốp trung bình (cấp III theo thang phân cấp chuẩn) và đất ở độ dốc >20 - 300 là đất có độ xốp kém (cấp IV, đất chặt).
Như vậy có thể thấy rằng trồng bông ở Yên Châu chủ yếu trên đất dốc, trong
đó trên 50% diện tích bông được trồng vào đất có độ dốc >20 - 300 và trên 30% diện tích bông được trồng vào đất có độ dốc 15 - 200. Diện tích bông được trồng vào đất có độ dốc <150 chỉ chiếm trên 10%. Đây là vấn đề rất cần được quan tâm khi xây dựng và chuyển giao quy trình bón phân cho cây bông cho nông dân. Bên cạnh đó, ở các độ dốc khác nhau đất trồng bông có những tiêu chuẩn độ phì cũng khác nhau. Đất ở độ dốc thấp <150 và 15 - 200 có độ xốp trung bình, thành phần cơ
gới nhẹ và có độ dày trung bình là những đất trồng bông thuận lợi đểđạt năng suất, hiệu quả cao.
3.1.2. Một số chỉ tiêu hóa tính của đất trồng bông tại vùng nghiên cứu
Căn cứ vào kết quả thống kê phân chia diện tích đất trồng bông tại vùng nghiên cứu thành 3 mức độ dốc đặc trưng, chúng tôi tiến hành lấy mẫu đất đại diện cho mỗi cấp độ dốc và gửi về Phòng phân tích Đất & Môi trường – Viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu lý hóa tính của
đất trồng bông tại Yên Châu – Sơn La được tổng hợp ở bảng 3.2
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu hóa tính của đất trồng bông tại Yên Châu – Sơn La
TT Chỉ tiêu Đất dốc <150 Đất dốc 15 - 200 Đất dốc >20 - 300 1 pHKCL 5,6 5,8 5,2 2 Ca++ (mE/100gr đất) 15,4 18,7 11,2 3 Mg++ (mE/100gr đất) 7,15 5,09 2,12 4 CEC (mE/100gr đất) 19,26 11,34 8,95 5 Nitơ tổng số (N, %) 0,134 0,120 0,08 6 Lân dễ tiêu (mg P2O5/100gr đất) 1,15 0,91 0,53 7 Kali dễ tiêu (mg K2O/100gr đất) 7,6 7,8 3,2
8 Mùn tổng số (%) 2,4 2,1 1,9
- Chỉ tiêu pHKCL của đất trồng bông tại Yên Châu trên 3 mức độ dốc là 5,2 – 5,8. Đây là những đất có độ pH ít chua, tuy chưa phải là pH lý tưởng cho cây bông (pH>5,8) nhưng đều trồng được cây bông vải.
- Hàm lượng N tổng số: ở đất có độ dốc <150 và 15 - 200 có hàm lượng N tổng số từ 0,120 – 0,134%. Đây là đất có hàm lượng N vào loại khá (theo thang tiêu chuẩn của Kjeldahl). Trên đất có độ dốc >20 - 300 có hàm lượng N tổng số ở
mức nghèo (<0,1%).
- Lân dễ tiêu: hàm lượng lân dễ tiêu ở 3 cấp độ dốc của đất trồng bông tại Yên Châu từ 0,53 – 1,15 mg/100gr, thuộc cấp V trong thang đánh giá của Kirsanop [25]. Đất rất nghèo lân dễ tiêu.
- Kali dễ tiêu: hàm lượng kali dễ tiêu trong đất trồng bông trên độ dốc <150 và 15 - 200 ở mức trung bình (cấp III theo thang đánh giá của Kirsanop), trên độ
dốc >20 - 300ở mức nghèo (cấp IV, <4) [25].
- Mùn tổng số: hàm lượng mùn tổng số trong đất trồng bông trên độ dốc <150 và 15 - 200 ở mức trung bình (cấp III, 2,1 – 2,4%), trên độ dốc >20 - 300 ở
mức nghèo (cấp IV, <2%) [25].
- Khả năng trao đổi ion: chỉ tiêu này giảm rất rõ rệt theo thứ tự từ cao đến thấp theo độ dốc của đất trồng bông như sau: dưới 150 > 15 - 200 > trên 20 - 300.
Điều này chứng tỏ trên đất càng dốc, khả năng giữ và tiết các chất dinh dưỡng cho cây của đất càng thấp.
- Hàm lượng Ca++ ở mức trung bình (11,2 – 18,7 mE/100gr đất), Mg++ở mức thấp (2,12 – 7,15 mE/100gr đất). Đây là 2 nguyên tố có tính chất kiềm tính. Trong
đất trồng bông của vùng nghiên cứu ở cả 3 mức độ dốc đều có hàm lượng Ca++ và Mg++ thấp, đây có thể cũng là nguyên nhân làm cho độ pH đất ởđây không cao. Tóm lại, đất trồng bông vùng Yên Châu – Sơn La tuy có độ pH tương đối thấp nhưng vẫn thích hợp cho cây bông phát triển. Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất
ở mức rất nghèo; hàm lượng N tổng số và kali dễ tiêu ở mức trung bình (độ dốc <150 và 15 - 200) đến nghèo (độ dốc >20 - 300); hàm lượng mùn ở mức trung bình (độ dốc <150 và 15 - 200) đến nghèo (độ dốc >20 - 300). Đất có khả năng trao đổi ion ở mức trung bình và giảm dần theo mức tăng của độ dốc.
3.2. HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ QUY TRÌNH BÓN PHÂN CHO CÂY BÔNG TRỒNG TRÊN ĐẤT CÓ ĐỘ DỐC TỪ 10 – 300 TRỒNG TRÊN ĐẤT CÓ ĐỘ DỐC TỪ 10 – 300
3.2.1. Một số đặc điểm nông sinh học và kinh tế của cây bông trong các quy trình bón phân tại Sơn La năm 2011
Từ các kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học các năm trước đây về bón phân cho cây bông, chúng tôi thấy có 2 công thức phân bón được đề xuất bón cho bông trồng trên đất dốc tại miền núi phía Bắc là 120kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha và 117 kg N + 50 kg P2O5 + 15 kg K2O/ha. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cũng đang được khuyến cáo sử dụng cho canh tác trên đất dốc nhằm hạn chế quá trình xói mòn, giúp cải tạo đất và xây dựng một hệ thống canh tác bền vững trên đất dốc. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi lựa chọn sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh của Sông Gianh để xây dựng quy trình và đánh giá hiệu quả cùng với 2 quy trình bón phân đã được đề xuất.
Các quy trình bón phân được đánh giá trên cả 3 mức độ dốc đặc trưng của
đất trồng bông vùng nghiên cứu đó là <150, 15 - 200 và >20 - 300. Kết quả được tổng hợp trong bảng 3.3 và 3.4
Bảng 3.3. cho thấy:
- Thời gian sinh trưởng của cây bông trong các quy trình bón phân giao động từ 160,1 – 169,7 ngày trên đất có độ dốc <150; 159,7 – 170,2 ngày trên đất có độ
dốc 15 - 200 và 159,8 – 167,5 ngày trên đất có độ dốc >20 - 300. Trong đó thời gian sinh trưởng của cây bông trong quy trình bón phân thứ 2 (QT2) có xu hướng dài hơn so với trong quy trình bón phân 1 (QT1) và quy trình bón phân 3 (QT3) ở cả 3 mức độ đất dốc khác nhau. Trên các độ dốc khác nhau, thời gian sinh trưởng của cây bông ở cả 3 quy trình bón phân đều không có sự biến động lớn (159,8 – 163,3 ngày trong QT1; 167,5 – 170,2 ngày trong QT2 và 159,7 – 161,2 ngày trong QT3).
- Số quả/cây: Trên đất có độ dốc <150 và 15 - 200, cây bông trong QT2 có số
quả/cây đạt nhiều nhất (18,5 – 18,6 quả/cây), tiếp đến là trong QT1 (16,2 - 16,3 quả/cây) và thấp nhất là trong QT3 (14,2 – 14,4 quả/cây). Tuy nhiên trên đất có độ
dốc >20 - 300đã có sự khác biệt rất rõ rệt: số quả/cây trong QT1 và QT2 giảm nhiều và còn thấp hơn so với ở QT3 (15,2 – 15,7 quả/cây ở QT1 và QT2; 16,1 quả/cây ở
QT3).
- Khối lượng quả: Chỉ tiêu khối lượng quả bông biến động nhiều ở các quy trình và trên mỗi độ dốc của đất. Ở độ dốc <150 cây bông trong các quy trình có khối
Bảng 3.3. Một sốđặc điểm nông sinh học và kinh tế của cây bông trong các quy trình bón phân tại Sơn La năm 2011
Trên đất có độ dốc <150 Trên đất có độ dốc 15 - 200 Trên đất có độ dốc >20 - 300 TT Quy trình TGST (ngày) Số quả/cây (quả) K.L quả (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) TGST (ngày) Số quả/cây (quả) K.L quả (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) TGST (ngày) Số quả/cây (quả) K.L quả (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 QT 1 161,5 16,3 4,7 38,30 22,98 163,3 16,2 4,8 38,88 25,27 159,8 15,2 4,6 34,96 19,93 2 QT 2 169,7 18,5 5,0 46,25 25,44 170,2 18,6 5,1 47,43 26,56 167,5 15,7 4,8 37,68 22,23 3 QT 3 160,1 14,2 4,5 31,95 19,17 159,7 14,4 4,7 33,84 23,69 161,2 16,1 4,7 37,83 22,70
Bảng 3.4. Hiệu quả kinh tế của các quy trình bón phân cho bông
Trên đất có độ dốc <150 Trên đất có độ dốc 15 - 200 Trên đất có độ dốc >20 - 300 TT Quy trình Tổng thu (tr. đ/ha) Tổng chi (tr. đ/ha) Lãi (tr. đ/ha) Tổng thu (tr. đ/ha) Tổng chi (tr. đ/ha) Lãi (tr. đ/ha) Tổng thu (tr. đ/ha) Tổng chi (tr. đ/ha) Lãi (tr. đ/ha) 1 QT 1 27,576 15,740 11,836 30,324 16,300 14,024 23,916 14,940 8,976 2 QT 2 30,528 16,900 13,628 31,872 17,140 14,732 26,676 16,020 10,656 3 QT 3 23,004 17,050 5,954 28,428 18,250 10,178 27,240 18,010 9,230
Ghi chú: - Giá bông hạt 12.000 đồng/kg; Phân đạm ure 12.000 đ/kg; - Phân Lân super: 3.000 đ/kg; - Phân Kaliclorua: 11.500 đ/kg; - Phân NPK (5-10-3) Lâm Thao 4.500 đ/kg; - Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + dung dịch gốc: 10.000 đ/kg; - Công lao động: 80.000 đ/công.
lượng quả giao động từ 4,5 – 5,0g; Ở độ dốc 15 - 200 cây bông trong các quy trình có khối lượng quả giao động từ 4,7 – 5,1g; Ở độ dốc >20 - 300 cây bông trong các quy trình có khối lượng quả giao động từ 4,6 – 4,8g. Khối lượng quả trong QT1 trên 3 mức
độ dốc của đất là 4,6 – 4,8g; khối lượng quả trong QT2 trên 3 mức độ dốc của đất là 4,8– 5,1g; khối lượng quả trong QT3 trên 3 mức độ dốc của đất là 4,5– 4,7g.
- Năng suất thực thu (NSTT): Trên đất có độ dốc <150, cây bông cho năng suất thực thu trong các quy trình từ 19,17 – 25,44 tạ/ha, trong đó cao nhất là ở QT2, tiếp đến là ở QT1 và QT2. Trên đất có độ dốc 15 - 200, cây bông cho năng suất thực thu trong các quy trình từ 23,69 – 26,56 tạ/ha, trong đó cao nhất vẫn là ở QT2, tiếp đến là ở QT1 và QT2. Trên đất có độ dốc >20 - 300, cây bông cho năng suất thực thu trong các quy trình từ 19,93 – 22,7 tạ/ha, trong đó cao nhất là ở QT2 và QT3, thấp nhất lại là ở QT1.
0 5 10 15 20 25 30 <15 15 - 120 >20 - 30 Độ dốc của đất (độ) N S TT ( t ạ /h a) QT1 QT2 QT3
Hình 1. Biểu diễn NSTT của cây bông trong các quy trình bón phân trên 3 mức độ dốc của đất tại Yên Châu – Sơn la năm 2011
Như vậy có thể thấy thời gian sinh trưởng của giống bông VN01-2 không biến
động nhiều khi trồng trên đất có độ dốc khác nhau nhưng lại biến động đáng kể ở các quy trình bón phân khác nhau. Ở quy trình có công thức phân bón 120kg N + 60 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha thời gian sinh trưởng của cây bông dài hơn so với ở quy trình
có công thức phân bón 117 kg N + 50 kg P2O5 + 15 kg K2O/ha và 700 kg phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh từ 7,7 – 10,5 ngày. Số quả/cây ở QT1 và QT2 có xu hướng giảm khi trồng trên đất có độ dốc tăng cao, trong khi ở QT3 lại ngược lại (số
quả/cây ởđất có độ dốc cao nhiều hơn so với ở đất có độ dốc thấp). Khối lượng quả
bông trong các quy trình bón phân giảm rõ rệt theo mức tăng của độ dốc đất, đồng thời cũng biến động đáng kể trong mỗi quy trình bón phân. Năng suất thực thu của cây bông có xu hướng giảm theo mức tăng của độ dốc đất trồng trong QT1 và QT2 nhưng ở QT3 thì năng suất bông thực thu lại đạt cao nhất trên độ dốc >20 - 300, đồng thời tương đương với ở QT2 và cao hơn hẳn ở QT1. Điều này có thể nói bón phân hữu cơ vi sinh trên đất dốc đã có tác dụng phát huy tiềm năng năng suất của cây bông.
3.2.2. Hiệu quả kinh tế của các quy trình bón phân cho bông
Từ các chỉ tiêu năng suất của cây bông theo dõi được, chúng tôi tiến hành
đánh giá hiệu quả kinh tế của các quy trình bón phân cho bông trên đất dốc thông qua chỉ tiêu lãi thuần (Lãi thuần = Tổng thu – Tổng chi). Kết quả được trình bày trong bảng 3.4. 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 <15 15 - 120 >20 - 30 Độ dốc của đất (độ) Lã i ( tr . đ /h a) QT1 QT2 QT3
Hình 2. Biểu diễn lãi thu được của cây bông trong các quy trình bón phân trên 3 mức
độ dốc của đất tại Yên Châu – Sơn la năm 2011
Kết quả bảng 3.4. cho thấy hiệu quả kinh tế thu được của các quy trình bón phân khác nhau trên các độ dốc của đất khac nhau biến động rất rõ rệt.
- Trên đất có độ dốc <150, lãi thu được của QT2 đạt cao nhất (13,628 tr.đ/ha), tiếp đến là của QT1 (11,836 tr.đ/ha). Thấp nhất là của QT3 (5,954 tr.đ/ha).
- Trên đất có độ dốc 15 - 200: lãi thu được của QT1 và QT2 tương đương nhau (14,024 – 14,732 tr.đ/ha) và cao nhất. Thấp nhất vãn là của QT3 (10,178 tr.đ/ha).
- Trên đất có độ dốc >20- 300: lãi thu được của QT2 đạt cao nhất (10,656 tr.đ/ha), hai quy trình QT1 và QT3 có lãi thu được thấp hơn và tương đương nhau (8,976 – 9,23 tr.đ/ha).
Như vậy, trong 3 quy trình bón phân, QT2 luôn cho lãi cao nhất trên cả 3 mức
độ dốc của đất trồng bông. Trong 3 mức độ dốc của đất trồng bông, các quy trình bón phân cho lãi cao nhất ởđất có độ dốc 15 - 200.
3.3. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG RỬA TRÔI TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẤT DỐC KHI XUỐNG PHÂN CHO BÔNG KHI XUỐNG PHÂN CHO BÔNG
Rửa trôi là một trong những hiện tượng gây nguy hại nghiêm trọng đến độ phì và các đặc điểm lý hóa tính của đất. Điều này càng nghiêm trọng hơn đối với đất ở đồi núi. Theo các đánh giá, hiệu suất sử dụng phân bón của Việt Nam hiện nay còn tương đối thấp, khoảng 40-50%. Đối với đạm, hiệu suất sử dụng 40-50% lượng bón, bị đất cố định 10-20%, bị rửa trôi 3-10%, bị bay hơi 20-30%. Lân, cây sử dụng khoảng 10-20% lượng bón, bịđất cố định 80-87%, bị rửa trôi 3%. Kali, cây sử dụng
được 40-50%, bịđất cố định 40%, bị rửa trôi 10% (Theo www.nongnghiep.vn) [27]. Do đó, nghiên cứu khả năng rửa trôi trong điều kiện đất dốc khi xuống phân