M ở đầu
2. Mục tiêu của đề tài
2.4.1. Đánh giá chất lượng đất trồng bông vùng nghiên cứu
1) Tiến hành lấy mẫu đất đại diện cho 3 mức độ dốc khác nhau <15, 15 - 200 và >20 - 300 ) theo phương pháp được quy định trong TCVN 4046: 1985 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường [2].
2) Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đất (theo thang đánh giá của Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Nguyễn Tử Siêm và Nguyễn Ngọc Bình – Cẩm nang ngành Nông - Lâm nghiệp Việt Nam) gồm:
* Độ phì của đất: độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ xốp của đất.
- Độ dốc được chia thành các cấp độ như sau: + Cấp I: Độ dốc dưới 150. Đất dốc nhẹ.
+ Cấp II: Độ dốc từ 15 - 250. Đất dốc trung bình và hơi mạnh. + Cấp III: Độ dốc từ 25 - 350. Đất dốc mạnh.
+ Cấp IV: Độ dốc >350. Đất dốc rất mạnh. - Độ dày tầng đất được chia thành 3 cấp:
+ Cấp I: >100cm, đất dày.
+ Cấp II: 50 - 100cm, đất có độ dày trung bình. + Cấp III: <50cm, đất mỏng lớp.
- Thành phần cơ giới của đất được chi thành 3 cấp: + Cấp I: Đất nặng (đất sét), hàm lượng sét >45%.
+ Cấp II: Đất trung bình (đất thịt), hàm lượng sét 15 - 25%. + Cấp III: Đất nhẹ (đất cát và cát pha), hàm lượng sét <15%. - Độ xốp của đất được chia thành 4 cấp:
+ Cấp I: Độ xốp >65%, đất rất xốp.
+ Cấp II: Độ xốp từ 55 - 65%, đất pha xốp (đất xốp). + Cấp III: Độ xốp từ 50 - 55%, đất xốp trung bình. + Cấp IV: Độ xốp <50%, đất chặt (độ xốp kém).
* Một số chỉ tiêu lý hóa tính gồm: pHKCL, Ca++, Mg++, CEC, lân dễ
tiêu, kali dễ tiêu và mùn tổng số. Các chỉ tiêu này được phân tích tại Phòng Phân tích đất và Môi trường – Viện Quy hoạch & thiết kế Nông nghiệp.
2.4.2. Đánh giá hiệu quả của một số quy trình bón phân cho cây bông trồng trên đất có độ dốc từ 10 – 300 sinh trưởng phát triển đúng thời vụ