M ở đầu
2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Một số nghiên cứu về sinh lý dinh dưỡng cây bông
Theo Berger (1969), để đạt năng suất 2,5 kiện/ha (1 kiện = 220 kg) cây bông lấy đi từ đất 40 kg N, 16 kg P2O5, 17 kg K2O, 7 kg MgO và 4 kg CaO. Khi năng suất là 7,5 kiện/ha thì lượng dinh dưỡng lấy đi đạt 125 kg N, 50 kg P2O5, 52 kg K2O, 22 kg MgO và 13 kg CaO/ha. Trong sản xuất người ta chỉ cung cấp N, P, K cho cây bông dưới dạng phân bón [28].
Kết quả nghiên cứu của J. G. De Geus (1983), trên đất thịt pha cát ở Georgia cho thấy:
+ Từ giai đoạn cây con đến bắt đầu ra nụ: 12,8% tổng lượng N + Từ khi ra nụ đến bắt đầu hình thành quả: 43,3% tổng lượng N + Từ khi hình thành quảđến khi chín: 39,5% tổng lượng N
Một hecta bông không được tưới lấy đi ởđất khoảng 45 kg P2O5 và chia cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây bông như sau:
+ Từ gieo đến giai đoạn cây con: 2,5% + Từ cây con đến ra nụ hoa đầu tiên: 7,8% + Từ nụ hoa đầu tiên đến quả lớn đầu tiên: 3,4% + Từ quả lớn đầu tiên đến quả chín: 56,0%
Nếu bông có tưới với năng suất đạt trên 40 tạ/ha hấp thu lên đến 80 kg P2O5/ha. Cứ mỗi kiện bông xơ cần bón khoảng 24 – 25 kg P2O5 [32].
Kết quả nghiên cứu của Hinkle và Brown (1968) về ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng đến năng suất và chất lượng bông cho thấy Ca, Mg, S, Zn, B, Cu, Mo, Na và Cl là các nguyên tố ảnh hưởng trực tiếp đến số quả/cây và năng suất bông hạt. Các nguyên tố trên cũng ảnh hưởng đến chỉ số khối lượng quả khô và khối lượng thân lá khô [33].
Tại Mỹ, người ta đã phân tích thấy rằng với năng suất 565 kg xơ/ha (tương
đương với 15 tạ bông hạt/ha), lượng NPK đã lấy đi là:
N P205 K20 Hạt và xơ 39,70 15,90 15,90 Vỏ quả khô 5,67 3,40 23,81 Thân cành và lá 106,60 48,76 95,25 Cộng ..……… 151,97 68,06 134,95
Nếu không muốn bóc lột màu của đất, phải bón trả lại đất khoảng 7,5 tạ Sulfat
đạm, 3,5 tạ Super lân và 3,3 tạ Clorua kali, một lượng phân không nhỏ.