b. Tác động tiêu cực
3.3 Giảm thiểu tác động trong giai đoạn hoạt động
3.3.1 Giảm thiểu tác động đến môi trường đất, nước
• Kiểm soát lượng nước thấm xuống đất từ các hồ sinh học
ngấm xuống đất và thấm vào nguồn nước ngầm. Trong các hồ sục khí và hồ lắng, chiều sâu lớp chống thấm kéo dài xuống 1,3m theo chiều cao, theo mặt cắt nang của mái nghiên thì lớp này có chiều cao 1,8m.
• Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng bờ, mái bờ ở các hồ để tránh hiện tượng xói mòn gây bờ làm tăng khả năng nước thấm.
• Kiểm soát và thu gom nước thải
• Xây dựng hệ thống kênh thoát nước quanh khu vực nhà máy để thu nước mưa và nước thải từ khu vực dân cư, khu vực quanh kênh, nước mưa từ các mài bờ nước mặt chảy tràn, nước thấm ra từ đất đắp bờ.
• Việc thu gom nước thải trực tiếp từ Kênh Đen nên cấu tạo một hố thu rộng 3,3m , sâu 1,2 và dài 16m. Về mùa khô toàn bộ nước thải được thu hết vào khu xử lý.
Kiểm soát nước thải sinh hoạt của công nhân và nhân viên trong trạm
Bố trí tách riêng hệ thống dẫn nước mưa và nước thải để thu gom và xử lý triệt để lựong nước thải phát sinh.
Hình 3.1: biện pháp thu gom nước thải sinh hoạt
Nước thải từ nhà vệ sinh phải được đi qua bể tự hoại trước khi dẫn vào hệ thống Nước thải tắm giặt,
rửa tay
Nước thải từ nhà vệ sinh
Bể tự hoại
Hệ thống thu gom chung
thu gom chung của nước thải sinh hoạt. Có thể thiết kế bể tự hoại 2 ngăn hoặc ba ngăn theo tiêu chuẩn xâu dựng số 2/2008.
Kiểm soát nước chảy tràn
Có hệ thống thu gom nước chảy tràn hiệu quả vì hoạt động tưới cây, bón phân hay phun thuốc đều có ảnh hưởng đến hàm lượng ô nhiễm trong nước chảy tràn bao gồm nước mưa và nước tưới cây.
Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng kênh thoát nước nội bộ
Kiểm soát mức độ xử lý nước thải
• Tăng thời gian lưu nước trong các hồ để giảm N
• Tăng pH trong các hồ hiếu khí ≥ 6,6 , cấu tạo lớp lọc trong hồ hoàn thiện sẽ có hiệu quả giảm N.
• Có thể bổ sung Clo để Oxy hóa N với hàm lượng 6-8mg/l.
• Thường xuyên đo đạc , lấy mẫu và phân tích mẫu để kiểm soát các hàm lượng chất ô nhiễm trong các hồ. ( Phụ lục 1. Phụ lục 2)
• Thường xuyên kiểm tra, đo đạc và kiểm soát mực nước trong các hồ.
Đối với hệ thống cấp nước, sử dụng hệ thống nước cấp thành phố, nước sạch sử dụng cho phàng thí nghiệm, vệ sinh, hoặc để làm sạch xung quanh trạm xử lý. Đường ống dẫn nước thải không đặt băng ngang qua đường ống nước cấp để tránh nước cấp bị ô nhiễm. khi lắp các vòi nước dùng cho việc tưới cây phải có bảng chỉ dẫn là nước không sạch, không phục vụ cho việc vệ sinh cá nhân hay ăn uống.
Làm sạch thường xuyên sàn nhà, rãnh thoát nước, phễu thu nước.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống ống cống. Hệ thống ống cống nối kênh lấy nước và hố thu nước của trạm bơm, có đường kính 1m , ngầm dưới đường và luôn ở trạng thái mở. Ống cống này không cần bảo dưỡng nhưng cần kiểm tra thường xuyên để tránh nghẽn , lắng đọng hay hư hỏng.
3.3.2 Kiểm soát chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt:
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh sẽ được thu gom, phân loại và lưu trữ trong các thùng chứa thích hợp. Bố thí các thùng chứa rác nhiều ngăn để phân loại rác tại nguồn theo nguyên tắc 3R ( giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế).
Các chất thải có thể tái sinh tái chế như chai lọ, giấy từ văn phòng, được phân loại và thu gom riêng, sau đó, chuyển về trạm trung chuyển chất thải để bán cho các vựa ve chai.
Phần chất thải còn lại sẽ được thu gom hàng ngày, Công ty sẽ ký hợp đồng với đơn vị công trình công cộng địa phương thu gom và vận chuyển đi xử lý.
Rác xanh từ hoạt động chăm sóc cây:
Thu gom toàn bộ chất thải rắn từ chăm sóc cỏ, cây xanh sau đó, cho các đơn vị/cá nhân nhu cầu sử dụng làm thức ăn cho gia súc vận chuyển đi. Hoặc có thể đem đi ủ phân compost và sử sụng để bón lại cho cây.
Rác thải từ hố thu nước và song chắn rắn:
Thực hiện hàng ngày việc cào rác ra khỏi song chắn rác và hố thu nước, thu gom chúng, phơi khô và được chuyển tới bãi rác địa phương hoặc chuyển cho đơn vị thu gom rác.
Làm sạch song chắn rác mỗi ngày và giữ luôn thông thoáng. Chùi rửa đều đặn kênh lấy nước đặc biệt khi nó bị ngập bởi mực nước cao của kênh Đen.
Rác trôi nổi trên các hồ
Gió sẽ thổi các vật trôi nổi vào một bên của hồ, nơi chúng tụ lại và che mặt nước. Hàng tuần tổ chức các buổi làm vệ sinh để vớt rác ra khỏi hồ, gom chúng lại đưa đến nơi chứa trước khi đem ra bãi rác.
Trạm xử lý có các chiếc xuồng nhỏ có thể thực hiện công việc này. Đối với rác gần bờ có thể đi trên mái bờ và vớt bằng tay.
Đối với rác hữu cơ có thể chứa ở khu phơi bùn và ủ phân. Đối với rác vô cơ như bao nilon, chai lọ…phải chứa lại và mang đi bãi rác.
Kiểm soát bùn
Bùn được lưu trong hồ từ 8-12 tháng nên các chất hữu cơ hầu như đã được phân hủy tuy nhiên một hàm lượng keo hữu cơ và vô cơ vẫn còn. Sau khi bơm bùn lên sân phơi bùn, làm khô nước và phơi từ 20-40 ngày. Khi bùn giảm độ ẩm chỉ còn 60-70% thì trộn với 10-20% vôi bột và ủ tiếp 10 ngày sau đó đem đi làm phân, sau khi trộn vôi thì vi khuẩn còn lại sẽ bị tiêu diệt. 1 phương án khác là sau thời gian phơi bùn có thể hợp đồng với công ty quản lý chất thải rắn của thành phố tới thu gom mà không cần phải ủ phân, tiết kiệm được diện tích đất xây hầm ủ.
Xử lý cát
Cầu công tác ở kênh lắng cát sẽ tự động cào cát vào thùng chứa rồi chuyển tới sân phơi bùn để làm khô sau đó vận chuyển ra ngoại thành phục vụ cho mục đích san nền. nước chiết từ cát được chuyển trở lại hồ sục khí.
Các chất thải rắn khác
Chất thải rắn là chai lọ, hộp giấy,bao bì từ phân bón, thuốc trừ sâu, chai lọ đựng mực in từ văn phòng hay từ phòng thí nghiệm… phải được thu gom riêng, phối hợp với công ty thu gom chất thải tới thu gom định kỳ hàng tháng.
3.3.3 Giảm thiểu tác động đến môi trường không khí • Kiểm soát mùi hôi ở các hồ sinh học
Bùn kị khí và váng nổi kị khí nên được phá tan và lơ lửng trở lại trong nước bằng cách dùng các khí cụ như vòi xịt, tay quay gỗ dài hay một mô tơ gắn ngoài.
Đối với mùi hôi phát sinh do quá tải thì phương pháp nhăn chặn vả kiểm soát là: • Thay đổi vận hành hồ từ nối tiếp sang song song
• Ngừng tạm thời các hồ có vấn đề
Lắp đạt thêm các máy sục khí trong hồ sục khí
• Bổ sung thêm sodium nitrate như một nguồn bổ sung oxy
Đối với mùi hôi phát sinh do tảo và hiện tượng phú dưỡng : biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát là:
• Thường xuyên vớt bỏ tảo
• Tảo thường xuất hiện ờ những góc hồ cùng với các rác nổi do đó cần sự phun nước thường xuyên và phá vỡ các đám tảo bằng cào
• Trong trường hợp tảo phát triển nhanh khó kiểm soát có thể úc chế sự nở hoa của tảo bằng hóa chất như CuSO4
Đối với mùi hôi do các chất độc hại gây ra, phương án ngăn ngừa và kiểm soát là: • Tiến hành phân tích hóa lí đầu vào để nhận ra nguồn chất độc có thể
• Xác định trong lưu vực cơ sở nào gây ra nguồn thải và đưa ra các giải pháp pháp lý
• Cách ly các hồ bị tác động
• Đặt một hồ thứ hai hoạt động song song, cung cấp thêm sục khí nếu có thể
Trong quá trình vận hành hồ sục khí có thể xảy ra trục trặc là ô xy hòa tan thay đổi hay bọt khí phân bố nhiều, biện pháp ngăn ngừa là:
• Kiểm soát hoạt động của máy bằng cách tắt mở
• Giám sát oxy hòa tan để thiết lập một chế độ vận hành tốt cho các máy sục khí • Duy trì oxy hòa tan xung quanh 1mg/l hoặc hơn
• Yêu cầu các nguồn thải công ngiệp phải xừ lý sơ bộ trước khi thải ra kênh Đen Trồng nhiều cây xanh để tạo ra O2 và hạn chế khí CO2, đây là việc làm cần thiết để các loại khí được bốc lên cao.
Thường xuyên bảo dưỡng các hồ, kiểm tra bảo dưỡng thiết bị máy sục khí để kiểm soát tiếng ồn.
• Kiểm soát khí thải do các phương tiện cơ giới
còn đảm bảo kỹ thuật
• Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp
• Kiểm soát khí thải, tiếng ồn và độ rung từ máy phát điện dự phòng
• Kiểm soát hiệu quả quá trình đốt dầu DO
• Đặt máy phát điện dự phòng trong phòng cách âm, trang bị thêm ống khói thải cho máy phát điện
• Lắp đặt các đệm chống rung bằng cao su để giảm rung cho máy • Lắp đặt bộ phận giảm thanh cho các máy phát điện.
• Bảo dưỡng máy định kỳ
• Kiểm soát sự phát tán các chất độc hại từ hoạt động phun thuốc BVTV
• Hạn chế tối da việc sử dụng thuốc BVTV: Công tác làm đất để chuẩn bị cho việc cỏ được tiến hành tốt, đất thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho cỏ phát triển, Phun vào sáng sớm nhằm giảm thiểu tối đa lượng nước bay hơi và hạn chế sự phát triển của các loài nấm gây hại.
• Xác định rõ ràng và chính xác loại dịch bệnh cần tiêu diệt để có biện pháp loại trừ thích hợp cũng như sử dụng loại thuốc thích hợp.
• Chỉ sử dụng loại thuốc BVTV được cấp phép sử dụng bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Quyết định số 31/2006/QĐ-BNN ngày 27/04/2006.
• Tính toán lượng thuốc sử dụng vừa đủ, không sử dụng quá dư thừa các loại thuốc bảo vệ thực vật.
• Tuân thủ đúng các quy định và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất • Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh của cây.
• Kiểm soát các yếu tố khác Kiểm soát thực vật trong hồ
Loại bỏ cây trong hồ hoàn thiện như bèo, lục bình. Điều này gia tăng sự quang hợp và oxy mặt nước, ngăn cản ruồi muỗi. Thực hiện công việc này hàng tuần.
Thường xuyên nhổ hoặc cắt cỏ dại ở các mái bờ.
Kiểm soát côn trùng
Kiểm soát côn trùng ( ruồi, muỗi… )bằng cách kiểm soát tảo, thực vật trong hồ. Phát quang các bụi rậm xung quanh khu vực, dọn sạch cỏ bên ngoài hồ. Lấp các vũng nước dọc đường ,trên các bờ hồ hay ở những nơi có nước đọng.
lý hiệu quả.
Kiểm soát sinh vật đào hang
Thay đổi mực nước hồ nhiều lần trong thời gian ngắn. thường xuyên kiểm tra các hang ổ và đặt bẫy để tiêu diệt.
3.3.4 An toàn lao động và phòng chống sự cố môi trường. • An toàn lao động
• Công nhân sẽ được tập huấn an toàn lao động.
• Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ an toàn lao động của công nhân.
• Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng theo các qui định hiện hành của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội. Đâc biệt khi làm việc ở những nơi nguy hiểm như hố ga, các khu vực ngầm dưới đất, những nơi phát sinh khí và hơi độc.
• Kiểm tra định kỳ tình trạng sức khỏe của công nhân theo qui định của Nhà nước. • Do trạm xử lí còn xây dựng cảnh quan, công viên và mở cửa cho người dân vào tham quan hàng ngày nên cần có các biện pháp an toàn hơn vì hệ thống công viên chạy vòng quanh các hồ. Nên đặt các biển báo nguy hiểm tại các khu vực gần bờ hồ. Đối với những nơi gần công viên nên có lưới rào xung quanh hồ để tránh tai nạn nhất là đối với trẻ em. Cần lắp đặt thêm các điểm đặt phao cứu hộ trên các bờ hồ để tiện lợi cho việc xử lí các tình huống bất ngờ xảy ra.
• An toàn trong tiếp xúc với hóa chất
An toàn trong tiếp xúc với hóa chất dựa trên bảng dữ liệu an toàn hóa chất và tuân thủ theo Nghị định số 68/2005/NĐ-CP và Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN, cụ thể: • Các biện pháp an toàn trong quá trình vận chuyển và lưu trữ hóa chất.
• Hóa chất được lưu trữ trong kho với khối lượng dữ trữ không quá 3 tháng sử dụng.
• Bảng an toàn hóa chất được dán trên các hộp hoặc các thùng đựng hóa chất. • Công nhân tiếp xúc với hóa chất đều được hướng dẫn các biện pháp an toàn khi tiếp xúc.
• Khi làm việc với hóa chất, công nhân phải mang các dụng cụ an toàn lao động. • Các dụng cụ sơ cấp cứu luôn được đặt tại vị trí tiếp xúc với hóa chất cao. • Phòng chống cháy nổ
• Tất cả những nơi có thiết bị và các tòa nhà đều phải lắp đặt hệ thống báo cháy tự động. đường ống dẫn nước chữa cháy phải đủ lớn để xe cứu hỏa hoạt động.
• Họng nối nên đặt ở nhiều nơi trong trạm xử lý để công tác vệ sinh mặt bằng tẩy rửa bụi làm sạch khu vực xung quanh kho cứa để tránh sự lan truyền lửa đến nơi khu vực chứa hóa chất độc hại.
• Khu chứa hóa chất độc hại và các thiết bị dễ an mòn cháy nổ cần được cách ly tốt và bảo quản cẩn thận.
• Lắp đặt các hệ thống chống sét xung quanh khu vực và tòa nhà.
• Phòng thí nghiệm phải có hệ thống hút khí độc hại . Các loại dung môi hữu co phải được lưu trữ trong các thùng đặc biệt có khả năng chống nổ. Che chắn cẩn thận máy ly tâm và máy đo nhiệt lượng. Khi làm việc trong phòng thí nghiệm phải tuân thủ các biện pháp an toàn.