b. Tác động tiêu cực
3.2 Giảm thiểu tác động trong giai đoạn xây dựng
• Giảm thiểu tác động do san lấp mặt bằng
• Dùng các thiết phun nước chống bụi vào các ngày nắng nóng, gió mạnh tại những khu vực phát sinh ra nhiều bụi, cát.
• Tạo khoảng cách hợp lý giữa công trường với khu dân cư địa phương nhằm tạo vùng đệm giảm tác động bụi, tiếng ồn.
• Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công.
• Tuân thủ các qui định về an toàn lao động khi lập đề án tổ chức thi công như các biện pháp thi công đất; vấn đề bố trí máy móc thiết bị; biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, vấn đề chống sét, thứ tự bố trí các kho, bãi nguyên vật liệu, lán trại tạm, hậu cần phục vụ (các cơ sở vật chất phục vụ cho công nhân thi công xây dựng như nhà ăn, nghỉ ngơi, tắm rửa, y tế, vệ sinh, xe đưa đón … ). Công nhân làm việc tại công trường được sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang, kínhphòng hộ mắt.
• Tổ chức đội sơ cứu các tai nạn lao động. Về lâu dài đội sẽ được bổ sung thêm vềđiều kiện trang thiết bị y tế, cứu hộ để phục vụ cho quá trình hoạt động lâu dài của dự án.
• Giảm thiểu tác động do vận chuyển chuyên liệu, thiết bị
• Sử dụng phương pháp vận chuyển thích hợp nhằm giảm bụi như băng tải, dùng các tấm che chắn xung quanh công trình.
• Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Kiểm tra các phương tiện thi công nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc luôn ở trong điều kiện tốt nhất về mặt kỹ thuật. • Các phương tiện đi ra vào khỏi công trường phải được vệ sinh, rửa bụi.
• Hạn chế vận chuyển vào giờ có mật độ người qua lại cao. • Dùng bạt che các phương tiện vận chuyển đất, cát, đá, xà bần... • Sử dụng nước phun, tưới vào mùa khô tại khu vực có nhiều bụi.
• Khống chế và giảm thiểu tác động do hoạt động dự trữ và bảo quản nguyên nhiên liệu
• Bố trí kho chứa nguyên nhiên liệu tại những vị trí cách xa khu dân cư và các trụ sở cơ quan lân cận.
• Hạn chế các nguồn dễ phát sinh cháy, nổ như lửa, chập điện.... Lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ (như kho chứa nhiên liệu xăng dầu...).
• Hạn chế sự rò rỉ nhiên liệu trong quá trình bơm, hút và có hệ thống thu gom.Khu vực kho chứa có nền cao hơn so với khu vực xung quanh.
• Xây dựng chương trình phòng cháy chữa cháy khi gặp sự cố xảy ra. • Khống chế và giảm thiểu tác động do sinh hoạt của công nhân thi công.
• Không tổ chức bếp ăn tập thể tại công trường để kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.
• Để đảm bảo vệ sinh an toàn môi truờng, Chủ dự án sẽ lặp đặt nhà vệ sinh di động, khi đầy bồn chứa chất thải sinh hoạt sẽ thuê đơn vị hút hầm cầu vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo chất lượng đầu ra.
• Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại dự án sẽ được thu gom và lưu trữ trong các thùng chứa thích hợp trong dự án. Hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị địa phương thu gom và vận chuyển đemđi xử lý theo các qui định hiện hành.
• Hạn chế lượng nước thải và chất thải rắn đổ xuống hệ thống cống thoát nước trong khu vực bằng cách giáo dục ý thức của công nhân trong việc phóng uế, và xả rác vào các thùng chứa rác thải sinh hoạt.
• Chất thải rắn là các loại vật liệu trơ như xà bần, đất đá, cát, sỏi… sẽ được dùng để san lấp trong khu đất.
• Giảm thiểu ô nhiễm do rò rỉ nhiên liệu ( dầu thải)
• Giảm thiểu tối đa việc sửa chữa xe, máy móc công trình tại dự án.
• Khu vực bảo dưỡng sẽ được bố trí tạm trước và có hệ thống thu gom dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng, duy tu thiết bị thi công cơ giới.
được thu gom vào 02 thùng chứa loại 50 L và 100 L để quản lý.
• Hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại để xử lý tuân thủ theo các qui định hiện hành.Tần suất thu gom là 01 lần/tháng.
• Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra máy móc thiết bị và các phương tiện cơ giới nhằm đảm bảo chung hoạt động đúng công suất tránh bị rò rỉ nhiên liệu
• Giảm thiểu mâu thuẫn giữa công nhân và với người dân địa phương
• Ưu tiên sử dụng lực lượng lao động tại địa phương khi có đầy đủ các điều kiện yêu cầu.
• Phổ biến phong tục tập quán cho công nhân nhập cư.
• Kết hợp với chính quyền địa phương để quản lý công nhân nhập cư.
Trong các phương án nêu trên, để giảm thiểu tác động và phòng tránh rủi ro trong giai đoạn dự án được thi công xây dựng thì trong suốt thời gian thi công, công tác an toàn lao động phải được đặt lên hàng đầu. Trong đó:
Chỉ huy trưởng công trình và công nhân xây dựng sẽ được tập huấn về an toàn lao động trước khi bắt đầu xây dựng dự án.
Chỉ huy trưởng công trình hướng dẫn và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ an toàn lao động của công nhân xây dựng.
Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng theo các quy định hiện hành của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội.
• Giảm thiểu rủi ro tai nạn đối với người dân
• Phổ biến những nguy hiểm có thể có trong vùng dụ án tới từng người dân, cảnh báo cho họ về những nơi không an toàn. Khuyến cáo người dân không cho trẻ em tới gần khu vực thi công.
• Xây dựng khu vui chơi cho trẻ em
• Xây dựng hàng rào chắn bảo vệ quanh các hồ
• Đặt những biển báo nguy hiểm tại những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn
• Tăng cường bảo vệ giám sát để không để người dân và trẻ em trong khu dân cư lại gần hay vào được khu vực thi công công trình