FDI phân theo cơ cấu vùng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI trong thời gian qua (Trang 29 - 30)

I. Tình hình thu hút FD

3.FDI phân theo cơ cấu vùng

Qua hơn 20 năm thu hút , đầu tư nước ngoài đã trải rộng khắp cả nước nhưng vẫn tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm , góp phần chuyển dịch cơ cấu địa phương , đồng thời những vùng này chỉ số năng lực cạnh tranh đều cao, góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.

FDI phân theo vùng lãnh thổ giai đoạn 1988-2009

vùng Số dự án Vốn đăng ký( tr.

Đồng)

Đồng bằng S.Hồng 3230 37763

Trung du và miền núi phía Bắc 371 2030,3

BTB và duyên hải M.trung 820 51735,6

Tây Nguyên 164 1409,2

Đông Nam Bộ 7344 89662,9

ĐB Sông C. Long 580 8150

Dầu khí 66 3597,5

(Nguồn: tổng cục thống kê)

Luật đầu tư nước ngoài 2005 ban hành, cho phép ủy ban nhân dân cấp tỉnh , ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được phép cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với những dự án nằm trong quy hoạch , phù hợp với pháp luật việt nam và điều ước quốc tế. Giúp các địa phương chủ động trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mô hình “ một cửa , lien thông” cho phép các lãnh đạo địa phương “ trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” lan tỏa rộng khắp cả nước , đã góp phần nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI vào Việt Nam .Một số tỉnh đã đạt được thành công trong việc thu hút FDI . Khu vực đồng bằng Sông Hồng có các tỉnh là Hà Nội (3230 dự án) Vĩnh Phúc( 1803 dự án). Khu vực trung du và Miền núi phía Bắc gồm các tỉnh Lào Cai với 55 dự án, Bắc giang với 72 dự án. Khu vực Bắc trung Bộ với Đà nẵng ( 200 dự án) , Khu vực Đông Nam Bộ với Bình Dương ( 1970 dự án), TP.HCM với 3683 dự án.

FDI đầu tư vào các vùng là không đều nhau, đầu tư tập trung vào vùng, địa phương có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt , giao thông thuận lợi , nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, sự điều hành của lãnh đạo địa phương.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút FDI trong thời gian qua (Trang 29 - 30)