I. Tình hình thu hút FD
2. Cơ cấu FDI theo ngành nghề
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO NGÀNH Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/10/2010
TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD)
Vốn điều lệ (USD)
1 CN chế biến,chế tạo 7.128 93.812.588.729 31.331.487.137 2 KD bất động sản 340 43.260.917.173 10.805.494.692 3 Dvụ lưu trú và ăn uống 294 15.990.051.402 3.076.855.956 4 Xây dựng 644 10.409.345.073 3.552.859.787 5 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 63 4.857.841.811 1.110.206.841 6 Thông tin và truyền thông 626 4.726.954.402 2.930.907.030 7 Nghệ thuật và giải trí 121 3.460.002.314 1.013.711.935 8 Vận tải kho bãi 297 3.185.731.079 998.803.157 9 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 481 3.074.689.821 1.495.699.045 10 Khai khoáng 68 2.939.845.083 2.347.143.692 11 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 436 1.536.531.108 770.679.062 12 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 73 1.321.475.673 1.171.710.673 13 Y tế và trợ giúp XH 71 891.726.437 211.996.506 14 HĐ chuyên môn, KHCN 919 687.322.579 335.046.172 15 Dịch vụ khác 105 642.237.056 148.728.042 16 Giáo dục và đào tạo 132 379.131.322 117.156.481 17 Hành chính và dvụ hỗ trợ 98 183.518.048 94.943.638 18 Cấp nước;xử lý chất thải 24 68.773.000 39.458.000
Tổng số 11.920 191.428.682.110 61.552.887.846
( nguồn Cục đầu tư nước ngoài)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư giàn toả khắp các lĩnh vực về kinh tế. Ta xét 3 nhóm ngành chính là công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp và dịch vụ.
Ta có bảng tổng hợp sau:
2.1 FDI vào lĩnh vực Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành bất cứ quốc gia nào cũng phải duy trì và phát triển, không phải vì lợi thế cạnh tranh mà việc phát triển nông nghiệp là bắt buộc cho mỗi quốc gia. Ngành nông nghiệp có vai trò: sứ mệnh cung cấp lương thực, thực phẩm,cung cấp các yếu tố nguồn lực cho phát triển kinh tế( cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp,giải quyết việc làm cho lao động,tích luỹ vốn cho nền kinh tế), là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các ngành khác. Nông nghiệp là ngành quan trong , Với Việt Nam xuất phát từ ngành nông nghiệp, nền kinh tế trước đây chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp là chính.Nhận thức đúng về vai trò của nông nghiệp chính phủ đã có những chính sách phát triển nông nghiệp hợp lý.
Theo ước tính đến năm 2050 , thê giới cần lương thực gấp đôi hiện nay, đến cuối thế kỷ thì nhu cầu tăng gấp ba, .Hiện nay , trong quá trình hội nhập công nghiệp hoá, hiện đại hoá diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, dân số ngày càng tăng lên, vấn đề an ninh lương thực càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. TRong khu vực nông nghiệp của Việt Nam , tỷ lệ lao đọng tỏng nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất ( khoảng 52%) , nhưng với tính chất mùa vụ, công việc không ổn định, thu nhập thấp, buộc người lao động phải di cư sang các ngành khác làm việc. Mặc dù nhận biết được vai trò của nông nghiệp cho phát triển kinh tế, nhưng tỷ trọng đầu tư vào khu vực này chiếm tỷ trọng nhỏ khoăng 2% tổng số vốn đầu tư vào iệt Nam.
Lĩnh vực nông nghiệp thiếu hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài vì một số nguyên nhân sau đây:
• Thứ nhất , chưa có chiến lược thu hút và quy hoạch sử dụng FDI cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Chưa có các cơ quan ban ngành theo dõi và giúp đỡ giải quyết vướng mắc trong quá trình xúc tiến và thực hiện các dự án FDI.
• Thứ hai, cơ sở hạ tầng và tay nghề ở khu vực nông thôn chưa đủ để hấp dẫn các nhà đầu tư. Rủi ro khi đầu tư vào khu vực nông nghiệp cao , đồng thời các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp chưa có đủ năng lực để thu hút FDI đầu tư vào
• Thứ ba đó là thủ tục hành chính , chính sách chung của nhà nước , chưa có chính sách ưu đãi cho đầu tư nước ngoài
Các dự án FDI trong ngành nông nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam. Theo bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến hết năm 2007 thì vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% vốn đăng ký của ngành , đồng bằng Sông Cửu Long 13% , duyên hải Nam Trung Bộ 15 Miền Bắc và khu vực Miền Trung , lượng vốn đầu tư còn thấp , vùng đồng bằng Sông Hồng lượng vốn đăng ký đạt 5%
2.2 FDI vào lĩnh vực công nghiệp
FDI vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp . Nhờ đó trong hai thập kỷ qua Viẹt Nam đã cải thiên , phát triển nhiều ngành nghề như thăm dò, khai thác dầu khí , bưu chính viễn thông , điện tử.. Tốc độ tăng sản lượng của công nghiệp luôn duy trì ở mức độ cao, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế
Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế theo giá so sánh năm 1994 phân theo thành phần kinh tế
( nguồn :tổng cục thống kê )
Nhìn vào bẳng số liệu ta thấy tỷ trọng đóng góp của FDI vào lĩnh vực công nghiệp càng quan trọng. FDI trở thành nguồn vốn không thể thiếu cho phát triển nông nghiệp. Năm 2007 , FDI chiếm 100% về khai thác dầu , xản xuất ô tô , máy giặt , tủ
lạnh , máy điều hòa , nhiệt độ , thiết bị văn phòng.. FDI cuungx chiếm 60% sản lượng thép tấm, 28% xi măng, 33% sản phẩm điện tử, 76% thiết bị y tế.
FDI cũng giúp Việt Nam có một bước tiến vào thị trường xuất khẩu , cải thiện năng suất cũng như chất lượng xuất khẩu, FDI chiếm một tỷ lệ quan trọng trong các ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam cụ thể là 42% công nghiệp giày da,84% trong điện tử,linh kiện. Trong đó ngành công nghiệp nặng vẫn chiếm một tỷ trọng cao nhất
2.3 FDI vào lĩnh vực dịch vụ
Khi ban hành luật đầu tư nước ngoài (1987) chủ trương chính sách khuyến khích phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ đã tạo điều kiện cho khu vực dịch vụ có sự chuyển biến tích cực , đáp ứng ngày càng cao hơn cho nhu cầu sản xuất, góp phần phát triển kinh tế. Và sau khi ban hành luật 2005 thay thế luật 1987 thì vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ này càng gia tăng. Trong khu vực dịch vụ thì FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản , bao gồm xây dựng căn hộ , văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.
Vốn FDI vào khu vực bất động sản
2005 2006 2007 2008 XD đô thị mới 85000 526091 400000 489650 XD căn phòng, căn hộ 286000 478520 5721042 9594650 XD cơ sở hạ tầng KCN-KCX 26000 51000 333500 489650 ( nguồn: tổng cục thống kê) FDI vào lĩnh vực bất động sản tăng kỷ lục , làm tăng thâm hụt thương mại vì các dự án bất động sản cần nhập khẩu một khối lượng nguyên vật liệu khổng lồ . Các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ là khu du lịch, khu nghỉ dưỡng , sân golf.. Với những dự án này cần nhiều đất, diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần. Rất nhiều người dân được hưởng bồi thường nhưng lại không làm gì để có thể phát triển, không có cơ hội đầu tư, gây ra hiện tượng nghèo ở khu vực nông thôn nhiều hơn. Một dự án vào FDI cần nhiều thời gian xây dựng , viêc giải ngân FDI cũng là một vấn đề đặt ra hiện nay. Nhưng với khủng hoảng kinh tế 2008 nhiều dự án đầu tư bất động sản đã rút vốn