Tăng cường giám sát tín dụng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh nhno& ptnt cam đường tỉnh lào cai (Trang 58 - 60)

- Tín dụng ngắn hạn.

3.2.2.Tăng cường giám sát tín dụng.

Sau khi phát tiền cho vay, Ngân hàng thường chỉ chú ý xem nguồn trả nợ từ đâu. Điều này rất nguy hiểm vì Ngân hàng sẽ không nắm bắt được thời điểm khi doanh nghiệp bắt đầu gặp trục trặc trong kinh doanh đến khi phát hiện đã quá muộn. Chính điều này đã làm nảy sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Do vậy, Ngân hàng luôn phải đảm bảo nắm chắc được các khoản cho vay đó đang sử dụng thế

nào, điều đó có ý nghĩa quan trọng đến sự an toàn và hiệu quả của các khoản cho vay.

Bên cạnh việc thẩm tra khách hàng, Ngân hàng cần kiểm tra, kiểm soát nội bộ một cách thường xuyên, nghiêm túc dựa trên quan điểm phòng chống sai sót là chủ yếu. Ngân hàng cần thực hiện kiểm tra việc lập hồ sơ tín dụng đảm bảo tính pháp lý, kiểm tra thời hạn cho vay, thường xuyên kiểm tra và đánh giá phân loại các khoản vay, chú trọng đến những khoản vay dễ xảy ra rủi ro để kịp thời phát hiện ngăn ngừa từ xa, tránh tình trạng xảy ra mới kiểm tra xử lý những vi phạm. Muốn vậy, phải hoàn thiện các văn bản quy định hoạt động kiểm tra, kiểm soát, phải quy định rõ mức xử lý đối với từng vi phạm.

Đồng thời việc kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay là việc làm cần thiết để phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro tín dụng. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên sẽ giúp Ngân hàng phát hiện kịp thời những sai phạm của doanh nghiệp như sử dụng vốn sai mục đích, lừa đảo chiếm đoạt vốn của của ngân hàng, tẩu tán tài sản. Đồng thời giúp Ngân hàng nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đánh giá được khả năng trả nợ của doanh nghiệp, có thể tư vấn cho doanh nghiệp để phương án hay dự án kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

Hiện nay hoạt động kiểm tra và giám sát sau cho vay của Ngân hàng đối với các khoản cho vay được tiến hành nhưng còn mang nhiều tính hình thức. Cán bộ tín dụng chưa có sự sâu sát đối với doanh nghiệp, chủ yếu kiểm tra dựa trên những tài liệu mà doanh nghiệp cung cấp mà chưa có nhiều các chuyến đi xuống tận nơi kinh doanh của doanh nghiệp. Cách làm đó không mang lại hiệu quả cao vì nếu doanh nghiệp chủ ý lừa đảo thì ngân hàng cũng không thể phát hiện chỉ dựa trên các tài liệu do chính doanh nghiệp lập. Do đó, công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay cần được tiến hành chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn. Cán bộ tín dụng không chỉ dựa trên những gì doanh nghiệp cung cấp mà cần chủ động tìm

kiếm thông tin về hoạt động của doanh nghiệp từ các nguồn khác đáng tin cậy hơn như: xuống tận cơ sở kinh doanh mà không có sự báo trước từ khách hàng và nhà cung cấp của doanh nghiệp, thường xuyên cập nhật thông tin về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.Trên cơ sở những thông tin đó cán bộ tín dụng tiến hành phân tích để có đầy đủ các thông tin chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh nhno& ptnt cam đường tỉnh lào cai (Trang 58 - 60)