Nguyên nhân.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh nhno& ptnt cam đường tỉnh lào cai (Trang 53 - 56)

- Tín dụng ngắn hạn.

2.3.2.2.Nguyên nhân.

* Nguyên nhân khách quan:

- Hệ thống thông tin ngân hàng chưa hoàn thiện, tình trạng thiếu thông tin vẫn còn tồn tại. Theo nguyên tắc tín dụng và theo các văn bản hướng dẫn việc thẩm định của cán bộ tín dụng đối với các khoản vay, các đơn vị xin vay phải cung cấp đầy đủ các thông tin, các báo cáo tài chính, kế toán, tài sản cầm cố, thế chấp, báo cáo kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập.

- Nền kinh tế nước ta trong những năm qua tiếp tục phải đương đầu với nhiều khó khăn thử thách. Thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra, môi trường kinh doanh có nhiều biến động đã gây khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp và ngành ngân hàng nói chung.

- Chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước trong quá trình chuyển đổi đang từng bước hoàn thiện. Tuy nhiên, khi hướng dẫn, triển khai và thực hiện, nhiều ngành, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp phải không ít khó khăn do khối lượng văn bản quá nhiều, không đồng bộ, thay đổi liên tục, tính hiệu lực thấp.

- Các khách hàng là doanh nghiệp còn nhiều yếu kém trong quá trình quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, thường xuyên có những dự án thiếu tính khả thi, năng lực tài chính thì yếu kém. Đa số các doanh nghiệp chỉ cần một vụ làm ăn thua lỗ là hết sạch vốn không thể khôi phục lại hoạt động kinh doanh.

- Mặt khác, việc định giá tài sản đảm bảo cũng còn nhiều vấn đề. Hiện tại cán bộ tín dụng chưa có một khung giá chính thức đối với các tài sản đảm bảo việc định giá thường gặp rất nhiều khó khăn. Do tâm lý e ngại cán bộ thẩm định thường định giá tài sản thấp hơn nhiều so với giá thực tế của nó, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi vay vốn. Ngoài ra, có một số tài sản giá cả thường xuyên biến dộng và dễ hao mòn vô hình làm giảm giá, nên Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thanh lý.

* Nguyên nhân chủ quan:

Mặc dù Ngân hàng có một đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ, năng động, trình độ khá đồng đều nhưng còn thiếu kinh nghiệm và sự hiểu biết về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên việc đưa ra tư vấn cho khách hàng còn rất hạn chế. Công tác thẩm định phương án, dự án kinh doanh còn nhiều bất cập cũng xuất phát từ phía nhân viên thẩm định còn thiếu hiểu biết về phương diện

kỹ thuật, công nghệ của dự án; phương diện thị trường được xem là yếu tố tiền đề cho sự thành công của dự án cũng không được coi trọng.

Mặc dù trình độ nghiệp vụ của Cán bộ tín dụng tại Ngân hàng đã được nâng cao nhưng các cán bộ nhiều khi vẫn chưa đáp ứng được những nhu cầu đòi hỏi của thị trường. Một thực tế cho thấy chủ yếu các cán bộ nhân viên ngân hàng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính ngân hàng do đó các cán bộ tín dụng sẽ bị hạn chế trong sự hiểu biết về các lĩnh vực khác như công nghệ kỹ thuật, xây dựng... Điều này khiến cho ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thẩm định các dự án, phương án về lĩnh vực này.

- Cũng như hầu hết các ngân hàng khác, Ngân hàng coi tài sản thế chấp là điều kiện bắt buộc hàng đầu khi quyết định cho vay. Trong khi đó với nhiều khách hàng không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo, điều này có thể khiến cho Ngân hàng mất một khoản lợi nhuận lớn nếu dự án của khách hàng là thật sự có hiệu quả. Hơn nữa, quy định về tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo cũng chưa thực hiện nghiêm túc. Chưa tổ chức tốt công tác đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo, do đó nhiều trường hợp ngân hàng không thu hồi đủ vốn sau khi thanh lý tài sản.

- Công tác kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay còn chưa thực sự sát sao, mang tính hình thức, cán bộ tín dụng chuyên trách chưa thực sự quan tâm nắm rõ tinh hình của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh nhno& ptnt cam đường tỉnh lào cai (Trang 53 - 56)