1.5.5.Hình thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng (ATM)

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt. (Trang 36 - 42)

(4) (1) (8) (3) (5) (6) (2) (7)

(1): Bên mua gửi giấy xin mở Thư tín dụng tới ngân hàng phục vụ mình.

(2): Ngân hàng phục vụ bên mua trích tài khoản tiền gửi và lưu ký tiền vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán Thư tín dụng của bên mua.

(3): Ngân hàng phục vụ bên bán gửi một liên giấy mở Thư tín dụng cho bên bán.

(4): Bên bán giao hàng hóa cho bên mua.

(5): Bên bán nộp bảng kê xin thanh toán Thư tín dụng vào ngân hàng phục vụ mình.

(6): Ngân hàng phục vụ bên bán ghi Có và báo Có cho bên bán.

(7): Ngân hàng phục vụ bên bán chuyển Nợ sang bên ngân hàng phục vụ bên mua để ngân hàng này tất toán tài khoản đảm bảo Thanh toán thư tín dụng.

(8): Ngân hàng phục vụ bên mua ghi Nợ và báo Nợ cho bên mua.

1.5.5. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng (ATM).

Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các máy trả tiền mặt tự động (ATM).

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại vì nó gắn với kỹ thuật tin học ứng dụng trong Ngân hàng. Thẻ thanh toán có nhiều loại, nhưng có một số loại thẻ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam

Bên mua Ngân hàng bên mua Ngân hàng bên bán Bên bán

a. Thẻ ghi nợ (Thẻ loại A):

Bên sử dụng thẻ này không phải lưu ký tiền vào tài khoản đảm bảo thanh toán thẻ. Căn cứ để thanh toán thẻ là số dư TKTG của chủ sở hữu thẻ tại Ngân hàng và hạn mức thanh toán tối đa do Ngân hàng phát hành thẻ quy định.

Thẻ này được áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng thanh toán thường xuyên, có tín nhiệm với Ngân hàng, do Giám đốc Ngân hàng phát hành thẻ xem xét và quyết định.

b. Thẻ ký quỹ thanh toán (Thẻ loại B):

Để được sử dụng thẻ, khách hàng phải lưu ký một số tiền nhất định vàoTK đảm bảo thanh toán thẻ thông qua việc trích TKTG hoặc nộp tiền mặt, số tiền ký quỹ là hạn mức của thẻ và được ghi vào bộ nhớ của thẻ. Loại thẻ này áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng.

c. Thẻ tín dụng (Thẻ loại C):

Áp dụng đối với khách hàng đủ điều kiện được Ngân hàng đồng ý cho vay. Mức tiền vay được coi như hạn mức tín dụng và được ghi vào bộ nhớ của thẻ, khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được Ngân hàng chấp thuận.

Các chủ thể tham gia thanh toán thẻ, gồm có:

- Ngân hàng phát hành thẻ: Là Ngân hàng bán thẻ cho khách hàng chịu trách nhiệm thanh toán số tiền do Bên sử dụng thẻ trả cho Bên thụ hưởng. Ngân hàng phát hành thẻ có thể ủy nhiệm cho một số chi nhánh Ngân hàng phát hành và quản lý thẻ.

- Bên sử dụng thẻ là Bên trực tiếp mua thẻ tại Ngân hàng và dùng thẻ để mua hàng hóa, dịch vụ hay lĩnh tiền mặt tại ATM

- Bên tiếp nhận thẻ là các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho Bên sử dụng thẻ.

- Ngân hàng đại lý thanh toán là các chi nhánh Ngân hàng làm đại lý thanh toán thẻ cho Ngân hàng phát hành thẻ và do Ngân hàng phát hành thẻ lựa chọn, Ngân hàng đại lý thanh toán có trách nhiệm thanh toán cho Bên tiếp nhận thanh toán bằng thẻ khi nhận được biên lai thanh toán.

Bên sử dụng thẻ có thể dùng thẻ để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hoặc tại các quầy trả tiền mặt tự động. Nếu mất thẻ, Bên sử dụng thẻ phải

thông báo ngay bằng văn bản cho Ngân hàng phát thẻ biết để thông qua Ngân hàng đại lý thanh toán báo cho cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ biết.

Quy trinh thanh toán thẻ.

(3)

(4)

(2) (1) (8) (5) (6) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(7)

(1). Khách hàng lập và gửi đến ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị phát hành thẻ thanh toán.

(2). Căn cứ vào giấy đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau khi kiểm tra thủ tục lập chứng từ và điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng, nếu đủ điều kiện ngân hàng phát hành thẻ làm thủ tục cấp thẻ cho khách hàng và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ khi thanh toán.

(3).Khi chủ sở hưu thẻ thanh toán muốn thanh toán tiền cho hàng hóa,dịch vụ hay có tiền sử dụng thì chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho cơ sở tiếp nhân thẻ để kiểm tra, đưa thẻ vaaof máy thanh toán, máy tự động ghi số tiền thanh toán và in biên lai thanh toán.

(4).Đơn vị chấp nhận thẻ sẽ giao hàng hóa,dịch vụ hay tiền cho chủ sở hữu thẻ.Đồng thời, trả lại thẻ va giao một biên lai thanh toán cho chủ sở hưu thẻ.

(5).Cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ lập bảng kê biên lai thanh toán và gửi cho ngân hàng đại lý thanh toán để thanh toán.

(6).Nhận được biên lai thanh toán kèm theo bảng kê biên lai thanh toán do cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ gửi đến sau khi kiểm tra đủ điều kiện thanh toán ngân hàng đại lý thanh toán thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay cho cơ sở tiếp nhận thanh toán bằng thẻ. Chủ sở hữu thẻ thanh toán Ngân hàng phát hành thẻ Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ Cơ sở tiếp nhân

(7).Ngân hàng đại lý thanh toán gửi giấy báo Nợ sang ngân hàng phát hành thẻ. (8).Ngân hàng phát hành gửi giấy báo Nợ và ghi Nợ cho chủ sở hữu.

1.6. Các nhân tố chủ yếu tác động đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

1.6.1. Trình độ phát triển của nền kinh tế.

Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là trình độ phát triển của nền kinh tế. Mỗi hệt thống thanh toán và hình thái tiền tệ ra đời là phù hợp với nền kinh tế đạt đến trình độ nhất định khi nền kinh tế phát triển cao hơn thì nó yêu cầu hệ thống thanh toán phát triển tương ứng.

Nói cách khác trình độ của nền kinh tế quyết định nhu cầu của doanh nghiệp và cá nhân đối với TTKDTM và như thế quyết định tới sự phát triển của dịch vụ này. Như lịch sử tiến triển của hệ thống thanh toán đã cho thấy. Bởi vì nền kinh tế thi trường phát triển, thương mại gia tăng, nên nhu cầu thanh toán trở nên thường xuyên ở phạm vi rộng. Nhưng nếu như trình độ của nền kinh tế chưa đạt đến mức có nhu cầu cao về thanh toán thì việc miễn cưỡng sử d cũng không thể phát huy tác dụng.

Từ đó cho thấy khi thực hiện TTKDTM không những chỉ dựa vào các biện pháp chính sách thúc đẩy trực tiếp việc sử dụng nó mà điều quan trọng là còn liên quan đến những lỗ lực phát triển kinh tế thị trường nói chung, sự tác động qua lại hỗ trợ lẫn nhau này sẽ đưa tới việc đạt mục đích là phát triển xã hội.

1.6.2. Pháp luật.

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ do đó chịu ảnh hưởng trực tiếp của pháp luật. Trong điều kiện hiện nay, ngân hàng đã có luật riêng như luật NHNN, luật tổ chức tín dụng, luật công ty…do đó đã tạo hành lang pháp lý cơ bản cho hệ thống ngân hàng hoạt động và phát triển.

Nhưng hiện nay mọi hoạt đông kinh doanh của hệ thống ngân hàng đều đã bị chi phối của pháp luật, một sự thay đổi nhỏ của phấp luật sẽ tạo ra cơ hội và thách thúc mới cho ngân hàng. TTKDTM là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng phải chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật.

Cũng như mọi hoạt động khác, để sử dụng TTKDTM cần phải có những quy tắc, quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia đảm bảo công bằng và

hợp lý, tránh tranh chấp xảy ra, điều đó cần đến vai trò của pháp luật. Các nước phát triển trên thế giới sử dụng TTKDTM một cách phổ biến đều có quy định chặt chẽ đặc biệt.

Lợi thế của TTKDTM là an toàn và tiện lợi hơn tiền mặt do đó nó chỉ có thể phát triển khi đảm bảo được các lợi thế đó tức là sự nhanh chóng, chính xác, thuận tiện và an toàn. Các quy định của pháp luật về TTKDTM và liên quan cũng phải thể hiện được các yếu tố đó làm sao cho chặt chẽ, an toàn nhưng phải linh hoạt, thuận tiện và công bằng cho các bên tham gia thanh toán. Một hệ thống pháp luật như thế sẽ góp phần tích cực cho việc phát triển nhanh chóng không dung tiền mặt trong nền kinh tế. Ngược lại, nếu các quy định của pháp luật bất chấp hợp lý thì sẽ cản trở sự phát triển của TTKDTM.

Mặt khác, điều kiện chính trị, pháp luật cũng góp phần vào sự tự tin tưởng của các tổ chức, cá nhân trong TTKDTM và yên tâm sản xuất kinh doanh từ đó giúp mở rộng phát triển việc sử dụng TTKDTM và các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

1.6.3. Công nghệ.

Công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong hoạt kinh doanh ngân hàng hiện nay. Công nghệ ngần hàng góp phần thúc đẩy nhanh chóng chu trình chu chuyển vốn xã hội, tạo them được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ cho việc đầu tư phát triển kinh tế đất nước tiến nhanh trên con đường công nghệ công nghiệp hóa hiện đại hóa.

TTKDTM gắn liền với công nghệ ngân hàng hiện đại. Chính sự phát triển của các mạng thông tin đã làm thay đổi nhanh chóng các nghiệp vụ ngân hàng nói chung và thanh toán qua ngân hàng nói riêng. Sở dĩ thanh toán qua ngân hàng và TTKDTM đã có được lợi thế an toàn và thuận tiện so với thanh toan bằng tiền mặt là bởi vì nó có hệ thống công nghệ riêng biệt trong thanh toán giữa các ngân hàng những hệ thống này cho phép tiền có thể chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác trên mọi khu vực địa lý và trong thời gian rất ngắn, không phải di chuyển tiền mặt, tránh rủi ro bi cướp hay các rủi ro vận chuyển tiền khác đồng thời không mất phí kiểm đếm.

Vì thế để có thể phát triển TTKDTM hay thanh toán qua ngân hàng thì cần phải đầu tư cho hệ thong công nhệ hiên đại. Thời gian qua với việc ứng dụng các thành

tựu công ngệ tin học vào thanh toán đã đáp ứng được nhu cầu thanh toán nhanh, tiết kiệm được chi phí trong thanh toán.

Trong xu thế phát triển công nghệ xã hội hiện nay Bên ta đang tìm kiếm phát minh và sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại nhất, vừa đảm bảo tức thì, vừa an toàn bí mật, với chức năng của mình ngân hàng luôn coi trọng, cải tiến, đổi mới công nghệ để hoàn thiện hệ thống thanh toán của mình.

Mặt khác, ngân hàng cũng cần chú ý rằng chính sự thay đổi công nghệ đã làm thay đổi hệ thốngthanh toán trong nền kinh tế. Vào giữa thế kỷ XX những thành tựu to lớn của cách mạng thông tin đã ứng dụng vào công nghệ ngân hàng đã làm cho TTKDTM trở lên phổ biến. Ngày nay công nghệ thông tin và viễn thông lại đang làm cho hệ thống thanh toán trở thành hệ thống phi tiền tệ, tức là hệ thống điện tử. Tuy nhiên đây mới chỉ là định hướng phát triển lâu dài trong tương lai, hiện nay TTKDTM vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu trên thế giới.

1.6.4. Tâm lý.

Ngoài những yếu tố về kinh tế và pháp luật, yếu tố xã hội hay tâm lý, thói quen và trình độ văn hóa của Bên sử dụng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TTKDTM. Như ở nước ta phần đông dân cư còn ưa chuộng việc sử dụng tiền mặt thì việc thuyết phục họ về lợi ích của TTKDTM cũng gặp những trở ngại nhất định. Mặt khác, do trình độ của đa phần nười dân còn thấp nên những yêu cầu sử dụng TTKDTM cũng có thể là phức tạp đối với họ.

Tuy nhiên, cần phải thấy rằng yếu tố xã hội không phải là sự cản trở lớn bởi vì ngay cả khi có sức lớn về thói quen và trình độ văn hóa thấp thì nếu thấy được lợi ích rõ ràng của TTKDTM Bên tacos thể sẵn sàng vứt bỏ thói quen cũ và chú ý học hỏi, sử dụng phương tiện mới, đặc biệt là khi TTKDTM không phải là một phương thức thanh toán khó sử dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chƣơng II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VỆT – SỞ GIAO DỊCH ĐÀO TẤN 2.1 Khái quát về ngân hàng Bảo Việt.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Bảo Việt.

Ngân hàng TMCP Bảo Việt được thành lập theo giấy phép hoạt động số 328/GP-NHNN, ngày 11/12/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tên gọi: Ngân hàng TMCP Bảo Việt Tên giao dịch quốc tế: BAOVIET BANK

Hội sở chính : số 8 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm , Hà Nội.

Website : www.baovietbank.vn

Ngân hàng TMCP Bảo Việt đã chính thức trở thành thành viên trẻ nhất của tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt cũng như hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Sự ra đời của BAOVIET Bank góp phần hình thành thế chân kiềng vững chắc giữa Bảo hiểm - Ngân hàng - Chứng khoán, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, toàn diện cho toàn hệ thống Bảo Việt.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần bảo việt. (Trang 36 - 42)