- Quan hệ lập luận: Sự kiện trong các vế câu ghép chính phụ thường quan hệ với nhau theo kiểu luận cứ vớ
Về số bậc trong câu ghép: gọi là câu ghép nhiều tầng bậc, nhưng trong
câu ghép nhiều tầng bậc, nhưng trong sử dụng, thường chỉ gặp câu ghép hai bậc. Nghĩa là các vế trong câu ghép có quan hệ với nhau theo hai bậc.
+ Bậc 1 : quan hệ toàn câu;
+ Bậc 2 : quan hệ giữa các kết cấu C – V trong từng vế câu. trong từng vế câu.
Ví dụ:
Như vậy, chẵng những thái ấp của ta mãi mãi
vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ, chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ mà tổ tiên các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí mà các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền ; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một mà sử sách các ngươi cũng được sử sách lưu thơm.
Nếu coi toàn câu trên thành năm vế bậc 1( mội vế cách nhau
bằng dấu chấm phẩy), thì mỗi vế bậc 1 lại là một câu ghép : P1, P2, P3,
P4, P5, thuộc câu ghép có quan hệ tăng tiến. Toàn năm về bậc 1 liên
kết lại thành một câu ghép lớn thuộc kiểu đẳng lập.
Bậc 1 : quan hệ toàn câu có 5 vế bậc 1: P1, P2, P3, P4, P5 Các vế bậc 1 có quan hệ đẳng lập với nhau
Bậc 2 : quan hệ trong mỗi vế bậc 1 của câu trên là quan hệ tăng cấp trong một câu ghép, có mô hình:
Chẳng những a mà b
Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi ; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ.
(theo Hồng Diễm)
Bậc 1: quan hệ toàn câu, có 2 vế lớn bậc 1 P1 và P2 có quan hệ đẳng lập.