Liên ngữ là thành phần biệt lập, không nằm trong cấu trúc ngữ pháp cơ bản

Một phần của tài liệu Từ loại và cụm từ Tiếng Việt (Trang 48 - 52)

nằm trong cấu trúc ngữ pháp cơ bản của câu, thường đứng trước nòng cốt câu, dùng để liên kết ý của câu chứa nó với ý của các phần văn bản iên quan, đứng ở trước hoặc sau nó.

b.Chức năng của liên ngữ

-Về mặt ngữ pháp: chức năng liên kết, nối kết câu, đoạn, phần của văn bản có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa.

VD: Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Chức năng của liên ngữ:

+Nối ý của các câu chứa nó với ý của câu trước, các câu trước.

+Nối ý của câu trước với câu chứa liên ngữ và các câu sau nó.

+Nối ý của đoạn chứa nó với các phần văn bản trước đó.

-Về mặt ý nghĩa: không biểu thị ý nghĩa sự vật của câu nhưng có chức năng tường minh hóa, cụ thể hóa mối quan hệ nghĩa giữa các đơn vị mà nó kết nối. VD:

+Ý nghĩa nhân-quả:vì vậy, bởi thế, cho nên,… +Ý nghĩa tương phản: nhưng, song, tuy nhiên,… +Ý nghĩa tương đồng: ngoài ra, bên cạnh đó,… +Ý nghĩa trình tự: thứ nhất, thoạt tiên, sau đó,… +Ý nghĩa tổng kết, khái quát: tóm lại, rốt cuộc,…. +Ý nghĩa cụ thể hóa: nghĩa là, tức là, ví dụ,…

-Về mặt dụng học: Liên ngữ đảm nhân vai trò: +Liên kết các luận cứ:thứ nhất, thứ hai, thoạt

tiên,…

+Dẫn nhập luận cứ: vì, bởi, do,…

+Dẫn nhập kết luận: cho nên, vì vậy, như vậy, do đó,…

+Làm rõ định hướng của lập luận:

. Liên kết các luận cứ có quan hệ đồng hướng: và, rồi, mặt khác,…

. Liên kết các luận cứ, luận điểm có quan hệ nghịch hướng: nhưng, mà, còn, thực ra, trái lại,…

Một phần của tài liệu Từ loại và cụm từ Tiếng Việt (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(132 trang)