Số ngày làm
đêm x 0,25
+ Nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ thì công nhân viên được hưởng khoản phụ cấp làm thêm giờ là bằng 75% lương cơ bản ngày và nếu là ngày lễ tết là 200% ngoài tiền lương ngày cơ bản được hưởng.
Phụ cấp làm thêm giờ vào
ngày nghỉ = Lương ngày cơ bản X
Số ngày làm
thêm x 0,75 Phụ cấp làm thêm giờ vào
ngày lễ, tết
= Lương ngày cơ bản X Số ngày làm thêm
x 2
- Phụ cấp trách nhiệm: khoản phụ cấp này được áp dụng với người quản lý trong cỏc phũng ban quản lý, tổ văn phòng của Công ty. Người có trách nhiệm được hưởng thêm 30% lương cơ bản. Phụ cấp trách nhiệm: khoản phụ cấp này được áp dụng với người quản lý trong các phòng ban quản lý, tổ văn phòng của Công ty. Người có trách nhiệm được hưởng thêm 30% lương cơ bản.
Phụ cấp trách
nhiệm =
Lương tháng
cơ bản x 0,3
-Phụ cấp độc hại: là khoản phụ cấp người lao động được hưởng khi làm việc phải tiếp xúc với chất độc hại và khoản phụ cấp được hưởng tuỳ thuộc vào khâu làm việc của người lao động.Phụ cấp độc hại: là khoản phụ cấp người lao động được hưởng khi làm việc phải tiếp xúc với chất độc hại và khoản phụ cấp được hưởng tuỳ thuộc vào khâu làm việc của người lao động.
-Đối với lương hưởng theo sản phẩm thỡ cỏc khoản phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp khác được tính như sau: Đối với lương hưởng theo sản phẩm thì các khoản phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp khác được tính như sau:
Phụ cấp được hưởng = Số sản phẩm làm thêm X Đơn giá lương SP x Tỷ lệ % được hưởng
Ngoài tiền lương, CNV còn có tiền thưởng. Có hai loại tiền thưởng là tiền thưởng trong lương và tiền thưởng định kỳ.
Thưởng trong lương tại Công ty thưởng theo số công làm việc trong tháng của CNV và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của Công ty.
Thưởng định kỳ là khoản tiền thưởng Công ty trích từ Quỹ khen thưởng phúc lợi thưởng cho CNV vào các dịp lễ tết như Tết nguyên đán, ngày 30/4, 01/5...
Khi tính xong lương và các khoản phụ cấp cho người lao động tại các xí nghiệp, kế toán lên bảng thanh toán tiền lương cho từng đối tượng công nhân viên và bảng tổng hợp tiền lương cho từng xí nghiệp. Bảng thanh toán tiền lương là căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động.
2.3.2.3. Luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương
Để tính toán được lương cho người lao động, trước hết Công ty phải theo dõi được số lượng lao động và thời gian lao động mà mỗi nhân viên làm được. Các chứng từ được sử dụng bao gồm:
* Hợp đồng lao động: là văn bản được ký kết giữa người lao động với công ty. Đây là loại giấy tờ quan trọng nhất, lưu trữ các thông tin về từng nhân viên trong doanh nghiệp, đồng thời trong hợp đồng lao động thoả thuận mức lương chính mà người lao động được hưởng nếu làm việc đầy đủ. Hợp đồng lao động là tài liệu được sử dụng trong công tác tính lương để đảm bảo rằng công ty thực hiện đúng các khoản lương thưởng theo như hợp đồng lao động đã ký kết.
* Bảng chấm công: Công ty dùng Bảng chấm công để theo dõi ngày công làm việc thực tế làm việc, nghỉ việc. Đây là căn cứ trả lương cho người lao động. Mỗi phòng phải lập bảng chấm công hàng tháng, sau đó chuyển lại cho phòng Hành chính tổng hợp. Hàng ngày, trưởng phòng hay ban Quản lý điều hành dự án sẽ chấm công cho các nhân viên. Bảng chấm công được lưu tại phòng Hành chính tổng hợp cựng cỏc giấy tờ có liên quan.
* Bảng chấm công làm thêm giờ: Dùng để theo dõi ngày công thực tế làm thêm ngoài giờ để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán cho
người lao động trong đơn vị. Mỗi phòng nếu trong tháng phát sinh làm thêm giờ đều phải lập bảng này sau đó chuyển lên cho phòng kế toán.
* Bảng thanh toán tiền lương: Bảng này được Công ty lập theo mấu số 02 – LĐTL, đây là căn cứ để thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài lương cho người lao động. Đồng thời, đây là căn cứ để kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động và thống kê về lao động, tiền lương. Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng dựa trên các chứng từ như: Bảng chấm công, Bảng xếp lương năng suất...
Cuối mỗi tháng, kế toán tiền lương sẽ lập bảng thanh toán tiền lương và chuyển cho kế toán trưởng soát xét, sau đó trình cho giám đốc ký duyệt, chuyển cho kế toán viết phiếu chi và thủ quỹ phát lương.
* Bảng thanh toán tiền thưởng: Được công ty lập theo mẫu số 03- LĐTL. Bảng thanh toán tiền thưởng là chứng từ xác nhận số tiền thưởng cho từng nhân viên trong công ty, là cơ sở để tính thu nhập cho mỗi nhân viên và là căn cứ ghi sổ kế toán. Bảng này do bộ phận kế toán lập theo từng bộ phận và phải có chữ ký, họ tên người lập, kế toán trưởng và giám đốc.
*Bảng thanh toán làm thêm giờ: Công ty lập bảng này theo mẫu số 06- LĐTL. Bảng này dùng để xác định khoản tiền lương, tiền công làm thêm giờ mà người lao động được hưởng sau khi làm việc ngoài giờ theo yêu cầu công việc.
* Bảng kờ cỏc khoản trích nộp theo lương: mẫu số 10-LĐTL: dùng để xác định số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà đơn vị và người lao động phải nộp trong kỳ cho cơ quan quản lý và đây cũng là cơ sở để ghi sổ kế toán. Bảng này được lập làm 2 bản và phải có chữ ký đầy đủ của kế toán trưởng và Giám đốc.
Phòng kế toán sau khi nhận được các chứng từ tiền lương từ phòng Hành chính tổng hợp sẽ chuyển sang tiến hành hạch toán ghi sổ và thanh toán lương cho người lao động. Chứng từ thanh toán tiền lương bao gồm: Phiếu tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi...
Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển chứng từ về tiền lương tại công ty
Qua sơ đồ trên ta thấy được một chứng từ tiền lương được chia làm ba giai đoạn. Trước hết mỗi phòng có trách nhiệm ghi nhận thời gian lao động thực tế mà nhân viên đã làm trong tháng, thời gian lao động này được phản ánh qua bảng chấm công. Đối với bộ phận kỹ sư công trường, trưởng bộ
Các bộ phận sản xuất