Giải pháp thu hút và nâng cao chất lượng, hiệu quả FD

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế thành tựu đạt được, những hạn chế và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam và của việt nam ra nước ngoài (Trang 39 - 43)

Từ những thực trạng trên, ở tầm vĩ mô cần rà soát lại một cách đồng bộ để đổi mới, giảm thiểu tác động xấu của thể chế, môi trường kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, giáo dục và đào tạo… nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Việc đổi mới sẽ có tác động tích cực đến nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, chặn đà suy giảm FDI. Xin nêu ý kiến của Đại sứ Singapore tại Việt Nam – ông Simon Wong: Hiện Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam nhưng các công ty của Singapore vẫn cho rằng, Việt Nam có thể tăng tính cạnh tranh của mình, tiếp tục “bay” cao nếu như cải thiện được vấn đề: Đầu tiên là lạm phát; Thứ đến là tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, giảm thiểu nạn quan liêu và cơ chế xin-cho, cải thiện chất lượng lao động, cả về kỹ năng và ngôn ngữ.

Liên quan đến Đề án “Đánh giá thực trạng FDI và định hướng đến năm 2020” được Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo, trước mắt trong năm 2013 cần lựa chọn một số giải pháp trong các nhóm liên quan đến FDI đã được đề xuất trong đề án để tổ chức thực hiện một cách triệt để. Theo đó, trước hết là xây dựng chiến lược FDI nằm trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và trong tổng thể chính sách tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất và kết nối với các chính sách/chiến lược khác. Tiếp đến là xây dựng quy hoạch gọi vốn FDI theo ngành, vùng lãnh thổ để qua đó thấy rõ được những lĩnh vực, ngành nghề, dự án, địa bàn cần và có thể liên doanh, cho phép nước ngoài thực hiện. Đối với những lĩnh vực, ngành nghề mà DN trong nước đầu tư và kinh doanh có chất lượng, chi phí so sánh được với dự án FDI thì ưu tiên cho khu vực trong nước. Kế đến là việc hoàn thiện thể chế, mà trước hết về tổ chức bộ máy, vì thực tế hiện nay công tác quán lý nhà nước đối với FDI đang phân cấp cho các địa phương thực hiện một số chức năng quản lý nhà nước và thiếu một cơ quan quản lý nhà nước có đủ thẩm quyền để điều phối hoạt động nói trên. Đây là một nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả hoạt động FDI. Các khó khăn, tồn tại trong quản lý Nhà nước từ năm 2011 được chuyển qua năm 2012, và tiếp tục được chuyển sang năm 2013 để giải quyết như vấn đề chậm triển khai của các dự án lớn, việc chuyển giá của một số DN FDI... cho thấy cần sớm xem xét lại mô hình tổ chức bộ máy quản lý FDI. Việc hoàn thiện thể chế, còn cần được tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tránh tình trạng là các bộ, ngành không nắm chắc và cập

nhật thông tin về tình hình hoạt động của khu vực FDI liên quan đến lĩnh vực, ngành phụ trách. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến đầu tư mà trước hết là khắc phục các chồng chéo, mâu thuẫn trong quy định của Luật Đầu tư và các luật khác như về cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư, về chuyển nhượng dự án đầu tư và chuyển nhượng cổ phần, về tuân thủ điều kiện đầu tư trong góp vốn, mua cổ phần giữa Luật DN, Luật Đầu tư; về đối tượng được hưởng ưu đãi đầu quy định tại Luật Đầu tư và Luật thuế thu nhập DN; về sự không thống nhất về lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư giữa Luật Đầu tư với các Luật Thuế thu nhập DN, Luật Thuế xuất nhập khẩu.

Cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết đối với công tác quản lý nhà nước về FDI, đòi hỏi được thực hiện liên tục không chỉ hiện nay mà cả các giai đoạn phát triển sau này của đất nước. Cần có chiến lược, có định hướng, có quy hoạch, có một bộ máy đủ mạnh về quản lý FDI để xác định các bước đi dài hạn nhằm đạt tới mục tiêu đặt ra, tuy vậy chúng ta đều rõ các vấn đề về chiến lược, quy hoạch, tổ chức lại bộ máy, nhất là vấn đề nhân sự cho bộ máy… là những vấn đề tổng hợp, phức tạp không thể hoàn thành trong ngắn hạn một năm. Khi thực hiện các bước đi dài hạn đó cần tổ chức thực hiện ngay các tác nghiệp nhỏ trong các bước đi ngắn hạn hàng năm.

Để tạo sự chuyển biến tích cực trong thu hút FDI, ngay từ đầu năm 2013 cần có một chương trình hành động cụ thể xử lý các tồn tại – khó khăn, trong đó từng bộ, ngành, từng địa phương được giao triển khai các công việc cụ thể, có xác định rõ thời hạn hoàn thành; Các địa phương cần tập trung vào việc rà soát thực tế tình hình các dự án được cấp phép trên địa bàn và hỗ trợ các dự án này giải ngân, xác định rõ ngay mức cần giải ngân FDI của từng địa phương bằng một con số xác định tương ứng với thực tế thu hút FDI của địa phương đó; Cần quyết liệt và mạnh tay hơn nữa trong việc xử lý vấn đề chuyển giá của một số DN có vốn FDI; Rà soát và sửa đổi các quy định còn chồng chéo giữa Luật Đầu tư và các luật chuyên ngành khác...

Theo dự báo, năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung, vì vậy cũng là năm khó khăn với FDI. Tuy nhiên, trong khó khăn vẫn còn có những tín hiệu lạc quan như lượng vốn FDI đăng ký tăng thêm của các DN FDI hiện có; Xu hướng đầu tư của các DN vừa và nhỏ của Nhật Bản vào Việt Nam tăng. Với các tín hiệu đó và với việc tổ chức thực hiện nghiêm túc đề án “Đánh giá thực trạng FDI và định hướng đến 2020” sau khi được phê duyệt, có thể lạc quan tin tưởng rằng FDI năm 2013 sẽ khắc phục được một số khó khăn tồn tại hiện nay.

KẾT LUẬN

Trong giai đoạn đầu mở cửa, ĐTNN là giải pháp hữu hiệu góp phần đưa Việt Nam ra khỏi tình thế khó khăn của tình trạng bị bao vây, cấm vận; khẳng định xu thế mở cửa và quan điểm “Việt Nam muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới”.

Trong các giai đoạn tiếp theo, ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo thêm việc làm.

Bên cạnh những đóng góp trực tiếp nêu trên, ĐTNN đã có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế, trong đó có việc khơi dậy các nguồn lực đầu tư trong nước, tạo sức ép cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần đưa Việt Nam từng bước tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Đến nay, Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như BP, Total, Toyota, Canon, Samsung, Intel, Unilever… với những sản phẩm chất lượng quốc tế, qua đó vừa góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới, vừa góp phần tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa. ĐTNN cũng đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ cho quá

trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích đổi mới thủ tục hành chính và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường.

Mặc dù ĐTNN đã đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, song việc thu hút ĐTNN thời gian qua chưa đạt được một số mục tiêu như kỳ vọng. Đó là tỷ lệ dự án sử dụng công nghệ cao còn thấp, chưa thu hút được công nghệ nguồn, tỷ lệ việc làm mới chưa cao. Tình trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tư không phù hợp với quy hoạch; chưa quan tâm đầy đủ đến vấn đề an ninh quốc gia; chưa chú ý đến hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai, khoáng sản... còn diễn ra ở nhiều địa phương.

Nhiều dự án chưa được thẩm tra, xem xét kỹ các khía cạnh công nghệ, lao động, môi trường, lao động... dẫn đến chất lượng dự án chưa cao. Những hạn chế vốn có của hoạt động đầu tư tư nhân như chuyển giá; không đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động về giờ làm việc, tiền lương, phúc lợi, dẫn đến việc đình công, bãi công; vi phạm pháp luật về môi trường chậm được khắc phục.

Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư gián tiếp không còn ổn định do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, ODA có xu hướng giảm dần do Việt Nam tham gia vào hàng ngũ nước có thu nhập trung bình, nguồn vốn trong nước còn hạn chế, thì ĐTNN càng trở thành là nguồn lực quan trọng cho mục tiêu phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2. Nguồn internet

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế thành tựu đạt được, những hạn chế và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam và của việt nam ra nước ngoài (Trang 39 - 43)