- ĐTTTNN góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới:
2. Thành tựu đạt được trong đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoà
Qua việc điểm lại kết quả hoạt động ĐTTTRNN, có thể nhận định những thành công đã đạt được là:
Thứ nhất, hành lang pháp lý quy định về hoạt động ĐTTTRNN ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Việt Nam tiến hành hoạt động ĐTTTRNN. Kể từ khi có Nghị định Chính phủ về ĐTTTRNN năm 1999 đến nay, cơ chế đã 2 lần sửa đổi và hiện nay Nghị định 78/2006/NĐ- CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định về ĐTTTRNN cũng đang được Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
Thứ hai, tính đa dạng của hoạt động ĐTTTRNN thể hiện khá rõ nét, đa dạng về thị trường, về ngành đầu tư, về quy mô, hình thức đầu tư, về các thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp tham gia đầu tư.
Thứ ba, các dự án ĐTTTRNN đã góp phần mang lại doanh thu ngoại tệ cho đất nước và nâng cao vị thế hình ảnh của VN trên trường quốc tế. Tiêu biểu là một số dự án đầu tư thành công ở nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, bưu chính viễn thông…
Thứ tư, hoạt động ĐTTTRNN đã hình thành một đội ngũ doanh nhân Việt Nam có năng lực đàm phán trong đấu thầu quốc tế (ngành dầu khí, xây dựng), trong liên doanh với nước ngoài để tổ chức thực hiện các dự án hợp tác đầu tư.
Thứ năm, Trong tổng vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư ra nước ngoài, theo Cục Đầu tư nước ngoài, có một phần đáng kể vốn được dùng để mua sắm, sử dụng hàng hóa, máy móc, thiết bị, dịch vụ từ chính VN. Điều này góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam ra nước ngoài.
Thứ sáu, hoạt động ĐTTTRNN đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội cho địa bàn nước sở tại. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động Việt Nam và hàng vạn lao động của nước tiếp nhận đầu tư
II.Hạn chế