Những hạn chế trong đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoà

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế thành tựu đạt được, những hạn chế và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam và của việt nam ra nước ngoài (Trang 36 - 39)

- ĐTTTNN góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới:

2. Những hạn chế trong đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoà

Bên cạnh những thành công nêu trên, hoạt động ĐTTTRNN cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định từ cả phía quản lý nhà nước cũng như phía các nhà đầu tư.

Về phía quản lý nhà nước: mặc dù có sự hoàn thiện dần về hành lang pháp lý đối với hoạt động ĐTTTRNN, tuy nhiên, thể chế chính sách chưa thực sự hoàn chỉnh, thường đi chậm so với thực tế, do đó chưa phát huy tác động một cách mạnh mẽ đến sự phát triển của hoạt động ĐTTTRNN.

Quản lý hoạt động ĐTTTRNN còn nhiều bất cập từ khâu quản lý tiền đầu tư đến khâu hậu kiểm. Trong khâu quản lý việc triển khai thực hiện dự án ĐTTTRNN còn chưa có sự phân định rõ

vai trò quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành, địa phương nơi nhà đầu tư đăng ký kinh doanh hoặc thường trú. Bên cạnh đó, việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án ĐTTTRNN còn chưa đầy đủ, trong khi lại chưa có các chế tài xử lý việc nhà đầu tư không thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo. Do đó, công tác quản lý các dự án ĐTTTRNN còn gặp nhiều khó khăn. Công tác xúc tiến ĐTTTRNN cũng chưa thực hiện có hiệu quả do thiếu thông tin về chính sách đầu tư của các thị trường tiềm năng. Chưa tổ chức thường xuyên việc tổng kết, đánh giá hiệu quả hoạt động ĐTTTRNN để rút bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý và đề xuất những biện pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động ĐTTTRNN.

Đại diện của Chính phủ Việt Nam ở nước ngoài như Đại sứ quán, Lãnh sự quán, tham tán thương mại và đầu tư chưa thực sự tham gia có hiệu quả trong việc hỗ trợ xúc tiến các dự án ĐTTTRNN. Một số cơ quan đại diện của Việt Nam ở nhiều nước không nắm rõ được số lượng các dự án, các khó khăn thuận lợi của nhà đầu tư, trong khi đó các nhà đầu tư cũng không chủ động gặp gỡ, báo cáo tình hình hoạt động của dự án. Có thể nói, đây là nguyên nhân căn bản làm cho các nhà đầu tư lâm vào tình cảnh lạc lõng, đơn lẻ hoặc xung đột với nhau khi giải quyết những khó khăn trong việc triển khai dự án tại nước sở tại.

Chiến lược tổng thể về ĐTTTRNN của Việt Nam vẫn chưa được xây dựng, trừ ngành dầu khí đã có những kế hoạch dài hạn về ĐTTTRNN. Do vậy, Chính phủ chưa có những biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực cho sự phát triển của hoạt động ĐTTTRNN, hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu mang tính tự phát của các nhà đầu tư.

Việc thu thập các thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài chưa được coi trọng, đặc biệt công tác xúc tiến đầu tư ra nước ngoài chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay, chưa cơ quan nào của Chính phủ Việt Nam được giao nhiệm vụ thông tin về môi trường đầu tư, cơ chế pháp lý, đặc điểm môi trường đầu tư, và cơ hội đầu tư ở các nước. Kinh nghiệm một số nước như Nhật Bản, chính phủ thành lập cơ quan chuyên trách về xúc tiến ĐTTTRNN (Jetro), hoặc Hàn Quốc với cơ quan đại diện là Kotra để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các cơ hội đầu tư ra nước ngoài. Sau khi cơ quan phi chính phủ, hiệp hội các doanh nghiệp nhận được danh mục các cơ hội đầu tư ở nước ngoài, họ tổ chức cho các doanh nghiệp đi tìm hiểu môi trường đầu tư ở nước ngoài, còn ở Việt Nam mới chỉ tập trung thực hiện xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, việc xúc tiến ĐTTTRNN còn chưa được chú trọng. Đây là một trong những nguyên nhân căn bản khiến hoạt động ĐTTTRNN còn thiếu bài bản, thiếu nhạc trưởng, doanh nghiệp tự khai thác thông tin tốn kém và không đầy đủ.

Về phía nhà đầu tư, năng lực cạnh tranh của các nhà đầu tư Việt Nam nhìn chung còn yếu. Ngoại trừ một số doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực VN… đa số các

doanh nghiệp ĐTTTRNN có tiềm năng khiêm tốn vì vốn ít, khó tiếp cận nguồn vốn, trình độ quản lý còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế, thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm, dịch vụ chưa có, do vậy gặp khó khăn trong cạnh tranh với các nhà đầu tư đến từ các nước khác trong đấu thầu, thực hiện liên doanh, liên kết với các đối tác ở nước tiếp nhận vốn đầu tư. Việc triển khai thực hiện dự án còn chậm. Bên cạnh nguyên nhân khó khăn về thủ tục hành chính tại nước sở tại thì việc triển khai dự án đầu tư chậm còn vì nguyên nhân là do chủ đầu tư thiếu vốn, tìm hiểu môi trường đầu tư chưa kỹ lưỡng, nên gặp nhiều khó khăn và chậm tiến độ trong triển khai thực hiện dự án sau cấp phép.

Số lượng các ngân hàng trong nước vươn ra nước ngoài để lập doanh nghiệp hoặc lập chi nhánh còn quá ít, hiện tại mới có Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV), ngân hàng Sacombank…thực hiện hoạt động ĐTTTRNN. Điều này cũng làm cho các nhà đầu tư của Việt Nam gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn để triển khai dự án. Hơn nữa, việc ngân hàng Việt Nam ĐTTTRNN ít cũng ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thanh toán thương mại quốc tế của Việt Nam.

Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN còn lỏng lẻo. Các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thường liên kết, hỗ trợ, chia sẻ thông tin với nhau qua việc thành lập các hiệp hội doanh nhân, như Hiệp hội doanh nhân Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan… Trong khi đó các nhà đầu tư của VN hoạt động mang tính riêng lẻ, manh mún, không những không liên kết, hỗ trợ nhau mà còn cạnh tranh không lành mạnh, chụp giựt, gây khó khăn cho nước sở tại. Chính bởi vậy, đã có giai đoạn chính phủ Lào đưa ra điều kiện đầu tư áp dụng riêng đối với nhà đầu tư Việt Nam là, muốn đầu tư vào nước họ, nhà đầu tư phải có Công thư giới thiệu của các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, nhằm mục đích tránh việc chồng chéo dự án.

Nhiều nhà đầu tư Việt Nam chưa nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực dự án, chưa thực hiện báo cáo định kỳ cho cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền về quản lý hoạt động ĐTTTRNN, thậm chí có nhiều trường hợp nhà đầu tư sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài đã không triển khai thực hiện dự án, thay đổi chức năng kinh doanh hoặc địa chỉ trụ sở, giải thể doanh nghiệp cũng không có báo cáo cho cơ quan cấp phép. Đây cũng là căn nguyên khiến cơ quan quản lý nhà nước không nắm chắc được tình hình hoạt động ĐTTTRNN để thường xuyên tổng kết đánh giá tình hình và đề xuất với Chính phủ các giải pháp tháo gỡ khó khăn để phát triển hình thức đầu tư này.

Như vậy, qua phân tích và điểm lại hoạt động ĐTTTRNN những năm qua, có thế thấy làn sóng ĐTTTRNN đã và đang gia tăng mạnh mẽ. Làn sóng này đã mở ra một mặt trận kinh tế thứ hai nhằm khai thác thị trường và lợi thế cạnh tranh của các nước khác để bổ sung, hỗ trợ sự phát triển

kinh tế trong nước và nâng cao vị thế kinh tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, ĐTTTRNN cũng bộc lộ những hạn chế nhất định cả về phía quản lý nhà nước và phía nhà đầu tư. Do vậy, rất cần có một nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để đánh giá xác thực những thuận lợi và khó khăn của hoạt động ĐTTTRNN, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp và thiết thực nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam những năm tới.

Một phần của tài liệu tiểu luận tài chính quốc tế thành tựu đạt được, những hạn chế và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam và của việt nam ra nước ngoài (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w